Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo Tây Tạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo Tây Tạng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Tulku Urgyen Rinpoche

Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên

Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua. Người ta nói rằng các vị bán thần đến từ dòng dõi hoàng gia Punjabi, người đã xuống sống giữa loài người, chạy trốn theo phương bắc về vùng Hi Mã Lạp Sơn. Cuối cùng, ngài ra khỏi những rặng núi đến vùng Yarlung, Tây Tạng. Nhân dân trong vùng đã lầm tưởng rằng ngài là một bậc phi thường đến từ cõi trời, và mang ngài trên vai và chọn ngài làm vị quốc vương đầu tiên. Tên của ngài là Nyatri Tsenpo.

Bản kinh Phật đầu tiên đến với xứ Tuyết sau 35 đời các vị vua này trong một dòng liên tục truyền từ cha sang con. Vào thời điểm đó, mọi người không biết chữ, và điều này làm cho vị vua đang trị vì rất buồn. Để xua tan sự ngu dốt của dân chúng, ngài đã cầu nguyện chí thành. Nhờ lực gia trì của chư Phật, ba bản kinh của các bậc Đại giác đã từ trên trời rơi xuống mái của cung điện ngài đang ngự. Tất nhiên, không ai có thể đọc chúng, nhưng chỉ với sự hiện diện của những bản văn thần thánh này đã chuyển hóa môi trường đến mức mà mùa màng bội thu và các thế lực ma quỷ trên đất nước bằng cách nào đó đã được làm xoa dịu. Nó như thể là màn đêm dày đặc đã được xua tan một chút bằng tia sáng le lói đầu tiên của bình minh.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Vấn Đáp Cơ Bản về Nghiệp và Tái Sinh


Alexandxer Berzin
Singapore 10 tháng Tám, 1988 
Trích đoạn đã được duyệt lại từ: 
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten. 
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.

Hỏi: Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin?

Đáp: Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .” Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được.

Chú Giải về Lời Khuyên của một Lão Ông Từng Trải


(Nyams-myong rgan-po'i 'bel-gtam yid-'byung dmar-khrid)

Geshe Ngawang Dhargyey
theo bản ghi chép của Alexander Berzin 
từ bản dịch khẩu truyền của Sharpa Rinpoche 
Dharamsala, Ấn Độ, 5 - 12 tháng Chín, 1975
[Lời chú giải được ghi bằng mực đen. Lời luận bàn của Geshe Dhargyey là phần chữ tím trong ngoặc vuông.]

[Những giáo huấn về nỗi khổ được trích từ Lời Khuyên của một Lão Ông Từng Trải, của đạo sư tôn quý Gungtang Rinpoche (Gung-thang-bzang Kon-mchog bstan-pa'i sgron-me) (1762 - 1823). Các giáo huấn này chứa đựng nhiều chuyện ngụ ngôn, bắt nguồn từ một câu chuyện thuộc thể thơ, dựa trên kinh điển. Điểm chính của những lời dạy này giúp ta phát triển tâm xả ly và lòng quyết tâm đạt được giải thoát, chung quy là nhằm tạo lập nền tảng cho Bồ Đề tâm, để đạt được giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sanh.]
Tranh minh họa: một chàng trai trẻ viếng thăm một ông lão