Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân quả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân quả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Lý Luận và Sự Thật của Nhân Quả

Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không giảng tại Phật Ðà Giáo Dục Hiệp Hội,Hương Cảng (7-17-2004) 
Hồ sơ số 19-18

Chư vị đồng tu đại đức,Ðề tài của buổi giảng hôm nay là nhằm giới thiệu bức tranh ‘Ðịa Ngục Biến Tướng Ðồ’, còn có tên là ‘Thập Vương Ðồ’, do lão sư Giang Dật Tử vẽ tại Ðài Trung, hiện nay đang được triển lãm tại Kinh Ðô, Nhật Bản. Bức tranh này chẳng dám nói là tuyệt hậu, nhưng đích thật là từ trước đến nay chưa từng có. Bức tranh gốc được triển lãm tại đây cao sáu tấc sáu (66cm) và dài sáu chục thước, thiệt là một sáng tác vĩ đại. Giang lão sư mời tôi giải thích với mọi người trong buổi triển lãm này, bài thuyết minh đã được in ra, tôi nghĩ dùng bài viết này phối hợp với bức tranh để thuyết minh, vậy thì cũng đầy đủ. Thế thì tôi cần giới thiệu cho quý vị ý nghĩa giáo dục của bức tranh này ở tại chỗ nào? Ðiểm này vô cùng quan trọng.

Những năm đầu Dân Quốc, Tổ thứ mười ba của Tịnh Ðộ Tông là Ấn Quang đại pháp sư, hầu như Ngài đã dùng toàn bộ tinh thần và sức lực trong suốt đời để hoằng dương giáo dục Nhân Quả. Năm 1977 lần đầu tiên tôi đáp lời mời của pháp sư Thánh Hoài và cư sĩ Tạ Ðạo Liên đến Hương Cảng giảng kinh Lăng Nghiêm. Năm đó chúng tôi giảng hết hai tháng tại Trung Hoa Phật Giáo Ðồ Thư Quán, Cửu Long, hai tháng này có phiên dịch sang tiếng Quảng Ðông. Sau đó là giảng tại Quang Minh Giảng Ðường của Thọ Dã lão hòa thượng ở đường Lam Ðường, Hương Cảng, cũng giảng hết hai tháng, mọi người đều nghe quen rồi nên chẳng cần phiên dịch, nhờ vậy nên chúng tôi đỡ tốn rất nhiều thời giờ. Tại Trung Hoa Phật Giáo Ðồ Thư Quán tôi xem kinh luận và những sách tốt do Hoằng Hóa Xã của Ấn Tổ phát hành, tôi khá quen thuộc với Hoằng Hóa Xã, tôi đã thỉnh không ít tài liệu tham khảo nhưng cũng không đầy đủ bằng những cuốn tàng trữ tại Ðồ Thư Quán, tôi hầu như đã xem hết vì những sách do Hoằng Hóa Xã in có thể nói là những sách tốt trong những năm gần đây. Tiêu chuẩn của sách tốt là chữ sai ít, sách in rất đẹp, có thể làm cho người đọc ưa thích, mỹ quan, những sách tốt này rất quý.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Luật Nhân Quả và Nghiệp Báo

Luật Nhân Quả và Nghiệp Báo
Phổ Nguyệt

I.   Luật Nhân Quả   (TÐPGVA)
1)      Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ:
2)      Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về “Nghiệp” của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản  trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ. Nhưng thường thường người ta không hiểu chữ phước theo nghĩa tâm linh, mà hiểu theo nghĩa giàu có, địa vị xã hội, hoặc uy quyền chánh trị. Chẳng hạn như người ta bảo rằng được làm vua là do quả của mười nhân thiện đã gieo trước, còn người chết bất đắc kỳ tử là do trả quả xấu ở kiếp nào, dầu kiếp nầy người ấy không làm gì đáng trách

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Nhân quả

Đại Lãn (Thích Đức Thắng)

Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.

Nhân quả vì thế không chỉ có riêng của Phật giáo, mà trước đó và ngay trong thời kỳ đức Phật còn tại thế, các luận sư ngoại đạo cũng đã lập thành luận thuyết chủ trương rõ ràng rồi, nhưng cũng vì kiến giải quá nhiều về nhân quả, nên mọi kiến giải trở thành đa thù sai biệt và chống đối nhau trên quan điểm nảy sinh ra bốn loại mà đức Phật gọi là tà chấp. Đức Phật, chỉ kết hợp lại những gì khế cơ khế lý mà thành lập nhân quả Phật giáo. Nhân quả Phật giáo vì thế đã trở thành hai hệ thống qua Phật giáo phát triển của các hệ phái sau này, đó là nhân quả Tiểu thừa và nhân quả Đại thừa trong việc kết hợp với định thức duyên khởi tùy thuộc vào thời gian và không gian mà hình thành cơ sở lý luận cho tất cả mọi quan hệ duyên khởi trong thế giới. 

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

BỒ-TÁT SỢ NHÂN CHÚNG SANH SỢ QUẢ

Là con người ai cũng sợ khổ cầu vui, song người mê chỉ biết sợ quả khổ cầu quả vui. Ngược lại người tỉnh chỉ sợ nhân khổ, tạo nhân vui. Hai bên có cái nhìn khác nhau, bên nào sẽ đạt được như sở nguyện? Dù ngây thơ thế mấy, người ta vẫn biết, không tạo nhân lành mà cầu quả tốt là chuyện không đâu; sợ quả khổ mà cứ tạo nhân ác là việc khó tránh. Nhân ác không gây, dù chẳng sợ quả khổ, nó vẫn không đến; nhân lành cứ tạo, dù chẳng cầu quả vui, nó vẫn bò sang. Cho nên người trí nhìn từ cái nhân mà chọn lựa, chọn nhân lành bỏ nhân ác.

Cả đời mãi gây tạo nhân lành, loại trừ nhân ác, người này bảo đảm gặt hái những kết quả đẹp đẽ an vui. Ai say sưa tạo nhân ác, chẳng bao giờ nghĩ tới nhân lành, chắc chắn sẽ thu lượm được muôn vàn đau khổ, dù họ sợ sệt khẩn cầu quả ấy đừng đến. Cho nên câu châm ngôn nhà Phật, ít Phật tử nào không thuộc, là “Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả”.

NGHĨA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, thấy tận cái manh nha cái đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn ngay cái mầm đau khổ chúng ta đừng gieo, cái mầm an vui phải tung vãi. Không gieo nhân khổ thì quả khổ làm gì có. Cứ tung vãi nhân vui thì quả vui không vời cũng đến. Đây là hành động của người giác ngộ. Chúng sanh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái quả mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui, mà nhân đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo. Một khi quả đau khổ đến thì cầu khẩn van xin, song làm sao qua khỏi, vì đã hình thành. Cầu mong mơ ước quả an vui, nhưng nhân không gây thì quả từ đâu mà đến. Đây là hình ảnh trái ngược của kẻ mê người giác. Tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào nhân là giác, ai không thể làm được việc đó. Thế nên, Bồ-tát là chuyện tất cả chúng ta có thể làm được và chúng sanh chúng ta cũng bỏ được.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Luân Hồi và Nhân Quả

Đăng bởi Tuệ Dũng 

Kinh sách trích dẫn: Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Phạm Võng, Trì Bắc Ngẫu Ðàm, Tư Quy Tập, Phật Học Phổ Thông, Kinh Kim Cang Bát Nhã, Kinh Luân Chuyển Ngũ Ðạo, Kinh Ðịa Tạng Bản Nguyện.

Ðề yếu: Con người từ đâu sanh ra? Chết rồi đi về đâu? Tại sao giữa đời lại có những kẻ giàu, nghèo, sanh, hèn, đẹp, xấu, trí, ngu sai biệt? Tại sao có người hiền lành mà thường gặp việc khổ sở không may, kẻ hung ác lại được an vui phát đạt? Ðây là mối nghi nan thắc mắc chung của đa số người. Và theo Phật giáo, tất cả sự việc này bao gồm trong vấn đề "Luân hồi nhân quả".

Luân hồi và nhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi. Và sự luân hồi khổ vui trong sáu nẻo, đều do ảnh hưởng tốt xấu của nhân quả thiện ác. Về nhân quả, có thể gồm chung trong ba nghiệp: Phước, Phi phước, Bất động; mà nơi phát sanh lại từ thân, ngữ, ý. Nhân nào quả ấy, trạng thái vô cùng! Còn luân hồi là sự xoay vần quanh sáu nẻo, tóm tắt không ngoài hai lối khổ, vui.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Quả Của Nghiệp

Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn:nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.

Nghiệp có nghĩa là hành động. Về phương cách hành động thì hành động có thể thuộc về thân, ngữ hay ý. Về mặt hậu quả thì hành động có thể có đạo đức, thất đức hoặc trung hòa. Về mặt thời gian, có hai loại hành động – hành động còn trong ý định, khi ta nghĩ đến điều sắp làm, và hành động đã xảy ra, tức là biểu hiện của tâm lực qua hành động cụ thể hay lời nói.

Thí dụ, tôi đang nói chuyện với một chủ ý và vì vậy tôi đang tạo ra hành động thuộc về lời nói, hay gọi là khẩu nghiệp. Với sự khoa tay, tôi cũng đang tạo ra những thân nghiệp. Những hành động này tốt hay xấu, phần lớn là do chủ ý của tôi. Nếu tôi nói với chủ ý tốt, với sự chân thành, tôn trọng và thương mến mọi người, thì hành động của tôi tốt và có đạo đức. Nếu tôi hành động với chủ ý từ sự kiêu mạn, oán ghét, chỉ trích và vân vân, thì thân và khẩu nghiệp của tôi thiếu đạo đức.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

GIEN DI TRUYỀN & NHÂN QUẢ

HỎI:
Theo khoa học, tướng mạo đẹp, xấu v.v… của một con người là do ảnh hưởng của gen di truyền. Trong khi đó, quan điểm của Phật giáo thì cho rằng con người hiện tại là kết quả của luật nhân quả. Xin cho biết những ảnh hưởng nhân quả lên tướng trạng và giải thích rõ hơn về quan điểm này.

ĐÁP:
Thuyết nhân quả là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo. Phạm trù nhân quả rất rộng lớn, đa dạng, tương quan mật thiết và tác động lẫn nhau trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Vì thế, để hiểu một cách sâu sắc và toàn triệt về nhân quả, nhất là quả dị thục thì ngoài việc nghiên cứu về phương diện lý thuyết cần phải thể nghiệm nhân quả bằng tuệ giác, kinh nghiệm nội tại thông qua thiền định như các bậc Thánh, bởi quả dị thục của nghiệp là một trong bốn phạm trù mà con người không thể tư duy được (Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Bốn pháp).

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Giải đáp những thắc mắc nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi

Thích Thiện Hoa


Giải đáp những thắc mắc nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi

Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ trình bày những điểm chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, mà không đi sâu vào chi tiết, và để sự trình bày được rõ ràng, có mạch lạc, chúng tôi đã tạm gác lại tất cả những thắc mắc, nghi vấn có thể hiện ra nhiều lần trong đầu óc quý vị, khi đọc các đoạn trước. Đến đây, sau khi trình bày xongxuôi những nét chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, chúng tôi xin lần lượt giái đáp những thắc mắc, hay nghi vấn trong vấn đề này:

1.- Có người nghĩ rằng: Nhân quả la một luật tự nhiên rất công bằng đứng đắn, sao có người cả đời hiền từ, mà lại gặp lắm tai nạn, khổ sở, trái lại những người hung ác sao lại vẫn an lành?

Đáp: - Chắc quý vị chưa quên trong chương nói về nghiệp, chúng tôi đã trình bày rằng xét về thời gian, nghiệp có chia ra làm ba thứ:

a) Hiện báo: Quả báo hiện tiền, như mình đánh người, bị người đánh ngay; hay ăn cơm thì no, uống nước liền đỡ khát.

b) Sanh báo: Đời nay tạo nhân, qua đời sau mới thọ quả báo, như làm một tội ác gì, ngay khi ấy không ai biết mà bắt, đến lâu sau việc ấy mới tiết lộ và người làm ác mới đền tội.

c) Hậu báo: Đời nay tạo nhân, mà các mấy đời sau mới chịu quả báo, Như ngài Ngộ Đạt quốc sư, đời trước làm quan tên là Viên Án, vì giết Triệu Thố, mà đến 10 đời sau mới chịu quả báo.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Luật nhân quả

I. ĐỊNH NGHĨA


1.- Luật: 

Có người cho rằng đã gọi là luật thì tất phải có một đấng Thiêng liêng nào, người nào, hay xã hội đặt ra. Quan niệm này có nghĩa hẹp hòi và nông cạn. Luật ở đây là luật thiên nhiên, luật tự nhiên, nó bao trùm cả vũ trụ, vạn vật, chớ không nằm trong phạm vi của loài người, hay trong một xã hội nào. Người ta có thể khám phá ra luật ấy, chứ không thể đặt ra luật ấy được. Đức Phật, mặc dù là một Đấng Giảc ngộ, cũng không đặt ra luật ấy, Ngài chỉ là người đã dùng trí huệ sáng suốt của mình, để vạch cho mọi người thấy rõ ràng cái luật nhân quả đang điều hành trong vũ trụ mà thôi.

2.- Nhân quả:

Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Nhân là cái hạt, Quả là cái trái do hạt ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự mọi vật.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

PT Diệu Thanh Đỗ Thị Bình


Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature).

Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Ðạo và Quả

Ni sư AYYA KHEMA

- BÌNH ANSON lược dịch
Tham vọng dường như là một hiện tượng tự nhiên của con người. Có người muốn giàu, có quyền thế hoặc danh vọng. Có người muốn có nhiều kiến thức, có bằng cấp. Có người chỉ muốn có một tổ ấm nhỏ và từ đó họ có thể ngắm nhìn quang cảnh giống nhau mỗi ngày. Có người muốn tìm một người tình lý tưởng, hoặc càng gần lý tưởng càng tốt.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Nhân quả và Nghiệp báo

Nói đến đạo Phật là nói đến nhân quả nghiệp báo. Đó là khía cạnh nhân sinh quan đặc biệt của đạo Phật, là một cái nhìn hết sức nhân bản về con người mà từ đó có thể thiết lập một nền đạo đức vững chắc cho đời sống con người và có khả năng phát triển nhân cách con người lên đến hoàn mãn.


Nói đến nhân quả là nói đến thời gian và không gian. Thời gian cho nhân đi đến kết quả, và không gian để nhân hội đủ các điều kiện cần để tựu thành kết quả. Không một sự vật, sự kiện nào, một hiện tượng nào, hay một kết quả nào xảy ra mà không có nguyên nhân của nó. Có quả tất phải có nguyên nhân đi trước nó và ngược lại có nhân thời sẽ đưa đến một kết quả nào đó về sau.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

LUẬT NHÂN QUẢ

Tâm Bình


Trong giáo lý của đạo Phật có rất nhiều trọng tâm để tham học và tu tập như là: Từ - bi - hỷ xả; Phật tánh; vô minh tứ đế; bát chánh đạo; ngã; ngũ uẩn; bát nhã; Bồ Đề..v..v.. nhưng chỉ có trọng tâm NGHIỆP là tinh yếu nhất, quan hệ nhất cho đời sống cá nhân nói riêng, cho đạo pháp chúng ta nói chung. NGHIỆP là nền tảng mà trên đó giáo lý căn bản của PHẬT GIÁO được xây dựng nên. Cho nên phải biết NGHIỆP đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong đạo Phật.

Lý thuyết nhân quả trong triết học phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

Mừng lễ Phật đản ở Seul

Thái Kim Lan


Lời bạt: Bài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng.

Nguyên nhân và kết quả

Wikipedia 1/11/2012


Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Theo định nghĩa của B.Ratxen: Định luật nhân quả… là bât kỳ định luật nào có thể cho chúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó về một biến cố khác (hay nhiều biến cố khác)[1].

Nhân Quả Có Thật Không?

Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học xụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn.


Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

BỒ-TÁT SỢ NHÂN CHÚNG SANH SỢ QUẢ

Là con người ai cũng sợ khổ cầu vui, song người mê chỉ biết sợ quả khổ cầu quả vui. Ngược lại người tỉnh chỉ sợ nhân khổ, tạo nhân vui. Hai bên có cái nhìn khác nhau, bên nào sẽ đạt được như sở nguyện? Dù ngây thơ thế mấy, người ta vẫn biết, không tạo nhân lành mà cầu quả tốt là chuyện không đâu; sợ quả khổ mà cứ tạo nhân ác là việc khó tránh. Nhân ác không gây, dù chẳng sợ quả khổ, nó vẫn không đến; nhân lành cứ tạo, dù chẳng cầu quả vui, nó vẫn bò sang. Cho nên người trí nhìn từ cái nhân mà chọn lựa, chọn nhân lành bỏ nhân ác.


Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Nhân quả

HT Thích Thiện Hoa 

Con người đời nay hiền từ, làm các điều phước thiện, mà vẫn gặp tai nạn, khổ sở, là do đời trước, họ tạo những nhơn không tốt. Cái nhơn hiền từ đời nay, qua đời sau họ sẽ hưởng quả vui. Cũng như có người tuy năm nay siêng năng làm ruộng, mà vẫn thiếu hụt, là vì nhân ăn chơi năm vừa rồi.