Hiển thị các bài đăng có nhãn Cái chết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cái chết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Cái Chết Là Một Thứ Bệnh “ung Thư ”

4. Cái Chết Là Một Thứ Bệnh “ung Thư ”


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

4
CÁI CHẾT LÀ MỘT THỨ BỆNH « UNG THƯ »
Ajahn Liem

Lời giới thiệu của người dịch

Bài giảng dưới đây của nhà sư Ajahn Liem Thitadhammo được ghi lại từ một buổi giảng theo cách "hỏi-đáp" giữa các người tu hành và thế tục, ổ chức ở chùa Bodhivana ở Úc Châu vào tháng 6, năm 2004. Ajahn Liem Thitadhammo sinh năm 1941 trong vùng đông bắc Thái Lan, xuất gia rất sớm và năm 20 tuổi thì được thụ phong tỳ kheo. Năm 1969 ông gia nhập hệ phái Khất Sĩ và được thụ giáo với nhà sư danh tiếng Ajahn Chah, trụ trì ngôi chùa Wat Pah Pong trên miền bắc Thái, người được xem là một trong các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX. Năm 1982 nhà sư Ajahn Chah ngã bệnh và giao việc quản lý chùa cho Ajahn Liem. Khi bệnh tình trở nên trầm trọng và không còn nói năng được nữa thì tăng đoàn liền bầu Ajahn Liem chính thức giữ chức trụ trì cho đến nay.

Cách thuyết giảng của nhà sư Ajahn Liem thật trong sáng, giản dị và thực tiễn, vượt lên trên các khái niệm mang tính cách lý thuyết, giúp cho nhiều người có thể theo dõi dễ dàng.
blank (Hình bên: Ajahn Liem Thitadhammo)

(Hỏi) : Cô bé gái đang ngồi đây bi ung thư não. Bác sĩ cho biết là cô bé sẽ được chữa khỏi, thế nhưng cái bướu ung thư hiện vẫn còn nguyên. Vậy cô bé phải làm thế nào để sống với nó?
Nhà sư Ajhan Liem bật cười và trả lời rằng : Đã là người thì tất cả đều mang bệnh "ung thư" - kể cả chúng ta đang ngồi đây ! Tất cả mọi người đều bị "ung thư", đấy là một thứ bệnh ngặt nghèo không sao chữa lành được: ấy là cái chết. Dù có chữa chạy cách mấy đi nữa thế nhưng loại "ung thư" này không sao chữa lành được. Các bạn có hiểu được điều ấy hay chăng?
Chúng ta không thể suốt đời cứ tin rằng rồi đây mình sẽ vượt thoát tất cả mọi thứ khó khăn (có nghĩa là bệnh nào cũng sẽ chữa lành được). Thân xác con người là cả một ổ bệnh tật - bản chất của nó là như thế. Không nên quá lo nghĩ... thế thôi. Hãy tận dụng những gì mình đang có một cách hữu ích. Lo lắng và buồn phiền chỉ là cách tạo ra thêm sự lo sợ và gây trở ngại cho sự vận hành suông sẻ của toàn thể thân xác.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Suy Tư Về Vô Thường Và Cái Chết

Suy Tư Về Vô Thường Và Cái Chết


  • Hoang Phong
  • Matthieu Ricard

Share on facebook

SUY TƯ VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT
Matthieu Ricard biên dịch 
(Hoang Phong chuyển ngữ)

"Cái chết không nấn ná để chờ xem những gì ta đã làm 
và những gì ta sẽ còn phải làm"
Tịch Thiên (Shantideva)


chemins-spirituels-petite-covermatthieu-ricard-01Tháng 10 năm 2010 vừa qua, nhà xuất bản Nil vừa phát hành một quyển sách rất công phu dầy hơn 400 trang của nhà sư người Pháp, Matthieu Ricard, góp nhặt những đoạn hay nhất trong kinh sách Tây tạng mà ông có dịp chuyển ngữ từ vài chục năm nay. Dưới đây là bản dịch một chương ngắn liên quan đến vô thường và cái chết. Sách mang tựa đề là "Những con đường tâm linh, tuyển tập nhỏ về những đoản văn xuất sắc nhất của kinh sách Tây tạng" (Chemin spirituels, Petite anthologie des plus beaux textes tibétains). 
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay. Chẳng có gì đáng buồn hơn khi thấy đôi bàn tay trắng vào cuối đời mình. Hãy ý thức sự quý báu của từng giây phút trong cuộc sống. Nên sử dụng những giây phút ấy một cách hữu hiệu hầu mang lại sự tốt lành cho ta và cho người khác. Trước hết phải xóa bỏ mọi ảo giác khiến ta tin rằng "còn cả một cuộc đời trước mặt". Sự sống của ta trôi đi như một giấc mơ, một lúc nào đó nó sẽ dừng lại mà ta không hề hay biết. Không nên nấn ná hãy sử dụng những giây phút còn lại một cách thiết thật nhất để khỏi hối hận khi lìa đời. Tu tập để phát huy những phẩm tính nội tâm không bao giờ là một việc quá sớm.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối

Chương 4 : Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối


Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 
Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

LÀM THẾ NÀO
ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI HẤP HỐI

             Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạng Kadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23 tháng 3, năm 2003. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép :Laurence Harlé, Michel Langlois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình

Chương 3 : Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình


Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 
Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lại buổi thuyết trình của ông ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại một ngôi chùa Tây tạng trên đất Pháp. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence HariéMichel Langlois,Cathérine BaguetMarie-Stella Boussemart.
            Trong số quý vị đến đây hôm nay tôi nhận ra một vài người đã đến nghe tôi thuyết giảng tại Genève cách đây khoảng hai hay ba năm. Các vị khác thì có lẽ mới đến nghe lần đầu. Ngoài ra tôi cũng được gặp lại vài người bạn cũ mà từ nhiều năm nay tôi chưa có dịp gặp lại. Thật vô cùng vui sướng cho tôi được tiếp xúc tối nay với từng vị một.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH

THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 

Hoang Phong biên dịch (sách mới xuất bản)

Tác giả : Dagpo Rimpoche Hoang Phong

Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 

Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.
Thế nhưng quá trình của cái chết và sự tái sinh xảy ra như thế nào ? Những gì xảy ra giữa hai quá trình ấy ? Phật giáo Đại thừa nói chung và nhất là Phật giáo Tan-tra, còn gọi là Kim cương thừa, đặc bìệt quan tâm đến hai quá trình vừa kể và giai đoạn kết nối giữa hai quá trình ấy. Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này – quá trình của cái chết, « giai đoạn trung gian » và quá trình của sự sinh – và hướng chúng vào việc tu tập...

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Hoang Phong

"Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy giác cảm này, 

Như Lai xem đấy cũng chẳng khác gì như toàn thế giới, 
sự hình thành của thế giới và cả con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới"Lời Phật dạy(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quan điểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thế nhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.

Bài viết ngắn này không mang tham vọng phân tích sâu xa một chủ đề to lớn trên đây mà chỉ cố gắng tìm hiểu quan điểm của Phật Giáo về chủ đề này, giới hạn trong ba khuynh hướng tu tập dựa vào những nền móng giáo lý gần hơn hết với Đạo Pháp là: Phật Giáo Theravada, Kim Cương Thừa và Thiền Học Zen.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Đổi vận mệnh lúc lâm chung

Chương 5: Đổi vận mệnh lúc lâm chung
Thích Nhật Từ






Đạo tràng Tâm Cát, Santa Ana, Hoa Kỳ, 31/ 07/ 05.

THẢN NHIÊN LÚC LÂM CHUNG 

Làm lại cuộc đời lúc lâm chung là tạo sự thay đổi vận mệnh trong giờ phút cuối cuộc đời. Khái niệm“lâm chung” được giới y khoa đánh giá là mấu chốt quan trọng của đời người. Khi một người bị bệnh lâm sàng, giới y khoa thường tìm cách trấn an, không cho biết đang mắc bệnh gì, nguy hiểm đến tính mạng thế nào, chết lúc nào. Thái độ của bác sĩ vẫn thản nhiên, khuyên bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường để nỗi sợ hãi không xuất hiện nơi người bệnh.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm trước cái chết

Chương 4: Kinh nghiệm trước cái chết
Thích Nhật Từ






Thiền Viện Minh Đăng Quang, Houston, Hoa Kỳ, 14/ 07/ 05.

KINH NGHIỆM KHỔ ĐAU

Sáng nay, chúng tôi có dịp trò chuyện với một Phật tử tại Houston và được kể về kinh nghiệm của người thân bị tai nạn. Tai nạn đó đã để lại cho cô ấy một thương tật khá nặng nề, không tự đi lại được, mà phải di chuyển bằng xe lăn. Cô ấy vô cùng khổ đau, vì phải ở bệnh viện suốt sáu tháng trời, trải qua nhiều cơn hôn mê. Sau khi xuất viện, cô sống cuộc đời của người tàn tật gắn liền với chiến xe lăn. Từ đây, cô mang nặng trong lòng nỗi mặc cảm. Mặc cảm vì thân thể của mình không còn bình thường, mặc cảm vì phải sống bằng trợ cấp xã hội, nhất là khi thấy những người xung quanh dòm ngó, quan sát mình. Tất cả những mặc cảm đó làm cho đời sống của cô vốn đã bất hạnh càng trở nên đau buồn hơn.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Không sợ hãi cái chết

Chương 3: Không sợ hãi cái chết
Thích Nhật Từ






Tịnh Xá Ngọc An, Sacramento, Hoa Kỳ, 25/ 06/ 2005

CON TÀU TATINIC

Cách đây vài hôm, tại San Jose, Hoa Kỳ, tôi có chia sẻ bài pháp thoại về cách đối diện cái chết. Tôi phân tích bốn nguyên nhân dẫn đến cái chết là tuổi thọ kết thúc, nghiệp chấm dứt, tuổi thọ và nghiệp kết thúc và hết do tác động điều kiện hoàn cảnh như thiên tai, tai nạn, bị sát hại, quyên sinh v.v…

Những trường hợp chết trái ngang, kinh điển Phật giáo gọi là hoạnh tử, dân gian gọi là bất đắc kỳ tử. Những cái chết đó thường mang lại nỗi khổ, niềm đau rất lớn cho người thân, gia đình và bè bạn. Trong chúng ta, ai đã chứng kiến cảnh ông bà, cha mẹ, con cái, hoặc người thân qua đời trong tình huống ấy, thường để lại nhiều nuối tiếc và có khuynh hướng không chấp nhận cái chết diễn ra như một sự thật.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Đột biến lúc gần chết

Chương 2: Đột biến lúc gần chết
Thích Nhật Từ





Đạo tràng Tiếng Chuông Tỉnh Thức, Houston, Hoa Kỳ, 16/ 07/ 05.



TRỞ VỀ CÁT BỤI

Cách đây vài hôm, tại Thiền viện Minh Đăng Quang, Houston, Hoa Kỳ, tôi đã chia sẻ một vài kinh nghiệm và góc độ liên hệ đến cận tử và trợ tử, như một dữ liệu cần thiết để tham khảo, áp dụng lúc trong gia đình có người đối diện trước cái chết. Nhờ đó, ta sẽ không lúng túng, rơi vào trạng thái sợ hãi, lo âu, mà tập trung lo cho người chuẩn bị quá cố được an toàn và được hạnh phúc trong cảnh giới tái sanh.

Trong buổi pháp thoại hôm ấy, chúng tôi đề cập một vài yếu tố tâm lý như: trạng thái sợ hãi trước cái chết, trạng thái lo âu hồi hợp, thái độ tâm lý tiếc nuối và trạng thái thiếu sáng suốt. Đó là những tâm lý làm cho hương linh người mất bị vướng mắc, khó ra đi. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục chia sẻ một vài góc độ khác.

Sáng nay, chúng tôi được gia đình cư sĩ Liên Hoa đưa đến tham quan Viện bảo tàng Khoa học Tự Nhiên. Trong viện Bảo tàng có rất nhiều hiện vật được trưng bày như các loài bướm và một số loài động vật khác. Ấn tượng nhất là hình ảnh các xác ướp Ai Cập. Các xác ướp này là của những người giàu có hay những người quyền quý thời bấy giờ. Trong lúc sinh thời họ đều mong rằng, sau khi chết, họ sẽ có được một đời sống sung túc, an nhàn, hạnh phúc vĩnh cửu dưới âm phủ.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Đối diện cái chết

Chương 1: Đối diện cái chết

Thích Nhật Từ

Đạo tràng Chúc Hảo, San Jose, Hoa Kỳ, 23/ 06/ 05.


KHI HÒA THƯỢNG RA ĐI

Cách đây một tuần, toàn thể quý Tăng, Ni và Phật tử trong nước rất đau buồn khi hay tin Hòa thượng Thích Đổng Minh viên tịch. Hơn bốn mươi năm qua, HT. Thích Đổng Minh đã đóng góp rất nhiều cho Phật giáo Việt Nam. Có thời gian Hòa thượng làm giám đốc hãng nước tương của GHPGVNTN, nhằm tạo ngân quỹ hỗ trợ cho thế hệ Tăng, Ni du học đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Cùng với HT. Đổng Minh còn có quý HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Châu, HT. Thích Huyền Vi, HT. Thích Phước Huệ, HT. Thích Thiền Định v.v…

Hơn mấy mươi năm qua, nền tảng chấn hưng Phật giáo nước nhà nhờ vào sự đóng góp công sức của Tăng, Ni và Phật tử. Một trong những người trực tiếp đóng góp tích cực nhất là HT. Thích Đổng Minh. Ngài đã hy sinh nhiều thời gian, công sức cho việc kinh doanh phát triển xưởng chế biến nước tương, nhằm tạo thêm nguồn ngân sách cho hoạt động của Giáo hội.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

CHẾT AN BÌNH TÁI SINH HẠNH PHÚC

Tác giả : Harold Talbott Tuệ Pháp