Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Nghiêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Nghiêm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

“Tịnh Hạnh” theo Kinh Hoa Nghiêm

Hòa Thượng Tuyên Hóa


Tông chỉ của Phẩm Tịnh Hạnh là lìa những lỗi lầm của ba nghiệp. Tăng trưởng hạnh từ bi và trí tuệ của Bồ tát cũng là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong Phẩm Kinh này.

“Tịnh” là thanh tịnh, thanh tịnh là đối với nhiễm ô mà nói. Nếu là nhiễm ô thì không phải là thanh tịnh mà đã thanh tịnh thì không bị nhiễm ô. Thế nào là thanh tịnh? Tức ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh. Thế nào là không ô nhiễm? Tức ba nghiệp thân miệng ý không tạo nghiệp ác, đó là không nhiễm ô. Nếu thân miệng ý của quý vị bị nhiễm ô thì quý vị là phàm phu.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tính Đồng Thời và Đồng Hiện Trong Kinh Hoa Nghiêm



Nguyễn Thế Đăng

Một trong những đặc tính của kinh Hoa Nghiêm là tính đồng thời và tính đồng hiện. Đồng thời là nói về mặt thời gian; đồng hiện là về mặt không gian. Đồng thời ở mọi khoảnh khắc thời gian dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Đồng hiện là toàn bộ pháp giới hiện diện trong bất cứ vi trần nào của vũ trụ…



Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận

Tuệ Sỹ


Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, nói bằng một thứ tiếng riêng biệt: tiếng nói thầm lặng hay tiếng nói của sự im lặng. Sức mạnh của con người không nằm trong chính nó.