Hiển thị các bài đăng có nhãn Wikipedia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Wikipedia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Diệu pháp liên hoa kinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (14/1/2014)

Diệu pháp liên hoa kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), cũng được gọi ngắn là kinh Pháp hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ởTrung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Nghiệp (Phật giáo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
10/12/2013


Nhân Quả (Nghiệp (Phật giáo) (zh. yè 業, sa. karma, pi. kamma, ja. gō), là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng Phạn. Karma được dịch ý là Nghiệp và cũng được phiên âm là Yết-ma, và đặc biệt có sự phân biệt giữa cách dùng (xem Yết-ma 羯磨). Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả tuần hoàn không dứt suốt cõi Luân hồi.

Nghiệp mang những ý sau:
Hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng, và thân;
Dấu tích, kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp; năng lực vận hành tiềm tàng - nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác;
Hành vi xấu ác, tai hại, mê muội;
Hạnh thanh tịnh (sa. anubhāva);
Nỗ lực, tinh tiến, phấn đấu (sa. vyāyama).

Khái niệm nghiệp rất quan trọng trong đạo Phật, dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đạo Phật, mỗi tác động (nghiệp) - dưới một điều kiện nhất định - sẽ tạo thành một quả (sa.phala). Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt (thiện, sa. kuśala) hay xấu (bất thiện, sa. akuśala) và là một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấu vết nơi tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong Luân hồi (sa. saṃsāra).

Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. Như thế khi người ta có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Một nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi, con người phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết cho rằng mọi sự đều được quyết định sẵn (thuyết định mệnh).

Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Phật dạy: "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nghi%E1%BB%87p_(Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o)

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Niết-bàn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
27/9/2013

Từ nguyên

Niết-bàn (zh. nièpán 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生),Viên tịch (zh. 圓寂), và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát (zh. 解脫), Vô vi (zh. 無爲), An lạc (zh. 安樂).

Tóm lược lại thì thuật ngữ Niết-bàn có thể được hiểu là: 
1.Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt 
2.Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn và 
3.Vô vi. 

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bồ Tát


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
26/9/2013

Tượng bồ tát bằng đá theo
phong cách nghệ thuật Chăm
Bồ Tát (菩薩) là lối viết tắt của Bồ-đề-tát-đóa (zh. 菩提薩埵, sa. bodhisattva), cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang Hán-Việt, dịch ý là Giác hữu tình (zh. 覺有情), hoặc Đại sĩ (zh. 大士). Trong Phật giáo Đại thừa, Bồ Tát là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết-bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ.

Yếu tố cơ bản của Bồ Tát là lòng Từ bi đi song song với Trí huệ. Chư Bồ Tát thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ-đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm thì có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng giác và Diệu giác.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tứ niệm xứ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2/9/2013

Tứ niệm xứ (zh. 四念處, sa. smṛtyupasthāna; P: satipaṭṭhāna), là bốn phép quán cơ bản về sự tỉnh giác. Phương pháp thiền quán của Phật giáo nguyên thuỷ gồm quán thân sa., pi. kāya, quán thụ (sa., pi. vedanā), quán tâm (sa., pi.citta) và các pháp (tức là những ý nghĩ, khái niệm, gom lại là tâm pháp).

Phương pháp quán chiếu này được nói rõ trong kinh Tứ niệm xứ (pi satipaṭṭhāna-sutta) và Phật từng nói rằng, pháp này có thể đưa đến Niết-bàn. Ngày nay tại phương Tây, phép quán bốn niệm xứ được phổ biến rộng, trong đó hành giả ngồi (Toạ thiền) hay áp dụng phép quán này trong các hoạt động hàng ngày.
Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào (pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
Quán Thụ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở).
Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Ngũ chướng có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

Trong Đại thừa, các phép niệm xứ được hiểu là quán thân, thụ, tâm, pháp; bốn thứ đều là dạng của tính Không.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_ni%E1%BB%87m_x%E1%BB%A9.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Tứ vô lượng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 

15/8/2013

Tứ vô lượng (zh. 四無量, sa. catvāryapramāṇāni, pi. catasso appamaññāyo), là "bốn trạng thái tâm thức vô lượng", còn được gọi là Tứ phạm trú (zh. 四梵住, sa. caturbrahmavihāra), "bốn cách an trú trong cõi Phạm" hay gọi là Tứ vô lượng tâm và gọi tắt là Từ bi hỷ xả. Là thuật ngữ chỉ một phép thiền định, trong đó hành giả tạo điều kiện cho bốn tâm thức cao thượng phát sinh. Bốn tâm vô lượng là:
Từ vô lượng (sa. maitry-apramāṇa, pi. metta-appamaññā)
Bi vô lượng (sa. karuṇāpramāṇa, pi. karuṇā-appamaññā)
Hỉ vô lượng (sa. muditāpramāṇa, pi. muditā-appamaññā)
Xả vô lượng (sa. upekṣāpramāṇa, pi. upekkhā-appamaññā).

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Ăn chay - Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Ăn chay, trai, ăn lạt hay chủ nghĩa ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.[2][3]

Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay.[4]

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Nguyên nhân và kết quả

Wikipedia 1/11/2012


Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Theo định nghĩa của B.Ratxen: Định luật nhân quả… là bât kỳ định luật nào có thể cho chúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó về một biến cố khác (hay nhiều biến cố khác)[1].

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Tiểu sử Khổng Tử


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
(Luận Ngữ)

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

52.2 Kỳ quan Borobudur, Indonesia





Description: Description: Description: cid:image009.jpg@01CD62BF.1EFEE7F0

Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.

 Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-map.jpg

Bảo tháp hiện nay tọa lạc ở quận Borobudur, miền Nam Magelang, Trung tâm Java, Indonesia. Quần thể kiến trúc độc đáo này được xây dựng trên một ngọn đồi  27 mét (rộng 2 cây số rưỡi), với chiều cao của tháp 32 mét, gồm có 9 tầng, 1.600.000 phiến đá chạm trổ, 504 tượng Phật, 72 tháp hình quả chuông và 1500 tháp hình tứ giác. Bảo tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 và 8 Tây lịch. Theo các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành. 

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-sodo.jpg

Ý nghĩa và tên gọi của Bảo Tháp Borobudur
Ở Ấn Độ gọi Tháp là Stùpa hay Thùpa;Trung Hoa gọi là Phù Đồ hay Phật Đồ;  Tích Lan gọi là Dagola, Miến Điện gọi là Pagoda, Tây Tạng gọi là Chorten hay Tumulus, tiếng Anh gọi là Tower... nghĩa là chỗ cao ráo trang nghiêm, nơi hội tụ công đức, ngôi lăng mộ lớn,  nơi để tôn thờ xá lợi của Phật và các vị A La Hán. Bảo Tháp đầu tiên được xây dựng tại Ấn Độ ngay sau Phật nhập diệt tại thành Câu Thi Na và Ma Kiệt Đà và về sau nó trở thành một biểu tượng quan trọng của Phật giáo.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-phat-2.jpg

Danh hiệu Borobudur (Bà La Phù Đồ) phát xuất từ nguyên ngữ Sanskrit, có nghĩa là  "Ngôi chùa ở trên đồi" (Buddhist Monastery on the hill), và nhiều nghĩa khác nhau là : "Borobudur là Borobudur", nghĩa là Borobudur chỉ là một cái độc nhất vô nhị theo kiểu cách của chính nó, không giải thích, không bàn cãi được. Theo họa sĩ Nieuwenkamp thì cho rằng "Borobudur như là một đóa sen lớn rực rỡ nổi lên giữa hồ"  (a big lotus flower bud ready to bloom was floating on a lake). Ý kiến này được nhà khảo cổ N. Rangkuti (1987) đồng ý rằng hình ảnh của Borobudur trông nổi bật so với tất cả những phong cảnh bao quanh nó. Rồi từ những nghiên cứ về địa lý, các chuyên gia chứng minh rằng Borobudur vào thời điểm ấy được thiết kế ở giữa một cái hồ rất lớn, tất cả những làng mạc xung quanh Borobudur đều ở độ cao 235m so với mặt biển. Mực nước này hiện nay vẫn giống nhau so với mực nước của một cái hồ cạnh Borobudur.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-mattien.jpg

Rồi dựa trên bản khắc năm 842 TL, nhà khảo cổ Casparis cho rằng "Borobudur là một nơi để cầu nguyện" (a place for praying). Borobudur là "Vô lượng Phật" (Countless Buddhas), là "Núi công đức của các Bồ tát" (A mountain of the virtues of the Bodhisattava). Đối với người Indonesia thì định nghĩa đơn giản hơn, Borobudur có nghĩa là " ngôi chùa ở Bobur " ( Monastery at Budur), vì Budur là địa danh của Java (Indonesia cũ) và Boro được biến thể từ chữ Bara và Byhara, phát xuất từ chữ "Vihara" (chùa), một từ của Sanskrit.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-phat.jpg

        Kiến trúc của Borobudur
Borobudur quay mặt về hướng đông, có 4 cửa và 9 tầng; tầng thứ nhất  được thiết tạo những tháp hình tứ giác với những hình tượng Phật và Bồ tát được chạm trổ lên đó, đặc biệt là ghi lại toàn bộ lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mưu Ni, vị khai sáng đạo Phật, với những quan cảnh từ đản sinh, xuất gia, thành đạo, giáo hóa và Niết bàn. Tầng thứ hai, chạm trổ những chuyện tiền thân của Phật Thích Ca được mô tả trong Jataka. Tầng thứ ba, bốn và năm là trình bày hình ảnh của các vị Bồ tát như Quan Âm, Địa Tạng, đặc biệt là chuyện Sudha gặp Bồ tát Di Lặc (Maitreya) được diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm. Và bốn tầng tháp còn lại phía trên là phần tháp hình quả chuông. Trong mỗi tháp đều có tôn trí hình tượng Phật. Toàn bộ 1.600.000 phiến đá lớn nhỏ của Borobudur được điêu khắc và chạm trổ một cách tinh tế, sắc sảo và đẹp đẽ đã tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng cho Borobudur.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-toancanh1.jpg

Về mặt tổng thể, Borobudur được nhìn từ trên cao xuống trông giống như một đồ hình Mandala, biểu trưng cho cấu trúc của vũ trụ theo quan điểm của PG, trời tròn đất vuông (xin xem hình của Borobudur).

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-toancanh.jpg

Thời gian xây dựng Tháp Borobudur
Borobudur được xây dựng từ năm 750 đến 850 TL trong khoảng thời gian của hai triều đại Sailendra và Sanjaya.
Triều vua Sailendra trị vì một phần lớn ở Sumatra và tầm ảnh hưởng của hoàng gia này kéo dài đến miền Đông Ấn Độ. Các vị vua của triều đại này đều là tín đồ thuần thành của PG Đại Thừa, một tông phái PG xuất phát từ bắc Ấn Độ, kinh điển viết bằng ngôn ngữ Sanskrit. Triều đại này đã phát tâm kiến tạo công trình vĩ đại này vào năm 750 TL như để dánh dấu sự vững mạnh của PG tại Indonesia vào thời bấy giờ.

Thời gian khám phá và trùng tu tháp Borobudur
Bảo tháp Borobudur được khám phá vào năm 1814 do công của Toàn quyền Anh quốc tại Indonesia, ông Thomas Stanford Raffles, trong một tình trạng bị đổ nát và chôn vùi dưới một vùng cây cối um tùm. Người ta tin rằng bảo tháp đã bị mất tích sau cơn núi lửa xảy ra tại vùng này vào thế kỷ thứ 14. Sau đó, toàn quyền Raffles đã cho dân làng khai quật và mọi ngưòi đều sửng sốt trước “một ngôi vườn tháp” của Java vĩ đại như thế mà bấy lâu họ không hề biết.

Đến năm 1900, chính quyền Hòa Lan tiếp thu Indonesia và họ đã thành lập một Ủy ban bảo trì Borobudur, một dự án trùng tu lại Borobudur được thực hiện ngay lập tức vào năm 1907 đến 1911 bởi tiến sĩ Th. Van Erg, một kỹ sư quân sự Hòa Lan, công trình trùng tu này đã bị ngưng lại vì những biến động của thế chiến thứ nhất (1913-1917). Trong hai thập niên 1950 và 1960, chính quyền Indonesia có nhiều chương trình trùng tu nho nhỏ. Đến năm 1967, giáo sư Soekmono, chủ tịch Viện Khảo cổ Indonesia, kêu gọi tổ chức Unessco cứu vãn Borobudur và tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc này đã ghi nhận Borobudur là một di tích lịch sử quan trọng của thế giới và đã tài trợ để trùng tu lại thánh tích này từ năm 1973 đến 1983.
Công việc đại trùng tu này kéo dài ròng rả 10 năm, với 700 công nhân làm việc toàn thời, sáu ngày mỗi tuần, để khai quật, cạo rửa, tô đắp và sắp xếp lại phiến đá bị đánh cắp... đặc biệt hãng máy tính IBM đã tài trợ cho ban trùng tu một máy điện toán để giúp tính toán đo đạt và thay thế những phiến đá chạm trổ bị đánh cắp vào những chỗ trống sao cho cân xứng.

Cuối cùng công việc trùng tu đã hoàn mãn với tổng chi phí là 25 triệu đô la, tăng gấp ba lần so với dự tính ban đầu. Trong ngày khánh tạ Borobudur, 23 tháng 2 năm 1983, Tổng thống Indonesia, ông Suharto đã phát biểu rằng : "chính quyền Indonesia luôn quan tâm đến những di sản của lịch sử và có những kế hoạch để bảo trì. Từ nay Borobudur đã có thể chịu đựng với thời gian một ngàn năm nữa...."

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.quangduc.com/Thanhtich/borobudur-mandala.jpg

Lời  kết
Nhiều nhà khảo cổ học và sử học tin rằng ngôi bảo tháp vĩ đại này được xây dựng bởi vua Sailendras như để biểu dương sức mạnh chính trị của mình. Cũng có ý kiến cho rằng Borobudur chỉ là sản phẩm của những vị vua Phật Giáo chuyên chế, tự nhận mình là những vị Bồ tát để thực hiện công trình vĩ đại này để vinh danh PG và cũng để tôn vinh chính mình.
Cho dù mục đích của người tạo dựng ra nó là gì, Borobudur vẫn là Borobudur như thuở nào mà người Phật tử Indonesia thường gọi như vậy để nói lên niềm tự hào của mình.

Borobudur được xem là hòn ngọc của vùng Nam bán cầu, rõ ràng Borobudur đã trở nên nổi tiếng từ khi tổ chức Unessco biết đến, hằng năm có nhiều chục ngàn người đổ xô về chiêm bái thánh tích này. Bốn khách sạn lớn được dựng lên ở một thành phố gần Borobudur để cung ứng cho nhu cầu du lịch nơi vùng này.

Ngày nay Borobudur nằm giữa một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi thấp, và đặc biệt là nằm ở giữa hai con sông lớn của Indonesia là Progo và Elo. Borobudur cách 90 km về hướng Đông Nam của tỉnh Semarang và khoảng 42 km hướng Tây Bắc của thành phố Yogyakarta. Du khách có thể chọn xe Taxi hoặc xe buýt để viếng thăm Thánh tích nổi tiếng này.
http://www.quangduc.com/Thanhtich/19borobudur.html



Borobudur, Indonesia
        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Borobudur - Di sản thế giới UNESCO
Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia. Tên Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi".
Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật (thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9). Ngôi đền tháp nằm trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, làm nổi bật lên ngôi đền.
Đền tháp Borobudur, xây dựng trên lưng chừng quả đồi, cách chân đồi 15,5 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Toàn bộ ngôi đền cao 42 m. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Nhưng nếu đi hết các bậc thang, các hành lang của 12 tầng để lên đến đỉnh tháp thì phải đến 5 km.
Tầng thứ nhất (từ chân đồi lên) hình vuông, mỗi cạnh hướng về một phương rõ rệt. Giữa mỗi cạnh có một khoảng trống rộng 7,38 m, có hai con sư tử bằng đá chầu hai bên, hình thù khá đồ sộ, chiều cao sư tử đến 1,7 m kể cả bệ, chiều dài 1,26 m, chiều rộng 0,8 m, miệng chúng khá rộng, lông bờm ở lưng, cổ, ngực dựng lên trông rất dữ tợn, đuôi uốn cong ngược về phía sau. Song, tám con sư tử ở bốn cạnh có con đã được đẽo gọt, chạm trổ hoàn chỉnh, có con còn đang dở dang.
Tầng thứ hai cách tầng thứ nhất 1,52 m, không xây theo dạng hình vuông như ở tầng thứ nhất, mà là hình đa giác 20 cạnh, gần như bao quanh lấy sườn đồi. Tuy nhiên, vẫn có bốn cạnh lớn hướng về bốn phương trời, giữa có bốn tầng cấp. Hai bên tầng cấp có hai lan can uốn cong rất duyên dáng. Cuối lan can là một đầu voi rất to, trong miệng ngoạm một con sư tử; còn đầu lan can kia, là một đàn sư tử, mõm mở rộng, lưng tựa vào tường.
Từ tầng thứ ba trở lên, lại có hình dạng vuông, riêng tầng ba trên cùng có dạng hình tròn. Trên mỗi tầng có xây dựng nhiều đền đài miếu mạo, cái lớn nhất ở giữa, hai bên là những cái bé hơn. Trên cùng của đền tháp là mái tròn hình chuông.
Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, về thiên đàng, về địa ngục...
Riêng ba tầng trên cùng phẳng phiu, trơn nhẵn có trổ 72 tháp chuông hình mắt cáo. Bên trong có đặt 72 tượng Phật ngồi (tầng một 2,32, tầng hai 2,24 và tầng ba 2,16).
Ngôi đền tháp Borobudur, sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, đã bị bỏ và lãng quên trong suốt 10 thế kỉ. Vào năm 1814, một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến, mới tiến hành nghiên cứu và tu bổ lại ngôi đền. Những ngôi đền đã bị đổ nát, hư hỏng quá nhiều. Năm 1970, chính phủ Indonesia phải kêu gọiUNESCO giúp đỡ. Một bản phục chế Borobudur của UNESCO, bao gồm 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ.
Ngày nay, Borobudur đã được phục hồi, tuy không được hoàn toàn như trước, nhưng đã thể hiện được dáng dấp và làm khách tham quan vô cùng ngưỡng mộ, xứng đáng là một trong những kì quan nổi tiếng của châu Á.



Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2012/07/05/2dd55b2029c043409793ecf60fc7964a.gif


Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2012/07/05/5e2051f038da475ea90474d39996090e.gif

Description: Description: Description: cid:image040.jpg@01CD62BF.1EFEE7F0

Description: Description: Description: cid:image042.jpg@01CD62BF.1EFEE7F0

Description: Description: Description: cid:image044.jpg@01CD62BF.1EFEE7F0




Lão Tử



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lão Tử, được miêu tả như là một vị thần Đạo giáo.
Tên:      Lão Tử (老子)
Sinh:     604 TCN, Nhà Chu
Mất:      Nhà Chu
Trường phái:   Sáng lập Đạo giáo
Tư tưởng đáng lưu ý: Vô vi

49.2 Ăn chay



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

              
Một chế độ ăn chay có nguồn gốc từ thực vật, có hoặc không có trứng hoặc sữa.
Nguồn gốc             
Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại; thế kỷ thứ 6 TCN hoặc sớm hơn.
Ăn chay, trai, ăn lạt hay chủ nghĩa ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.
Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay.

Từ nguyên
Trong luật tạng của Phật giáo quy định các tăng lữ phải ăn không quá giờ ngọ, tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha (Bố-tát), về sau được các nhà Phật học Đại thừa dịch là ăn không có thịt cá. Qua Trung Quốc được dịch là trai (zh:) và Việt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó.


Lịch sử

Quán ăn nhanh bán toàn món chay gần Kullu, Ấn Độ.
Các bằng chứng xưa nhất về việc ăn chay là ở Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 TCN. Đối với khu vực châu Á, chế độ ăn chay có liên quan chặt chẽ với ý tưởng về việc không giết mổ động vật (ở Ấn Độ gọi là ahimsa) và được phát triển bởi các nhóm tôn giáo và triết học,[7] còn đối với người Hy Lạp, người Ai Cập và những vùng khác thì việc ăn chay là nhằm mục đích thanh lọc y tế hoặc hình thức nghi lễ.

Ở thời kỳ hậu cổ đại với Kitô giáo của đế quốc La Mã, ăn chay thực tế đã biến mất khỏi châu Âu cũng như các châu lục khác, ngoại trừ Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, thời các tông đồ, có lo ngại rằng ăn thịt có thể dẫn đến một sự không trong sạch khi tiến hành các nghi lễ. Sứ đồ Phao-lô mạnh mẽ chống lại quan điểm này (Thư gửi tín hữu Rôma 14,2 đến 21; Thư gửi tín hữu Korinther 8,8–9).
Trong các nhà thờ thời Trung cổ, nhiều tu sĩ và ẩn sĩ trong các bối cảnh tu khổ hạnh từ bỏ việc tiêu thụ thịt. Trong số đó có Thánh Jerome († 420). Các tu sĩ dòng Biển Đức cho phép tu sĩ dòng của họ ăn thịt của động vật bốn chân chỉ trong trường hợp bị bệnh, tuy nhiên họ được phép tiêu thụ cá và gia cầm.

Nhiều quy định khác của các dòng tu khác có điều khoản tương tự như lệnh cấm thịt và rộng dần ra, cấm thêm một số loài chim, gia cầm, nhưng không cấm dùng "cá" (tiếng Anh:fish). (định nghĩa vào thời trung cổ của từ "cá" (fish) là bao gồm cả các động vật như hải cẩu, cá heo, cá heo chuột (porpoise), ngỗng đeo kính (barnacle geese), chim hải âu rụt cổ (puffin), và hải ly.) Các tu sĩ và nữ tu các dòng tu khổ hạnh tự nguyện sống thiếu thốn, khiêm tốn và hủy diệt những ham muốn, họ quan niệm ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa. Tuy nhiên không có bằng chứng rằng trong thời Trung cổ thi những việc ăn chay, ăn kiêng này được áp dụng cho tất cả các tín đồ Ki-tô giáo. Thánh Phanxicô thành Assisi đôi khi bị cho là người ăn chay vì ông thường bao gồm cả các loài động vật trong thế giới tôn giáo của mình, nhưng ông đã không thực sự ăn chay và cũng không thuyết giảng về điều này.

Chỉ trong những năm đầu thời kỳ cận đại, một vài nhân vật nổi tiếng Kitô giáo mới xác định việc ăn chay trên cơ sở đạo đức, trong số đó có Leonardo da Vinci (1452–1519) và Pierre Gassendi (1592–1655).[18] Nhà thần học hàng đầu cổ xúy việc ăn chay trong Thế kỷ 17 là Thomas Tryon (1634-1703), người An. Mặt khác, đại diện cho các triết gia Kitô giáo có ảnh hưởng như René Descartes và Immanuel Kant cho rằng có thể không có nghĩa vụ đạo đức để phải kiêng thịt.

Ăn chay lại nổi lên trong thời kỳ Phục hưng[22] và ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong thế kỷ 19 và 20. Ở Châu Âu, thuật ngữ vegeterian lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1839[23] và sự xuất hiện của Society Vegeteran (tiếng Việt: hiệp hội ăn chay) ở Anh vào năm 1847[24], tiếp sau đó là ở Đức, Hà Lan và các nước khác. Trước đó, chủ yếu người ta dùng các từ để chỉ chế độ ăn thực vật (vegetable regimen, vegetable system of diet), hiếm hơn là dùng từ chế độ ăn uống Pythagore.
Ở Việt Nam, do sự du nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào rất sớm cho nên ăn chay đã có từ thời trước Công nguyên và thịnh hành từ đời nhà Lý, nhà Trần vì Phật giáo phát triển vào những thời này.


Hình thức

Món "Phật Quang" một món ăn truyền thống của Phật giáo Trung Hoa.
Tất cả các hình thức của chế độ ăn chay đều dựa trên thức ăn thực vật, nấm và các sản phẩm từ vi khuẩn. Có một số loại ăn chay trong đó có loại trừ hoặc bao gồm các loại thực phẩm khác nhau:
Ăn chay theo Phật giáo: là không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi Hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân.
Ăn chay có trứng (ovo; tiếng Latin nghĩa là trứng): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.

Ăn chay có sữa (lacto; tiếng Latin: lactis nghĩa là sữa): có thể ăn các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn trứng.
Ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.
Ăn chay hoàn toàn không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay) (vegan): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, và trứng, và cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật.
Ăn chay sống hay là ăn chay tươi (Raw foodism): chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.

Ăn chay theo Kì na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong, và các loại củ hay rễ cây.
Ăn chay theo kiểu chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống, và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng.
Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa (chế độ ăn gạo lức muối mè).

Vấn đề đạo đức và chế độ ăn

Nhiều lý do khác nhau về đạo đức đã được đề xuất cho việc lựa chọn ăn chay, thường được xác định trên quyền lợi của những động vật không phải là con người.
Trong nhiều xã hội đã phát sinh các cuộc tranh cãi và tranh luận về những vấn đề đạo đức của việc ăn thịt động vật. Một số người không ăn chay nhưng vẫn từ chối ăn thịt một số động vật nhất định chẳng hạn như mèo, chó, ngựa, hoặc thỏ do những điều cấm kỵ trong văn hóa. Một số người khác ủng hộ việc ăn thịt vì những lý do về khoa học, dinh dưỡng và văn hóa, kể cả tôn giáo.

Một số người kiêng ăn thịt của động vật được nuôi theo phương thức nhất định nào đó, chẳng hạn như nuôi trong các xí nghiệp chăn nuôi (factory farm), hoặc tránh vài loại thịt nhất định, như thịt bê hoặc gan ngỗng. Một số người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay không phải vì những mối quan tâm về vấn đề đạo đức liên quan đến việc chăn nuôi hay tiêu thụ động vật nói chung, mà là vì lo ngại về việc thực hiện những phương pháp xử lý đặc biệt có liên quan đến chăn nuôi và giết mổ động vật, như xí nghiệp chăn nuôi (áp dụng chế độ chăn nuôi công nghiệp) và ngành công nghiệp giết mổ động vật

Những phản đối về mặt đạo đức thường được chia thành 2 dạng: chống lại hành động giết mổ nói chung, và chống lại một số hình thức chăn nuôi nhất định xung quanh việc sản xuất thịt.


Những vấn đề đạo đức của việc giết mổ để lấy thực phẩm

Giáo sư Peter Singer
Peter Singer là giáo sư của đại học Princeton và là người sáng lập của phong trào phóng thích động vật, ông tin rằng nếu tồn tại nhiều phương thức khác nhau để duy trì sự sống, thì người ta phải lựa chọn các cách thức mà không gây ra những thiệt hại không cần thiết cho các động vật. Hầu hết những người ăn chay vì lý do đạo đức cho rằng giết chết con vật để ăn cũng giống như giết người mà ăn vậy. Singer, trong cuốn sách Sự giải phóng động vật (Animal Liberation) đã nêu lên những đặc điểm về tri giác của những sinh vật không phải người, suy xét chúng dưới góc nhìn đạo đức vị lợi, điều này đã được những nhà vận động cho quyền lợi động vật và những người ăn chay dùng làm tham khảo rộng rãi. Những người ăn chay vì đạo đức cũng tin rằng việc giết một con vật cũng như giết một con người, việc giết hại này chỉ có thể được biện minh nếu trong những hoàn cảnh vô cùng khắt khe, vì vậy việc giết một vật thể sống vì mùi vị thơm ngon, sự tiện lợi hay giá trị dinh dưỡng của nó đều không phải là nguyên nhân chính đáng. Một quan điểm phổ biến khác cho rằng con người có thể ý thức được về hành vi của mình theo một cách khác với động vật, vì vậy con người không thể hành xử như con vật được.
Những người đối lập với trường phái ăn chay vì đạo đức lập luận rằng động vật không ngang hàng với con người, vì thế so sánh việc ăn thịt động vật với giết người là một hành động khập khiễng. Lý luận này không bào chữa cho hành vi tàn ác, nhưng nó cho rằng động vật không ngang hàng với loài người, và không sở hữu những quyền cơ bản giống như con người.

Ăn chay trong các tôn giáo
Ăn chay có truyền thống lâu đời tại Ấn Độ. Kì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo xem ăn chay như là một hành vi đạo đức. Đối với các tôn giáo này thì ăn chay chủ yếu dựa trên các luật về không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật. Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện tam tịnh nhục , Phật giáo đại thừa khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi.  Những tôn giáo khác ủng hộ một chế độ ăn chay bao gồm Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, phong trào Rastafari, phong trào Ananda Marga và ý thức Krishna (Krishnas Hare). Tích-khắc giáo không đánh đồng tâm linh với chế độ ăn uống và không chỉ định một chế độ ăn chay hoặc thịt.

Phật giáo
Tuy Phật giáo nguyên thủy không kiêng thịt nhưng Phật giáo cấm sát sinh và tránh mọi khổ đau cho chúng sinh, cho nên trên căn bản Phật giáo khuyến khích việc ăn chay nhưng cũng không cấm ăn mặn.[44] Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa bộ) thường không ăn chay.[45] Tuy nhiên, những người xuất gia (tì kheo) nếu nghe tiếng con vật bị giết, thấy con vật bị giết hoặc nghi con vật đó bị giết để thết đãi mình thì không được ăn, nếu ăn thì sẽ phạm vào giới luật.[46][47] Ngoài ra đức Phật cũng cấm không được ăn 10 loại thịt: thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu.[48][49]

Trong một số kinh sách tiếng Phạn (kinh Lăng Già và kinh Ðại Bát Niết Bàn)[50] của Phật giáo Đại thừa thì đức Phật dạy các đệ tử của mình không được ăn thịt cá.[51][52][53][54] Tuy nhiên, mỗi tông phái của Phật giáo Đại thừa lựa chọn những kinh điển khác nhau để làm theo, cho nên một số tông phái, bao gồm cả phần lớn các tông phái của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản đều ăn thịt, trong khi nhiều tông phái[55] khác của Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc thực hành ăn chay.[50]

Kitô giáo
Minh họa cho sự tồn tại của thế giới. Thiên Chúa ngự trị trên cùng, phía dưới có các cấp bậc khác nhau, trong đó có con người, và cả các loài thực vật, các loài động vật không phải người.

Những tín đồ Kitô giáo mà ủng hộ việc ăn chay thì cho rằng ăn chay là ý của Thiên Chúa, họ dựa trên những tranh luận về nội dung trong Kinh thánh, như trong Sách tiên tri I-sai-a 11:6-9 cho thấy một cuộc sống hòa bình giữa người và loài vật,[56] hay trong Sáng thế ký 1:29, Thiên Chúa nói với Adam, Eva và loài người rằng cây cỏ, trái và hạt như là lương thực dành cho con người và mọi sinh vật có sinh khí. Tuy nhiên, trong Sáng thế ký 9:2-3, trước khi làm Đại hồng thủy thì Chúa Trời có dặn ông Nô-ê rằng mọi loài vật di chuyển được và có sinh khí lẫn cây cỏ đều là lương thực. Thánh Jerome kết luận rằng chế độ ăn thịt chỉ xuất hiện từ khi có đại hồng thủy, và do đó nó được coi thấp kém hơn ăn chay.[57] Từ Nô-ê trở về sau thì trong kinh Cựu Ước không còn đề cập đến bất cứ điều luật nào chống lại việc ăn thịt cả.[58]

Trong Tân Ước không cấm các loại thực phẩm nhất định nào ngoài việc cấm ăn máu (Sách Công vụ Tông đồ, 15:28-29). Trong Phúc âm Matthew 15:11, Đức Jesus nói: "Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế" (tương tự như trong Phúc âm Mark, 7:15). Điều này thường được giải thích trong Kitô giáo như là từ bỏ tất cả các luật định về chế độ ăn uống.[59]. Tuy nhiên, đối với người ăn chay thuộc Kitô giáo hiện đại, trong số đó là Ellen G. White, đồng sáng lập của Cơ Đốc Phục Lâm, lý do ăn chay là thuộc về thiên đường cho nên giáo lý của Cơ Đốc Phục Lâm khuyến khích việc ăn chay. [60]

Thời cận đại, theo quy định của Công giáo Rôma đề cao tinh thần của việc ăn chay thì ngày Thứ tư Lễ Tro, ngày Thứ sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong tuần buộc các tín đồ từ 14 đến 60 tuổi phải giữ chay và kiêng thịt. Nhưng ngày nay, luật này được nới lỏng và chỉ buộc giữ chay - kiêng thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh. Đôi khi, ăn ít hơn hoặc ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay, ăn kiêng.

Ấn Độ giáo
Các tín đồ trong Ấn Độ giáo ban đầu vẫn ăn thịt (bao gồm cả thịt bò) với những điều kiện nhất định. Trong bộ luật Manu (Manusmṛti) cho phép ăn thịt, cá và xác định các điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, dần dần những luật lệ được đặt ra và nghiêm khắc áp dụng hình thức ăn chay có sử dụng sữa. Trong thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa thì phần lớn những người thuộc giai cấp thượng lưu mới giữ giới luật này, còn những người nghèo và thuộc giai cấp hạ đẳng thì họ ăn tất cả những gì mà họ có được.[61]


Một món ăn chay ở Ấn Độ bởi vì đa số dân Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và khuyến khích chế độ ăn chay.
Hầu hết các tông phái chính của Ấn Độ giáo như Yoga và Vaishnavas (các tín đồ thờ thần Vishnu)[62] giữ kiên định trong vấn đề ăn chay. Có 3 nguyên nhân chính cho việc này, đó là: nguyên tắc đạo đức không hành hạ xúc vật (ahimsa);[63] mục đích chỉ dâng cúng cho một vị thần những thức ăn "tinh khiết" (món chay) và sau đó nhận lại nó dưới dạng món prasad (một loại thực phẩm giống như kẹo);[64] và niềm tin xác tín rằng những thức ăn mặn có thể ảnh hưởng đến đến tâm thức và việc khai sáng tâm linh. Các tín đồ Ấn Độ giáo thường kiêng trứng nhưng họ vẫn dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, do đó họ là những người ăn chay theo chế độ có dùng sữa (lacto).

Tuy nhiên, thói quen ăn uống của các cộng đồng theo Ấn Độ giáo vẫn có sự khác nhau. Trong quá khứ cũng như hiện tại, vẫn có một số nhóm tín đồ ăn thịt, với điều kiện thịt đó phải được giết mổ theo cách thức Jhatka,[65] tức là động vật bị giết bởi một nhát dao hoặc rìu duy nhất chặt đứt đầu, khác với những thịt giết mổ thông thường theo phương thức thọc tiết và chết từ từ.

Ở Ấn Độ có 43% trong tổng số tín đồ Ấn Độ giáo ăn chay và 28% trong tổng số những người ngoại đạo cũng ăn chay.[66]

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEixQaNqNYq5IeJNmIXTim4k1tdn-gsq0qO116TJ8jGHtnXPektzVNKJ2jHE76HTxoBPC23x7udmKdrLhWZ0Y9C9dzWrssRNaRgMro4T-0GZrkASNQ88j7hx7dsNK3fR8kpAmPBB9PvR4Yc/s320/Vegetarian_Curry.jpg

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjDYick2Ll8jTTx5zSCXPcM3E5_kge7-EUITrZ3lRzT9Gr3zKv0MymKxfIeXvDtkEBEV5B0FMp-qIqbbz2mt8OFW_QlgpvtbHE48PpxDRG4K1Cas2APfd5N3eXuhpgvNM1KoAHqDvcH6iE/s320/800px-Japanese_temple_vegetarian_dinner.jpg


http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82n_chay