Hiển thị các bài đăng có nhãn Sắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

"Sắc – Không" trong Tâm kinh qua Trí Tuệ Bát Nhã

Thích Minh Đức

Sắc thân, cảnh vật, cảm xúc, nhận thức, suy tư và phân biệt chỉ có trong một giai đoạn nào đó của hợp duyên qua lộ trình nhân quả sinh trụ dị diệt mà thôi nên gọi là không thực ngã, không thực tánh.

Trên đỉnh cao của tâm thức suy tư quán triệt về thân phận con người và thế giới ngoại tại vẫn còn triền miên mỗi ngày càng mở rộng, mỗi ngày một khám phá mới.

Nhận thức xưa nay về con người qua cái nhìn tổng thể, như một tổng hợp của "ngũ uẩn" (sắc thọ tưởng hành thức). Sắc như thế giới ngoại tại và tự thân con người bao gồm đất nước gió lữa không, còn thọ tưởng hành thức như tính sinh động con người gồm buồn vui, tư tưởng, vận hành tâm tư và nhận thức.

Khi còn nhận thức trong thế giới đối đải có không, sanh diệt, dơ sạch, tăng giảm v.v. . là còn sống trong khổ dau muôn màu.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Bóng sắc

Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình. 


Đẹp thì dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được lòng trần của người thế tục mến mộ mình. Xưa, nàng Matanga (Ma Đăng Già) từng mê mệt Tôn giả Anandà đến mất ăn bỏ ngủ, rồi dùng cả chú thuật để dụ dẫn ngài ân ái nhưng không thành và cuối cùng đành chấp nhận xuất gia để lâu lâu được lén nhìn người trong mộng. Sau nhờ Matanga chứng A la hán (một quả vị tâm hoàn toàn thanh tịnh, hết sạch mọi phiền não, ái dục) nên mọi chuyện thành ra nhẹ nhàng. Đường Tăng khi thân hành qua Tây Trúc cầu pháp, thỉnh kinh, trong gần một trăm kiếp nạn thì nạn bị ma nữ mến thương không phải là ít… nhưng rồi ngài cũng vượt qua được hết để viên thành đại nguyện. 

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Luận về Sắc trong quan điểm Thành Thật Luận

Phước Tâm


I. Lời nói đầu

Tác phẩm “Thành thật luận” (Luận thành thật), do Ha Lê Bạt Ma (Harivarman,?năm) cổ Ấn Độ biên soạn. Vào hậu Tần, năm 411~ 412 Tây Nguyên, Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 344 ~ 413 Công nguyên(1)) dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ. Luận này đặt tên là “Thành thật”, điều này muốn luận này thành lập là để nói lên sự thật của nó, ý tức là chỉ “Tứ đế”.