Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo Phật ngày nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo Phật ngày nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Chiếc quạt rách

HT. Thích Minh Cảnh dịch


Vào thời Nam Tống, bên bờ sông giặt lụa ở Hàng Châu có một con hẻm nhỏ, nơi đó dựng lên một cửa hiệu bán quạt rất khiêm tôn. Chủ quán là người làm quạt có tài. Quạt của cửa hiệu này sản xuất vừa đẹp lại vừa bền. Ngặt nỗi chỗ nơi không thuận lợi vì con hẻm quá nhỏ, hàng làm ra tuy đẹp mà bán khó chạy vì ít người lui tới. Cuộc sống càng ngày càng thu hẹp, chủ quán hết ra lại vào với vẻ mặt buồn thiu, dự định đóng của chuyển sang nghề khác.
Một hôm, giữa trưa, trong lúc chủ quán ngồi dựa ghế tre ngủ gật, bỗng có một ông Hòa thượng khùng khùng điên điên, tay phe phẩy chiếc quạt rách bước vào, lấy chiếc quạt rách gõ lên ghế tre một cái, nói :

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Chú sâu xấu xí

Pháp Nhật


Nó không có khái niệm gì về sự đẹp xấu của cơ thể nó cho đến một hôm nó nghe thấy tiếng la thất thanh của một bé gái “mẹ ơi! ghê quá … mẹ ơi, con sợ”. Khi đó nó không tin là người ta sợ nó. Nó nghĩ chắc cô bé đó sợ một cái gì khác, nhưng mẹ của cô bé đã dùng cây hất nó đi nơi khác. Bị tung lên không trung rồi rơi xuống đất. Nó thấy cơ thể nó rã rời, đau đớn. Nhưng vẫn không đau đớn bằng khi nó biết nó xấu xí, và mọi người ghê sợ. Nó bò đi trong cô đơn, buồn tủi và cuộn tròn thân lại ở một góc cây.

Cẩm Thạch và Tâm Linh

GS-TSKH Phan Trường Thị

Trong thế giới đá quý, ngọc cẩm thạch (ngọc Jade) được xếp vào hàng cao cấp. Đặc biệt đối với người tiêu dùng Á đông, ngọc Jade được yêu thích không những là vật trang sức vì màu sắc, đẳng cấp, nghệ thuật và hướng về nhu cầu tâm linh của con người.

Trong lịch sử các triều đại vua chúa hàng nghìn năm qua của nhiều nước hiện còn bảo tồn những di vật vô giá bằng ngọc Jade. Trong thế giới đương đại, các bà các cô từ hàng quý phái cho đến bình dân đều rất đam mê những chuỗi ngọc, vòng ngọc, nhẫn ngọc… nếu là ngọc màu xanh lý thì là tuyệt đỉnh. 

Các nhà sưu tập rất tự hào về những bức phù điêu, những tượng phật, tượng các con vật độc đáo như rồng, cóc, kỳ, hươu v.v…; kích thước càng lớn càng quý, nhưng vẫn có màu xanh lý hấp dẫn và hiếm hoi. Người sành chơi việc lựa chọn vật phẩm không phải chỉ vì màu sắc mà còn vì đẳng cấp của ngọc Jade, đương nhiên màu sắc và độ trong vẫn là những tiêu chí ban đầu. Ngọc cẩm thạch còn có ý nghĩa trong sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hướng về nhu cầu tâm linh của con người: tượng các vị thần linh, tượng phật, tượng các vị anh hùng dân tộc… 

Vậy ngọc Jade có những đẳng cấp nào được phân loại theo các tiêu chí khoa học và độ quý hiếm, màu sắc ở những cấp độ khác nhau theo cảm quan của người sành chơi. 

Như vậy, bên cạnh các tiêu chí khoa học, quan trọng hơn vẫn là độ đam mê của giới thượng lưu đối với họ ngọc Jade cũng thuộc hàng quý tộc trong vương quốc đá quý mà thiên nhiên đã tạo dựng. 

Các cuộc đấu giá quốc tế của các hãng lừng danh như Christie, Sothby’s v.v… là nơi định hình các đẳng cấp ngọc Jade. Cũng cần nói thêm là đối với kim cương việc phân biệt đẳng cấp của chúng đơn giản hơn nhiều, ngày nay người ta còn có những thiết bị khoa học tinh vi và hiện đại góp phần phân cấp chính xác chất lượng kim cương. Nhưng đối với ngọc Jade thì cặp mắt của những nhà sưu tập sành chơi nhất lại là thiết bị tinh vi nhất! 

Vậy khi nói một hàng trang sức bằng ngọc Jade thuộc đẳng cấp cao nhất thì diễn đạt bằng cách nào đây? Bằng trị giá đô la mà người ta đã thắng cuộc trong một trận đấu giá ư? Bằng tên chủ nhân của nó là một hoàng đế xứ Ba Tư hay một minh tinh màn bạc nổi tiếng? Thật không phải điều dễ dàng gì. Có lẽ không thể sa đà vào những lối đi không có đường thoát như vậy được. 

Theo khoáng vật học, Ja-đê-it [ Na(Al,Fe3+)Si2O6 ] là thành phần chủ yếu của ngọc Jade Miến Điện. Ja-đê-it là khoáng vật có một lý lịch cực kỳ hiếm có. Thoạt đầu những dòng dung nham bazan tích đọng dưới đáy biển nằm cạnh một đường nứt lớn của Trái đất phân chia đại dương và lục địa. Đáy đại dương bị hút chìm theo đường nứt đó đến độ sâu trên 60km, đương nhiên ở đó không còn nước biển nữa mà chỉ có những lớp bùn biển bị vùi lấp theo và cùng chịu áp lực rất cao của khối lục địa nằm trên nên hoàn toàn bị biến chất. Khối đá bazan biến thành ngọc màu xanh lý: ngọc Ja-đê-it. 

Về sau toàn bộ các lớp đá biến chất lại trồi lên theo vận động của Trái đất tạo nên dãy núi kéo dài. Ví dụ dãy núi kéo dài từ Myanma cho đến dãy núi Ural (Nga). Dọc theo dãy núi cổ có thể tìm thấy ngọc Ja-đê-it. Với lý lịch kỳ bí đó, ngọc Ja-đê-it rất khó tìm thấy, mà nếu tìm thấy thì cũng rất hiếm. 

Myanma là một quốc gia được thiên nhiên ban phát những mỏ Ja-đê-it lớn nhất và đẹp nhất mà cho đến nay chưa có quốc gia nào khác có được. Tuy vậy Myanma lại không là chủ sở hữu của những tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới. Hiện nay, một ngôi chùa ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) có hai tượng Phật bằng ngọc Ja-đê-it Miến Điện thuộc loại lớn nhất thế giới hiện nay. Trong đó tượng Phật ngồi cao 1,95m nặng 3 tấn. Tượng thứ hai là tượng Phật nằm. Trong lịch sử đấu giá của hãng Christie đã có những vòng đeo tay bằng ngọc Ja-đê-it Miến Điện, mỗi vòng giá bán được trên một triệu USD. Có lẽ những thông tin định lượng đó đủ nói lên đẳng cấp bậc nhất của ngọc Ja-đê-it Miến Điện.

Tượng Phật bằng ja-đê-it ở Thượng Hải, cao 1,95m nặng 3 tấn

Thuộc đẳng cấp thứ hai là ngọc Nephrit [ Ca2(Mg,Fe2+)5[Si8O22](OH,F)2 không có lý lịch quá phức tạp như vậy nên dễ tìm thấy hơn và không quý bằng. 

Tượng Phật nặng gần 4 tấn được trình bày tại ngôi chùa ở Bắc Ninh vào đầu năm vừa qua được tạc bằng nephrit có xuất xứ từ Canada. Chưa có vật trang sức nào bằng nephrit có thể đạt đến hàng triệu USD như ngọc Ja-đê-it Miến Điện.

Tượng Phật bằng nephrit trong chuyến viễn du “Vì Hòa bình” năm 2009 ở Bắc Ninh 

Năm 1982 tượng Phật nặng 260 tấn được lập kỷ lục Guiness thế giới tại thành phố An Sơn (tỉnh Liễu Ninh - Trung Quốc) thuộc ngọc Jade đẳng cấp thứ ba: ngọc secpentin. Ngọc secpentin có thể tìm thấy nhiều nơi ở Việt Nam ta: Ngọc Hồi (Kon Tum), Núi Nưa (Thanh Hoá), v.v… Chúng không thuộc loại quý hiếm.

Tượng Phật bằng secpentinit nặng 260 tấn đặt tại chùa An Sơn Liễu Ninh - Trung Quốc 

Vào tháng 10 năm 2009, Công ty Thần Châu - Ngọc Việt của doanh nhân Đào Trọng Cường đã nhập khẩu từ Myanma một khối ngọc Ja-đê-it nặng trên 35 tấn để tạc tượng Phật. Hy vọng sau hai năm chế tác, ông Đào Trọng Cường sẽ là chủ nhân của một tượng Phật trên 10 tấn, có thể ghi tên vào Guiness thế giới: tượng tạc từ khối ngọc thuộc đẳng cấp cao nhất của dòng họ ngọc Jade.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/khoahoc/200910/Cam-thach-va-tam-linh-874875/
http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/camthachvatamlinh.htm

Sự tha thứ



Nhật Tịnh dịch

Xin hãy dành một thời gian ngắn để đọc những lời chia sẻ sau:

Sự tha thứ là gì?
"Tha thứ là một hình thái của hiện thực. Nó không có nghĩa là từ chối, giảm thiểu, hoặc biện minh cho những gì người khác đã làm cho bạn hoặc sự đau đớn mà bạn đã phải chịu. Điều đó khuyến khích bạn đóng khuông lại những vết thương cũ và nhìn thấy chúng như những gì chúng đang là. Và nó cho phép bạn xem lại có bao nhiêu năng lượng đã lãng phí và bản thân bạn bị tổn thương bởi vì không có khoan dung.
Sự tha thứ là tiến trình của nội tâm, nên không thể bị thúc ép và được dễ dàng, dù là nó đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời về sức khoẻ và thanh thản. Nhưng, kinh nghiệm trải qua nầy chỉ có khi nào bạn muốn chữa lành và sẵn sàng thực hiện.

Sự tha thứ là một dấu hiệu tích cực của nội tâm, vì bạn không còn dán nhãn cho những tổn thương hay các bất công đã qua cho bạn. Bạn không còn là nạn nhân. Bạn có đủ quyền để dừng lại thương đau khi nói rằng:“Tôi không còn muốn bị đau khổ, nay tôi muốn chữa lành lại vết thương”. Vào thời điểm đó, sự tha thứ trở thành một khả năng, dù rằng có thể mất thời gian và khó khăn thực hành hơn, trước khi mà bạn đạt được kết quả.

         Sự tha thứ cho phép quá khứ trôi qua, không có nghĩa đi xóa những gì đã xảy ra, nhưng nó giúp bạn giảm bớt và thậm chí loại bỏ quá khứ khổ đau. Những bất hạnh gánh chịu từ quá khứ không còn ảnh hưởng cách mà bạn sống trong hiện tại, hay chi phối đến tương lai của bạn.

Điều đó cũng có nghĩa là bạn không mang oán hận hay giận dữ như là một cái lý cớ tha thứ cho các thiếu sót của mình. Bạn không xem nó như là một vũ khí để trừng phạt những người khác hoặc cũng không phải là một lá chắn để tự bảo vệ bản thân bằng cách xa lánh người khác. Và quan trọng nhất, bạn không còn cần đến những cảm xúc này để nhận thức mình là ai, vì bạn đơn thuần chỉ là nạn nhân của quá khứ của chính mình.

         Sự tha thứ không mang sự trừng phạt đến những đối tượng gây tổn thương cho bạn, vì biết rằng sự tức giận và hận thù sẽ đem lại cho bạn đau khổ nhiều hơn là tha nhân. Qua hành động đó, nó ẩn chứa cái ta giấu mình trong sự tức giận và làm ngăn cản những cảm thọ giúp bạn chữa lành vết thương. Nên, khi mà bạn buông bỏ quá khứ cùng lòng thù hận, sẽ giúp bạn có nội tâm bình an.
         Sự tha thứ sẽ đi tới, vì nhận thức rằng tất cả những gì bạn đã mất chỉ vì bạn không có lòng tha thứ. Phải ý thức rằng bạn đã tốn nhiều  năng lượng để bám theo quá khứ, nên tốt hơn hết là bạn chỉ nên dành nó để cải thiện hiện tại và tương lai của mình. Nên để quá khứ trôi qua để bạn có thể tiến bước
         Thật là sai lầm khi cố gắng để chạy trốn quá khứ, vì vấn đề là dù bạn chạy nhanh hay chạy bao xa như thế nào, thì quá khứ luôn bao trùm lên bạn, nhất là vào thời gian thích nghi nhất. Khi bạn tha thứ, có nghĩa là bạn tiếp xúc với quá khứ như cách mà bạn không bị tác hại. Bạn, chúng ta từng bị đau khổ, và tại thời điểm nầy hay thời gian khác, thường thì bạn hay lãng tránh.

Đối với tôi, học cách tha thứ không phải là dễ dàng. Nhưng tôi đã học hỏi, và cuộc sống của tôi tốt hơn vì đó – ngay bây giờ trên dòng luân chuyển... "

Dịch xong ngày 08.11.2009

“ Sư nóng giận có nghĩa là để cho những sai lầm của tha nhân làm hại bạn.
Sư tha thứ cho tha nhân, sẽ đem lại điều tốt lành cho chính mình “

Master ChengYen

FORGIVING
Please take a moment to take in the following message:
What forgiveness is
"Forgiveness is a form of realism. It doesn't deny, minimize, or justify what others have done to us or the pain that we have suffered. It encourages us to look squarely at those old wounds and see them for what they are. And it allows us to see how much energy we have wasted and how much we have damaged ourselves by not forgiving.

Forgiveness is an internal process. It can't be forced, and it doesn't come easy. It brings with it great feelings of wellness and freedom. But we experience this only when we want to heal and when we are willing to work for it.

Forgiveness is a sign of positive self-esteem. We no longer identify ourselves by our past injuries and injustices. We are no longer victims. We claim the right to stop hurting when we say, "I'm tired of the pain, and I want to be healed." At that moment, forgiveness becomes a possibility-although it may take time and much hard work before we finally achieve it.

Forgiveness is letting go of the past. It doesn't erase what happened, but it does allow us to lessen and perhaps even eliminate the pain of the past. The pain from our past no longer dictates how we live in the present, and it no longer determines our future.

It also means that we no longer need resentment and anger as an excuse for our shortcomings. We don't need them as a weapon to punish others nor as a shield to protect ourselves by keeping others away. And most importantly, we don't need these feelings to identify who we are. We become more than merely victims of our past.

Forgiveness is no longer wanting to punish those who hurt us. It is understanding that the anger and hatred that we feel toward them hurts us far more than it hurts them. It is seeing how we hide ourselves in our anger and how those feelings prevent us from healing. It is discovering the inner peace that becomes ours when we let go of the past and forget vengeance.

Forgiveness is moving on. It is recognizing all that we have lost because of our refusal to forgive. It is realizing that the energy that we spend hanging on to the past is better spent on improving our present and our future. It is letting go of the past so that we can move on.
Mistake of trying to run away from the past. The problem is that no matter how fast or how far we run, the past always catches up to us-and usually at the most inopportune time. When we forgive, we are dealing with the past in such a way that we no We all have been hurt. And at one time or another most of us have made the longer have to run.

For me, learning how to forgive wasn't easy. But I did learn, and my life is better for it - even here on death row."
Michael B. Ross 
Death Row 
Somers, Connecticut

"To be angry is to let others' mistakes punish yourself.
To forgive others is to be good to yourself.
Master ChengYen
       Nguồn:
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/suthathu.htm

PHẬT GIÁO THÀNH HÌNH TỪ LÚC NÀO ?


 1.2
Thích Bảo Lạc
Phật giáo chỉ thật sự thành hình sau khi đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni ra đời, hành đạo và chứng quả. Phật giáo, do chữ Phật (Buddha) ghép chung với chữ Pháp (Dharma) tức là giáo pháp của Ngài mà thành một tôn giáo hay một triết thuyết.

Sự xuất thế của đức Phật Thích-Ca trải qua các giao đoạn thực hành phương pháp tu tập, giác ngộ chân lý và thuyết pháp giáo hóa chúng sanh suốt trong 49 năm tại thế là một bài học sống động, hùng hồn nhất trong lịch sử xã hội loài người. Phật vì một đại sự nhân duyên là "khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (chỉ bày cho chúng-sanh giác-ngộ được trí-tuệ sáng-suốt Phật tánh) mà hiện thân ra cỏi đời. Ngài không đến với loài người bằng uy quyền, thế lực mà đến với một tâm đại từ-bi, đại hùng-lực để dẫn dắt con người tu-tập pháp lành và cầu đạt được chân-lý giải-thoát mọi sự khổ ở đời.

Lịch-sử chứng-minh rõ-ràng, sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các chúng đệ tử kiết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau. Điều nầy còn chứng tỏ rằng Phật giáo đã thành hình ngay từ khi đức Phật còn tại thế và suốt trong 25 thế kỷ trôi qua với biết bao nhiều triều đại đã sụp đỗ mà giáo pháp của Phật và sự hiện diện của Phật giáo trong xã hội loài người khắp nơi trên mặt trái đất vẫn còn tồn tại mãi mãi với thời gian...

Đạo Phật là đạo như thật, lấy từ bi, trí giác soi sáng lương tâm nhân loại qua mọi thời đại để cải tạo con người và xã hội được công bằng, hợp lý trong tinh thần lợi tha, vô ngã. Vì thế các dân tộc Tây-phương ngày nay đang tìm về với triết học Đông-phương mà Phật giáo là đề tài hấp dẫn qua môn Thiền-học hay Tư-duy (meditation) để định tỉnh tâm tư mà họ đang quay cuồng trong xã hội văn minh vật chất nên không tìm ra được một lối thoát thoải mái cho đời sống nội tâm.

Sự có mặt của Phật giáo trong cuộc đời cũng có nghĩa là còn ánh sáng của chân lý soi thấu tận cùng trong tâm thức tối tăm của loài người đang tới hồi kiệt lực vì sự cạnh tranh sanh tồn của cuộc sống phức tạp, đa diện hiện nay.
Thích Bảo Lạc

        http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/hoi-001-kienthuc1.htm

KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO


1.1
Xã hội Ấn-Độ lúc bấy giờ (năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch) chia ra thành nhiều giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng biệt. Lịch sử còn chứng minh có ít nhất là bốn giai cấp, trong mỗi giai cấp đều có sự bất bình đẳng không thể tưởng tượng được trong kiếp người !

Giai cấp đứng đầu là Bà-La-Môn (Blamon) hay giáo sĩ chuyên việc tế tự và có uy tín tuyệt đối trong đám quần chúng. Thứ đến là giai cấp Sát-Đế-Lợi (Ksatrya) hay dòng dõi vua chúa có uy quyền tối cao, chi phối toàn thể dân tộc Ấn-Độ. Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá (Vaisya) hay giới bình dân và cuối cùng là giai cấp Thủ-Đà-La (Sudra) tức là hạng người suốt đời làm nô lệ cho ba giai cấp trên, còn gọi là bất xúc dân (untouchables). Họ sống một cuộc đời cơ cực lầm than, không có quyền ăn nói và cũng không được đóng góp ngang hàng với mọi người, như một giống dân mọi rợ sống bên lề của xã hội.

Với một tình trạng xã hội đầy bất công như thế, Đức Phật Thích-Ca thị hiện ra đời tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ, thuộc Trung Ấn-Độ vào ngày rằm tháng tư âm lịch 624 năm trước kỷ nguyên (năm nay Phật lịch là 2541 - 1997 = 544 năm). Sau khi ra đời Đức Phật nhìn thấy cảnh khổ của chúng sanh, Ngài quyết chí xuất gia tầm đạo để giải thoát cảnh khổ cho con người trong xã hội. Ròng rã suốt sáu năm tu khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ-đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Bánh xe pháp bắt đầu chuyển lần đầu tiên tại vườn Lộc-Uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với Ngài lúc trước là các ông Kiền-Trần-Như bằng pháp Tứ-Đế và chính năm vị tỳ kheo nầy liền sau đó đều chứng quả A-La-Hán.

Lịch trình và khởi nguyên của Phật giáo qua nhiều chặng đường lịch sử do sự chứng ngộ mà Phật đã đạt được để dẫn dắt người đời đồng tu đồng chứng qua câu nói muôn đời bất diệt của Ngài :

"Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành".

Nguồn:
       http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/hoi-001-kienthuc1.htm

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu


Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.

Hình tượng bánh xe trong Phật giáo MẬT TÔNG

Thích Đồng Thành
Đối với Mật tông, cakra được xem là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất.
Mật tông thường nói về các luân xa (cakra) nằm tại các vị trí trọng yếu trong cơ thể mỗi người. Các luân xa này chính là các trung tâm năng lượng tối quan trọng vì đó là những nơi mà các nguồn năng lượng tinh thần và cùng các hoạt động cơ thể thâm nhập và hoà quyện nhau.

Bánh xe trong Văn hóa Phật giáo

        Trong các văn bản Phật học, chữ cakka (S: cakra) thường được dùng để chỉ cho
-        bánh xe (Trường Bộ III),
-        một loại vũ khí (Bổn Sanh I),
-        hay một trong ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân (Trường Bộ II). 

Bánh xe trong văn hóa Ấn Độ

Khi nói đến các biểu tượng tôn giáo trong nền văn hoá Ấn Độ, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của hình ảnh bánh xe và thâm ý của nó trên mảnh đất giàu văn hoá này.

Nguyên lý vô thường của vạn pháp

I. DỊCH NGHĨA
Đức Phật dạy rằng: Hãy tuệ quán thân thể, tinh cầu là chẳng thường. Hãy tuệ quán thế giới là chẳng thường. Nhưng hãy quán linh giác là Bồ đề. Tuệ quán như thế, nhất định mau chóng chứng đạo.