Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Phước Nhơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Phước Nhơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Tại Sao Tràng Chuỗi Lại Dùng 108 Hạt?

Thích Phước Nhơn

Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại. Vậy căn, trần, thức là gì?

Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người (nam hoặc nữ), liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.