Việc phân tích con người đã có từ rất sớm trong những bản luận hệ thống của các nhà Phật tử, mang một ý nghĩa mới vì đã gạt ra cách phân tích cơ thể thành những yếu tố cấu thành.
Trước khi nghiên cứu những phần quan trọng nhất trong hệ thống thế giới quan Phật giáo, chúng ta cần phải xác định điểm xuất phát mà từ đó các Phật tử lập luận về những vấn đề xuất hiện trong khi suy tư triết học và chỉ ra cơ cấu chung của các hệ thống của họ. Sau đó, chúng ta mới đả động đến vấn đề đặt Phật giáo vào trào lưu triết học nào: Phật giáo là chủ nghĩa thực tại hay chủ nghĩa duy tâm, là duy vật hay duy linh hay là một trào lưu nào khác.
Cần phải làm sáng tỏ ngay vấn đề sau cùng trước khi đi vào bàn luận từng chi tiết vì rằng, nếu không thì độc giả sẽ theo dõi tiếp trên những quan điểm mà chúng ta đã nhắc tới cho họ biết. Hơn thế nữa, chúng ta dễ rơi vào sai lầm sau: Sẽ quên đi việc triết học Ấn Độ khác xa với triết học Âu châu, để rồi ham mê với những sự trùng hợp và giống nhau từng phần và đem những điều không đáng so sánh ra so sánh hoặc cắt từng yếu tố riêng biệt của hệ thống Phật giáo ra để đem đối chiếu với các xu hướng triết học phương Tây.