Hiển thị các bài đăng có nhãn Theravada. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Theravada. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Các điểm chính yếu trong giáo lý Phật Giáo Theravada


TÌM HIỂU PHẬT GIÁO THERAVADA
AJAHN CHAH HỎI ĐÁP 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014


Chương II

Các điểm chính yếu 
trong giáo lý Phật Giáo Theravada


Chương thứ I nêu lên nguồn gốc thật xưa của gia đình Phật Giáo Theravada, và do đó chúng ta cũng có thể nghĩ rằng gia đình này tất sẽ thừa hưởng được nhiều đường nét giáo lý "nguyên thủy" và còn giữ đúng được nề nếp và gia phong của tổ tiên để lại. Thế nhưng trên thực tế thì gia đình Phật Giáo này cũng đã biến đối khá nhiều theo dòng lịch sử phát triển lâu dài của mình. Thật vậy Phật Giáo Theravada đã phải thích ứng với các bối cảnh địa phương nơi mình định cư và do đó cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các hình thức tín ngưỡng dân gian đã bắt rễ từ lâu đời ở các nơi này, và không những thế cũng đã thâu nhập thêm một vài hình thức tu tập còn lưu lại của Kim Cương Thừa, Đại Thừa và cả Ấn Giáo đã từng phát triển từ trước tại các nơi ấy. Bài viết dưới đây sẽ không đề cập đến các ảnh hưởng ngoại lai này, mà chỉ nêu lên những đặc điểm và các nét chính yếu của toàn bộ Phật Giáo Theravada nói chung.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada

Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada


  • Hoang Phong
1

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO THERAVADA
AJAHN CHAH HỎI ĐÁP 

Hoang Phong
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
tim_hieu_phat_giao_theravada_bia_2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
Vài Nét đại cương về Phật Giáo Theravada
- Vấn đề thuật ngữ
- Lịch sử hình thành của Phật Giáo Theravada
- Phục lục: Truyền thống tu trong rừng
CHƯƠNG II
Các điểm chính yếu trong giáo lý Phật Giáo Theravada
- Nổ lực bảo tồn căn bản Phật Giáo xưa
- Các điểm chính yếu trong Phật Giáo Theravada.
CHƯƠNG III 
Lịch sử phát triển của Phật Giáo Theravada

- Vài nét đại cương 
- Phật Giáo Theravada Tích Lan
- Phật Giáo Theravada Miến Điện
- Sự suy tàn của vương quốc Miến Điện vào thế kỷ XIII
- Phật Giáo Theravada trong thời kỳ thuộc đị và hậu thuộc địa
- Phật Giáo Thravada Thái Lan
- Phật Giáo Theravada Campuchia
- Giai đoạn du nhập: thế kỷ V-XII 
-Thời kỳ phát triển: thế kỷ XV
-Thời kỳ cận đại: thế kỷ XIX-XXI
- Phật Giáo Theravada Lào
- Phật Giáo Theravada ở các nước Bangladesh, Mã Lai và Inđônêxia
- Phật Giáo Theravada trong thế giới Tây Phương
LỜI KẾT
PHỤ LỤC: Hỏi đáp với nhà sư Ajahn Chah 
SƠ LƯỢC THƯ MỤC THAM KHẢO

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravada

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 12 July 2011 16:04

Theravada còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ (tiếng Phạn: Sthaviravada) hay Phật giáo Nam tông, tên quen gọi là Phật giáo Tiểu thừa. Tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Chữ Theravada có nghĩa là "lời dạy của bậc trưởng thượng", do đó nhiều sách còn gọi nhóm này là Trưởng Lão bộ. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ III, hội đồng tham gia kết tập đã công nhận giáo pháp gọi là thuyết trưởng lão. Sau đó, người con trai của vua Asoka (A Dục) là Mahinda đã đem cả ba tạng kinh đến được Tích Lan. Ba tạng kinh đã được dịch sang tiếng Pali và các tạng kinh này trở thành nguồn kinh sử dụng của Theravada cho đến ngày nay. (Tiếng Pali tương tự như tiếng Phạn nhưng không phải là ngôn ngữ mà Thích Ca dùng để truyền giảng). Các bộ kinh chính của Theravada là Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya), Tiểu Bộ Kinh (Khudaka Nikaya).

Chính xứ Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) là nơi bảo tồn được truyền thống của Theravada mặc dù đạo Phật tại đó là một kế thừa từ trung tâm Ấn Độ. Phật giáo ở Ấn đã bị suy tàn và biến mất từ cuối thế kỉ thứ 11 do việc lan tràn của Hồi giáo và Ấn Độ giáo.

http://www.quangminh.org.au/index.php?option=com_content&view=article&id=1020:pht-giao-nguyen-thu-theravada&catid=94:tim-hiu-pht-giao&Itemid=60