Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau đớn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau đớn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

2. Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN
VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

2
Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn

Kinh Sakalika Sutta SN 3.18 - SN 4.13
(Bài Kinh Về Mảnh Đá: Tương Ưng Bộ Kinh 3.18 và 4.13)

Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn. Lần thứ nhất khi Ngài bị ám hại và một mảnh đá đã đâm vào chân khiến Ngài bị thương, và lần thứ hai khi Ngài bị trúng thực trước khi tịch diệt.

Trường hợp thứ nhất xảy ra khi Đức Phật cũng đã trọng tuổi. Lúc bấy giờ trong tăng đoàn có một người tên là Bồ-đề Đạt-đa (Devadatta) em họ của Đức Phật, bất đồng chính kiến với Ngài về một số giới luật. Đề-bà Đạt-đa yêu cầu Đức Phật phải ban hành các giới luật thật khắt khe đối với các người xuất gia: chẳng hạn như không được ngủ trong nhà (phải ngủ dưới gốc cây hay trong các túp lều che bằng lá cây rừng), không được nhận ăn khi có người mời (chỉ ăn những gì trong bình bát do chính mình khất thực), phải ăn toàn rau trái (không được ăn thịt cá), phải sống di động (không được sống bám vào một nơi cố định)... Đức Phật không hoàn toàn chấp thuận và đưa ra một giải pháp dung hòa hơn bằng cách chỉ chấp nhận cho tăng đoàn tuân thủ các điều luật ấy trong một số hoàn cảnh nhất định nào đó với mục đích tránh mọi hình thức cực đoan. Vào thời kỳ này tăng đoàn cũng đã lớn mạnh, nhiều nhóm bắt đầu sống trà trộn với sự sinh hoạt thế tục và bám vào những nơi đông dân cư, và do đó đã đánh mất đi ít nhiều truyền thống cũng như nguyên tắc của người tu hành là phải xa lìa thế tục. Trước tình trạng đó, Đề-bà Đạt-đa đã thuyết phục được một số tỳ kheo theo về với mình và lập ra một tăng đoàn riêng. Sự chia rẽ này có thể đã đưa dần đến các âm mưu ám hại Đức Phật.