Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

NGÔN NGỮ VÀ BIỆN CHỨNG

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương

Trong Bích Nham Lục có kể một câu chuyện như sau, với tựa đề Chí Đạo Vô Nan của Triệu Châu. Triệu Châu dạy chúng nói, “Đạo lớn không khó miễn đừng so đo. Vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn và dính mắc, có minh bạch. Lão tăng này chẳng ở nơi minh bạch. Các ông có còn trì giữ gì chăng?”

Lúc ấy có ông tăng hỏi, “Không ở nơi minh bạch, thì thầy trì giữ cái gì?”

Triệu Châu nói, “Tôi cũng chẳng biết nữa”.

Ông tăng nói, “Hòa thượng đã không biết, cớ sao còn nói là không ở nơi minh bạch?”

Triệu Châu nói, “Hỏi về vấn đề là đủ rồi. Mau lạy rồi trở lui.”

Trong lời Triệu Châu, câu “Đạo lớn không khó, miễn đừng so đo” vốn là từ bài Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán. “Đạo lớn chẳng gì khó, Cốt đừng chọn lựa thôi. Quí hồ không thương ghét, Thì tự nhiên sáng ngời.”

Tại sao vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn dính mắc, có sáng ngời minh bạch? Tại vì ngôn ngữ là hình thức của tư duy và tư duy thông thường dùng giác quan và ý thức phân biệt mọi sự vật có hình tướng khác nhau để nhận biết. Từ đó hoặc khởi sinh thương ghét, chấp trước, ái thủ, hoặc xuất hiện sự cố gắng vươn lên dùng trí tuệ thấu suốt tất cả mọi sự vật đều giả hợp, thể nghiệm được lý vô thường, vô ngã và tiến tới giác ngộ.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Trăm đường ngôn ngữ

HOÀNG TÁ THÍCH 


Tôi vẫn thường thắc mắc tự hỏi : “ Ngày xưa Đức Phật thuyết pháp như thế nào ? ”

Cách đây hơn hai ngàn năm, mặc dù Ấn Độ là một đất nước có nền văn minh tiến bộ của thời bấy giờ, nhưng chắc chắn nền văn minh đó vẫn còn thô lậu với nhiều bộ tộc sử dụng cả hàng trăm thổ ngữ khác nhau. Đức Phật sinh trưởng ở Nepal, Bắc Ấn, và thành đạo cũng ở vùng đó.