TS Huệ Dân
Thần chú tiếng phạn gọi là Mantra, bao gồm 2 chữ "Man" nghĩa là năng lực suy nghiệm (Thần) và "tra" (hậu tố từ) nghĩa là "chú = phương tiện" là lời, là tiếng, dùng làm phương tiện để diễn đạt.
Thần chú tiếng phạn gọi là Mantra, bao gồm 2 chữ "Man" nghĩa là năng lực suy nghiệm (Thần) và "tra" (hậu tố từ) nghĩa là "chú = phương tiện" là lời, là tiếng, dùng làm phương tiện để diễn đạt. Như vậy, "Thần chú" là phương tiện để suy nghiệm dẫn khởi một sự nối kết giữa thân tâm (vật chất và tinh thần) bằng âm thanh cô động. Chú hay Thần chú cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: Chân ngôn, Chân âm, Mật ngữ (Mật ở đây là sự chứng tỏ mối liên hệ Mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng và tinh thần. Đừng nên nhầm lẫn chữ Mật là Bí mật). Trong Phật giáo Thần chú là những lời mầu nhiệm chứa đựng năng lực đặc biệt đưa đến kết quả siêu việt áo nghĩa trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức cho thân, khẩu, ý (thân mật, khẩu mật và ý mật). Vì nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa có thể gọi là trọn vẹn thuần thành, cho nên còn phải thêm phần tụng kinh, trì chú và niệm Phật để viên dung Sự và Lý. Thần chú hay được lặp đi lặp lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt là Mật Tông thực hành để thanh lọc thân khẩu ý bất tịnh trở thành thanh tịnh và thực chứng được Pháp thân mà hiển bài Báo thân hay Hoá thân trần thế này. Chú cũng có nhiều loại khác nhau, dài hay ngắn tùy theo môn phái. Trong lúc niệm Thần chú phải tập trung lên mặt chữ (các chữ đó hiện thành dụng ảnh) hay lắng nghe từng âm thanh của nó (Các tiếng đó biến thành vọng âm). Trong chương 5 của tác phẩm Subāhupariprcchā có ghi cách đọc tụng chú như sau : Đừng quá gấp rút. Đừng quá chậm rãi. Đọc đừng quá to tiếng. Đừng quá thì thầm. Không phải lúc nói năng. Không để bị loạn động.