Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

7 Tánh không theo học phái Trung luận

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

7
Tánh không theo học phái Trung luận

BÌNH GIẢI

Tâm thức của người A-la-hán

Theo cách bình giải của Khentchen Kungzang Palden, trong phần này Tịch Thiên đưa ra những luận cứ chứng chứng minh tánh cách thượng đẳng của Trung đạo.

44. Đạo Pháp bắt nguồn từ cuộc sống xuất gia đích thực nơi tu viện, tuy nhiên trở thành một nhà sư đích thực không phải là chuyện dễ : một tâm thức còn vướng mắc trong khái niệm thật khó để đạt đến Niết-bàn.

45. (Đại Tỳ-ba-sa luận) Sự giải thoát là kết quả hiển hiện tức thời khi gạt bỏ được dục vọng. 
(Trung đạo) Nhưng người ta vẫn nhận thấy hậu quả của nghiệp đối với những kẻ không còn mang dục vọng.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Hoang Phong

"Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy giác cảm này, 

Như Lai xem đấy cũng chẳng khác gì như toàn thế giới, 
sự hình thành của thế giới và cả con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới"Lời Phật dạy(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quan điểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thế nhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.

Bài viết ngắn này không mang tham vọng phân tích sâu xa một chủ đề to lớn trên đây mà chỉ cố gắng tìm hiểu quan điểm của Phật Giáo về chủ đề này, giới hạn trong ba khuynh hướng tu tập dựa vào những nền móng giáo lý gần hơn hết với Đạo Pháp là: Phật Giáo Theravada, Kim Cương Thừa và Thiền Học Zen.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 2)

nguoiphattu.com - Zazen (Za là ngồi, Zen là thiền định) có nghĩa là ngồi lên một cái gối (tọa cụ), hai chân bắt tréo vào nhau, toàn thân giữ thẳng. Ngồi xuống là một việc thật quan trọng và phải làm trước nhất. Các chi tiết khác của tư thế ngồi - chẳng hạn như phải bắt tréo hai chân như thế nào, hai bàn tay phải đặt lên nhau như thế nào, mắt phải hướng ra trước mặt như thế nào, v.v...

                    Zazen hay tư thế ngồi thiền

                                            Thiền sư Pierre Dôkan Crépon

Thiền sư Pierre Dôkan Crépon (1953-)
Bài dưới đây được trích từ một quyển sách của thiền sư Pierre Dôkan Crépon mang tựa là " Nghệ thuật ngồi thiền" (L'Art du zazen, nxb Sully, 2012), trình bày một vài khía cạnh của phép luyện tập zazen và cũng là cốt lõi của cả học phái Tào Động (Sôtô). Đối với học phái này thì zazen hay tư thế ngồi thiền (nghĩa từ chương của chữ zazen là "thiền định bằng cách ngồi") không đơn giản chỉ là một phương pháp hay một công cụ giúp mang lại một thể dạng tâm thần đặc biệt nào cả, mà đúng hơn là một cách phát lộ trực tiếp bản thể giác ngộ của người tu tập. Quan điểm đó được diễn tả bằng một câu tóm lược như sau: "sự luyện tập và sự thực hiện cũng chỉ là Một thứ", thật vậy toàn bộ giáo huấn zazen cũng chỉ căn cứ vào ý nghĩa của câu ngắn gọn này. 


Pierre Dôkan Crépon luyện tập thiền định từ năm 20 tuồi, được chính thức thụ phong tỳ kheo với Thiền sư Taisen Deshimaru vào năm 1975. Sau đó ông xin thụ giáo với Thiền sư Shinzan Egawa Jenzi và cùng tu tập với vị này ở ngôi chùa Sojiji rất nổi tiếng ở Nhật. Ông từng là chủ bút tập san "Zen" của Hội Thiền Học Quốc Tế (AZI) từ năm 1977 đến 1987, và cũng từng là chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp từ năm 2003 đến 2007, và hiện là đương kim chủ tịch Hội Thiền Học Quốc Tế.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO



KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG
TRONG PHẬT GIÁO 

Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức 2013

khainiemtanhkhong



Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! 

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:
1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinhMahasunnnata-sutta
2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinhSamyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)
4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)
5. Tánh Không (John Blofeld)
6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)
7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Hạ tải về nhà phiên bản PDF: KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO PDF

Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ tác giả / dịch gỉa Hoang Phong và đạo hữu Diệu Châu (Phú Ngọc) - người gửi sách và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước tác phẩm quý gía trên.  Quý độc gỉa thích ấn bản giấy có thể liên lạc với nhà sách Văn Thành 60/116 Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3 TP. HCM ĐT. 38 482 028 - 0908 585 560 để thỉnh. (Tâm Diệu 16 tháng 6 năm 2013)
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-77_4-18121_5-50_6-1_17-104_14-1_15-1/khai-niem-tanh-khong-trong-phat-giao.html

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

CÂU CHUYỆN MỘT CON ĐƯỜNG...

Hoang Phong

Đức Thích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một Con Đường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìm thấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm nay chúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài và bước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.

Chúng ta cũng không khác gì một đoàn người cùng bước đi trên Con Đường, một đoàn người vô cùng phức tạp: khác biệt nhau về đủ mọi mặt, từ tuổi tác, sức khỏe, văn hóa đến trình độ hiểu biết... Có những người thanh thản và yên lặng tiến bước; có những người bận rộn ngược xuôi nhằm khuyến khích và dìu dắt người khác, thậm chí đưa cả lưng mình để cõng người yếu đuối; lại cũng có kẻ chỉ thích đứng ở các trạm đón xe và chờ người đến rước. Ấy là chưa nói đến các cảnh tượng chen lấn và móc túi, hoặc lường gạt và lợi dụng nhau... Hơn nữa cũng có nhiều người không nhìn theo hướng ngón tay để tiến bước mà chỉ lanh quanh tìm kiếm của cải của người khác đánh rơi hoặc vứt bỏ lại, để rồi nào ôm, nào vác, nào đội lên đầu để mà vừa đi vừa vấp ngã. Không những thế, trên đường lại cũng có những đoàn người đi ngược chiều và chúng ta phải nép sang một bên để tránh không đâm sầm vào họ. Nhìn sang hai bên vệ đường thì chúng ta cũng sẽ thấy nhiều cảnh tượng thật huyên náo: nào chợ búa, cửa hàng, nhà hát, sòng bài, kể cả những cảnh lường gạt, đâm chém, bắn giết, bom nổ, nhà cháy, cầu sập..., và cũng có một số người dừng lại để mải mê nhìn và trong lòng thì vẫn còn cứ muốn xông vào để tham gia.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không (Phần 3)


Bìa quyển sách "Cốt lõi của cội Bồ-đề"

CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 

Buddhadasa Bhikkhu 

Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu của người dịch:

Trong một quyển sách nhỏ nhưng rất nổi tiếng mang tựa là "Cốt lõi của cội Bồ-đề", vị đại sư Thái Lan Buddhadasa (1906-1993) đã điểm qua những gì chính yếu và thiết thực nhất trong giáo huấn của Đức Phật. Quyển sách gồm ba phần, hai phần đầu mang ít nhiều tính cách lý thuyết. Phần thứ ba gồm các cách áp dụng và luyện tập nhằm giúp thực hiện những điều đã được trình bày trong hai phần đầu. Với hy vọng giúp người đọc dễ theo dõi bản gốc, người dịch mạn phép được ghép thêm một vài lời ghi chú nhỏ, được viết bằng chữ nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc.


Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Tánh Không là gì

Buddhadasa Bhikkhu 



CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 

TÁNH KHÔNG LÀ GÌ 

Buddhadasa Bhikkhu 

(Hoang Phong chuyển ngữ)



Lời giới thiệu của người dịch:

Tánh không là một chủ đề thật quan trọng và chủ yếu trong giáo lý Phật Giáo, nhưng cũng phức tạp, cao thâm và khó nắm bắt, bằng chứng là khái niệm về tánh không cũng đã được hiểu khác nhau giữa Phật Giáo Theravada và các học phái Phật Giáo Đại Thừa.

Tánh không cũng là một khái niệm đặc thù và độc đáo nhất trong giáo lý Phật Giáo. Thật vậy, không có một nền văn minh nào, một hệ thống tư tưởng nào, một triết học nào, một tôn giáo nào, một khoa học nào nêu lên khái niệm này ngoài Phật Giáo. Đấy là một khái niệm vượt lên trên tất cảcác tôn giáo, kể cả "Phật Giáo" dưới các hình thức "tín ngưỡng" mang tính cách đại chúng. Ngày nay khái niệm về tánh không, cũng như một số các khái niệm khác của Phật Giáo, vẫn còn tiếp tục làm các nhà tư tưởng, các triết gia, học giả, khoa học gia... thuộc mọi lãnh vực trên toàn thế giới kinh ngạc.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Chiếc Áo Cà Sa

Hoàng Phong 

(giaodiemonline)

Chữ cà-sa có nguồn gốc từ tiếng Phạn kasaya. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa gì là áo cả mà chỉ có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch này là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sa của người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèo nàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gì về chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc những điều vừa nêu trên đây. Thật vậy, kẻ thế tục thường hay đồng hoá chiếc áo với người tu hành hay Đạo Pháp, họ chỉ thấy những biểu tượng, những quy ước. Đạo Pháp hay người tu hành rất cao cả, nhưng chiếc áo rất tầm thường, hoặc đôi khi cũng có thể hiểu ngược lại : chiếc áo tượng trưng cho cao cả, nhà sư là tầm thường. Tầm thường ở đây có nghĩa là khiêm tốn, nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa đen là không xứng đáng để khoác lên người chiếc áo cà-sa. Bài viết không đề cập đến trường hợp theo nghĩa đen hiếm hoi này, tuy nhiên trên thực tế cũng có thể xảy ra được.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Lôgic học trong Phật giáo

Hoàng Phong

Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn, do đó không nhất thiết phải có cùng những quy tắc mà Aristote đã đưa ra.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Đạo đức và Giới luật Phật giáo

Đạo đức Phật Giáo không đặc biệt chủ ý cấm đoán bất cứ một thứ gì và cũng không bắt buộc phải giữ một thái độ nhất định nào, mà đúng hơn chỉ khuyên chúng ta phải tránh một số thái độ hành xử nào đó. Các giới luật đạo đức Phật Giáo không phải là các phán lệnh mang tính cách tuyệt đối và được thiết lập dựa vào lý trí.