Hiển thị các bài đăng có nhãn Lửa tam muội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lửa tam muội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

'Lửa tam muội' - góc nhìn khoa học và Phật giáo

Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.

Vật thể là năng lượng

Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất là Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.

Lửa tam muội là tên gọi nhiều pháp tu của Phật giáo
Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là vi năng tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh năng lượng và phân tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất (...)



Các khoa học gia Nhật Bản loan báo khi nghiên cứu chiều sâu của tế bào, họ đã khám phá ra những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti nhất. Họ nói rằng những cánh quạt này quay với một lực rất mạnh, và họ có thể quay phim hoạt động này.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Sự thật ít ai biết về lửa Tam-muội bí truyền trong đạo Phật

Nhục thân của thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu (Bắc Ninh) mang đậm màu sắc tâm linh, nhưng với nhãn quan khoa học, người đời nay đặt câu hỏi rằng, bằng phương pháp gì và con đường nào mà thi thể của ông không bị thời gian hủy hoại?

Bí ẩn trong am cổ

Cách Hà Nội hơn 20km, trên đường đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn. Ngôi chùa này vốn có tên Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu hành, giảng đạo và dạy dỗ Lý Công Uẩn, người khai sinh Thăng Long – Hà Nội.

Ai đã đến chùa Tiêu đều không quên ni sư Đàm Chính, người có vẻ mặt đôn hậu và đôi mắt hiền hòa. Hơn 60 năm về trước, khi là một thiếu nữ 17 tuổi đã về tu nghiệp ở chùa. Năm 1971, cái năm mưa liên miên, cây cối mọc nhiều trong vườn tháp, khiến nhà chùa phải bắc thang lên cắt rễ cây ăn sâu vào tháp. Vén một nhành cây phủ tháp Viên Tuệ, ni sư thấy một viên gạch màu đỏ, trên có ghi tên và năm tịch của người trong tháp. Qua khe nứt, ni sư kinh hãi nhận thấy một người ngồi thiền trong tháp, nhưng ni sư bịt chặt kẽ hở và giữ kín chuyện, mãi tới năm 1996 mới thưa lại với Hòa thượng Thích Thanh Từ – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt, khi tới thăm chùa Tiêu Sơn. Ni sư ngỏ lời nhờ Hòa thượng giúp đỡ và người của Thiền viện Trúc Lâm ngỏ lời với PGS Nguyễn Lân Cường.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Lửa tam muội - góc nhìn khoa học và Phật giáo

Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.

Vật thể là năng lượng

Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất là Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.

Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là vi năng tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh năng lượng và phân tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất (...)