Hiển thị các bài đăng có nhãn nghethuatphatgiao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghethuatphatgiao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

“Trái tim bất diệt” hiện đang ở đâu?

Pháp nạn Phật giáo 1963 bắt đầu ở Huế, với lệnh triệt hạ cờ Phật giáo - một biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo - vào đầu mùa Phật đản PL.2507 (1963), đỉnh điểm là vụ thảm sát 8 Phật tử trước Đài Phát thanh đúng tối ngày rằm tháng Tư năm Quý Mão (8-5-1963). Ngay sau biến cố này, Đức Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã triệu tập một cuộc họp bất thường và kết quả là ra Bản Tuyên ngôn năm điểm (*) đòi hỏi những quyền căn bản và tối thiểu của tín đồ Phật giáo. Tuyên ngôn được gởi đến Phủ Tổng thống họ Ngô. Từ đó, phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm lan rộng, rầm rộ ở Sài Gòn.

Chính phủ Ngô Đình Diệm càng ra tay đàn áp Tăng Ni Phật tử một cách nặng nề, phong trào càng lan rộng lớn, tỏ rõ quyết tâm bảo vệ Chánh pháp của Tăng Ni, Phật tử trong tinh thần vô úy, bất bạo động. Chùa chiền bị phong tỏa, nhiều vị tôn túc Tăng Ni, Phật tử bị bắt bớ, giam cầm, thân nhân của họ bị khủng bố…; nhiều cuộc biểu tình của giới Phật giáo ở Huế, Sài Gòn bị đàn áp dữ dội… Trước thế cuộc ngả nghiêng, Phật giáo có nguy cơ tiêu vong, Hòa thượng Thích Quảng Đức - Bồ-tát hóa thân đã âm thầm viết tâm thư phát nguyện được vị pháp thiêu thân.

Sự kiện tự thiêu của Ngài để bảo vệ Chánh pháp và cầu nguyện hòa bình, qua truyền thông, lập tức đã gây chấn động thế giới, làm thay đổi cục diện ở Việt Nam sau đó. Sau khoảng 15 phút an nhiên thiền định trong biển lửa, nhục thân của Ngài đã được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ. 

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Sự khác biệt giữa nghiệp và số mệnh?

HỎI: Quan điểm về Nghiệp của Phật giáo có sự khác biệt như thế nào so với quan điểm Số mệnh của Nho giáo ?

ĐÁP: Đời sống của con người vốn rất đa dạng, muôn màu và vô cùng sai biệt. Mỗi cá nhân có một cấu trúc tâm sinh lý và hoàn cảnh, điều kiện sống hoàn toàn khác biệt nhau. 

Cùng là con người, nhưng có sự bất đồng rõ rệt giữa giàu nghèo, xấu đẹp, khoẻ mạnh và đau yếu, trường thọ và chết yểu, thành công và thất bại, hạnh phúc và khổ đau… Để trả lời câu hỏi nhân sinh vĩ đại này, các tôn giáo và triết học đều có những kiến giải theo quan niệm của riêng mình. Phật giáo giải thích căn nguyên của sự dị biệt đó bằng thuyết Nghiệp hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo. 

Số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh luận của Nho giáo. 

Túc mệnh luận cho rằng, mỗi con người đều có một số mệnh do quá khứ an bài và xếp đặt. “Nhất động nhất tác giai do tiền định”, mỗi cử chỉ, mỗi động tác đều được quyết định trước ở quá khứ. Mọi cố gắng hay nỗ lực của con người đều vô ích. 

Định mệnh luận có cùng quan niệm như Túc mệnh luận nhưng cường điệu hơn tính chất bất khả kháng của số mệnh. Số mệnh là quyết định, không thể thay đổi, phủ nhận hoàn toàn mọi nỗ lực cá nhân. 

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

SỰ TÍCH RẰM THÁNG 7 VÀ XUẤT XỨ HAI TIẾNG "VU LAN"

Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng " Vu Lan " ?

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La ( Maha Moggalyana), thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. 

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

TRI THỨC & TRÍ TUỆ

Hỏi:
Đạo Phật là đạo của trí tuệ, thế thì để đạt đến trí tuệ có cần phải kiện toàn tri thức hay không? Con đường nhận thức theo Phật giáo được diễn ra như thế nào? Có hay không có một phương pháp nhận thức đặc thù của Phật giáo?

Đáp:
Trí tuệ (S: Prajnã, P: Jnãna), là một thuật ngữ Phật học, có tần số xuất hiện cao trong các kinh, luận hay trong các tác phẩm viết về Phật giáo. Trí tuệ thường được xem như một danh từ chung nhưng thật ra giữa Trí và Tuệ có nhiều sự khác biệt.

Theo từ nguyên, Trí được phân định ra thành nhiều loại như Chính trí, Tà trí, Thế gian trí, Xuất thế gian trí, Nhất thiết trí… Nghĩa thông thường nhất của Trí, đó là năng lực nhận thức của con người đối với tất cả những sự vật và hiện tượng trên bình diện hiện thực, là khả năng phân biệt và đoán định được phải trái, đúng sai, chánh tà. Tuệ là một khái niệm trung tâm của Phật giáo, chỉ cho năng lực nhận thức không phải do suy luận hay khảo nghiệm mà có, ở đây chỉ cho năng lực trực nhận được tính Không, là khả năng nhận ra được thực tướng của sự vật và hiện tượng. Luận Duy thức (quyển 9) nói rằng: “Thế nào gọi là Tuệ, quán trong cảnh được, mất đều là Không thì chỉ có Tuệ mới đạt được, mới quyết định được”. Nói cách khác, giữa Trí và Tuệ có sự liên quan thâm thiết với nhau, lắm khi được sử dụng lẫn lộn tùy theo ngữ cảnh; nhưng khái quát lại có thể hiểu: liễu biệt sự tướng trên phương diện Hữu vi thì gọi là Trí; thông đạt tính Không, thực tướng của vạn hữu thì gọi là Tuệ. Tuệ ở đây đồng nghĩa với Bát Nhã, với Giác Ngộ. Khi nói “đạo Phật là đạo của Trí tuệ” chính là Trí Tuệ được xét ở phương diện này.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

GIEN DI TRUYỀN & NHÂN QUẢ

HỎI:
Theo khoa học, tướng mạo đẹp, xấu v.v… của một con người là do ảnh hưởng của gen di truyền. Trong khi đó, quan điểm của Phật giáo thì cho rằng con người hiện tại là kết quả của luật nhân quả. Xin cho biết những ảnh hưởng nhân quả lên tướng trạng và giải thích rõ hơn về quan điểm này.

ĐÁP:
Thuyết nhân quả là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo. Phạm trù nhân quả rất rộng lớn, đa dạng, tương quan mật thiết và tác động lẫn nhau trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Vì thế, để hiểu một cách sâu sắc và toàn triệt về nhân quả, nhất là quả dị thục thì ngoài việc nghiên cứu về phương diện lý thuyết cần phải thể nghiệm nhân quả bằng tuệ giác, kinh nghiệm nội tại thông qua thiền định như các bậc Thánh, bởi quả dị thục của nghiệp là một trong bốn phạm trù mà con người không thể tư duy được (Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Bốn pháp).

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

THIỀN CHỈ & THIỀN QUÁN

Hỏi:
Xin cho biết sự khác nhau cơ bản giữa tu tập Thiền Chỉ và Thiền Quán? Tứ Thiền và Tứ Quả là gì? Sự khác biệt và mối liên hệ giữa chúng? 

Đáp:
Thiền Chỉ và Thiền Quán là hai hình thức vận dụng tâm khi tu tập Thiền định (Jhàna) của Phật giáo. Tu tập Thiền Chỉ (Sammatha), hành giả để tâm dừng trú trên một đối tượng với chánh niệm tỉnh giác, không suy nghĩ và tư duy. Như để tâm theo dõi hơi thở vào ra hoặc trú tâm vào danh hiệu Phật, dứt bặt nghĩ tưởng và hoàn toàn chánh niệm tỉnh giác tức đang hành Thiền Chỉ. Tu tập Thiền Quán (Vipassana) thì lại khác, hành giả để tâm theo dõi một đối tượng và phân tích hay tư duy trên đối tượng ấy, nói cách khác là quán tánh sanh diệt trên đối tượng. Theo quan điểm của kinh tạng Nikàya thì có bốn mươi đối tượng tu tập Thiền Quán. Tuy nhiên, hành giả phải để tư duy hoạt động trên cơ sở sự thật về Duyên khởi hoặc Khổ, Vô thường hay Vô ngã. Nếu tư duy mênh mang và không phân tích sự vật theo duyên sinh thì đấy chỉ là vọng tưởng mà không phải Thiền Quán.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Cuộc sống cũng như...pha trà


Life is like making tea!
Boil your ego
Evaporate your worries
Dilute your sorrows
Filter your mistake and,
Get taste of happiness

“ Cuộc sống cũng giống như pha trà
Nấu sôi cái tôi
Bốc hơi điều lo lắng
Pha loãng những muộn phiền
Thanh lọc những lỗi lầm
Và…
Nếm hương vị hạnh phúc.”

Cuối giờ Pháp thoại, vị Giáo thọ tặng chúng tôi bài thơ trên. Một bài thơ tiếng Anh chẳng biết tác giả là ai được dịch ra tiếng Việt như thế. Với tôi, bài thơ hay quá, nó gợi cho tôi nhiều suy nghĩ thú vị. Trong cuộc sống của chúng ta, lúc nào ta cũng bị bản ngã trói chặt. Bản ngã có mặt sai sử ta trong tất cả mọi việc, chen vào mọi ngóc ngách trong quan hệ giữa ta và người. Bản ngã rất tích cực… hành động, sự tích cực nầy nhấn chìm ta trong bể khổ mà chỉ có ta tự chèo chống để vượt thoát, để lướt trên sóng khổ đau chứ không ai có thể giúp ta hiệu quả hơn bằng nổ lực của chính ta.


Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

NGHỆ THUẬT SO SÁNH

Những khi bạn tự so sánh mình với người khác, thì thường thường bạn có khuynh hướng cảm thấy là mình hay hơn hay dỡ hơn? Nếu như trong sự so sánh bạn ưa chuộng mình hơn, bạn có cảm thấy hảnh diện không? Và nếu ngược lại thì bạn có cảm thấy khổ đau không? Nhưng thật ra thì cả hai lối phản ứng ấy đều ngăn chận không cho ta thấy được chân tướng của sự vật. Và nếu như bạn là người có cảm nhận hay so sánh, thì câu hỏi thật sự là: Ai là người so sánh? Bạn cũng đừng nên chối bỏ cảm nhận này, hoặc tự trách mình là xấu, nhưng bạn hãy nhìn cho kỹ đi vì thật ra ta cũng quý mến nó lắm.


Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

TRÀ, THIỀN, NHÂN GIAN CÕI TỊNH

Không biết từ bao giờ hình ảnh của Trà đã in đậm vào cõi nhân gian, hương vị của Trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của Trà đã thấm đậm vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi Trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.




Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

NÉT ĐẸP QUYẾN RŨ VƯỜN NHẬT


Những khu vườn Nhật luôn có sắc vẻ thanh thoát,
giản dị và gần gũi với thiên nhiên
Nghệ thuật làm vườn Nhật đã phát triển từ lâu. Những loài hoa như anh đào, mận, đỗ quyên, cây đuôi diều hay các loại cây cỏ khác đã được đem về trồng trong vườn để có thể tận hưởng được vẻ đẹp tự nhiên. Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Tù nhân và gái đẹp

Câu chuyện được Đức Phật kể lại khi ở trong một rừng cây gần thị trấn Desaka thuộc nước Sumedha.


Chuyện kể rằng, có một tù nhân bị giam giữ lâu ngày trong ngục tối, đã rất lâu anh ta chưa hề thấy bóng dáng của bất cứ một người con gái nào. Anh ta đã thỏ thẻ ước nguyện thầm kín của mình cho người quản ngục, và người quản ngục tốt bụng ấy đã đệ trình nguyện vọng chính đáng của tù nhân lên đức vua.