Hiển thị các bài đăng có nhãn phatgiao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phatgiao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tứ Vô Lượng Tâm

Trong việc tu tập sự rèn luyện trí tuệ là cần yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường sáng chiếu rọi cho giới luật rõ ràng mà thúc liễm thân tâm, miên mật mới có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc vì vô minh là gốc luân hồi. Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu khổ của thế gian...

Trong việc tu tập sự rèn luyện trí tuệ là cần yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường sáng chiếu rọi cho giới luật rõ ràng mà thúc liễm thân tâm, miên mật mới có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc vì vô minh là gốc luân hồi. Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu khổ của thế gian. Trong các pháp tu tập ấy, Phật dạy trước tiên phải dẹp bỏ tự ngã của mình mà trau dồi phẩm hạnh từ bi và rèn luyện tâm trí. Trong phạm vi bài này, tứ vô lượng tâm được đặc biệt chú tâm sâu sắc đối với người cư sĩ hay tu sĩ.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Thuyết nhân quả

Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. 


Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. 

Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.