Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH ANSON. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH ANSON. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Công dụng của Giới đức


       

Công dụng của Giới đức

Tỳ kheo Thanissaro


Giới thiệu: Tỳ kheo Thanissaro là một tu sĩ người Mỹ, viện chủ thiền viện Metta (Từ bi), bang California, Hoa Kỳ.
-oOo-
Đức Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. Thiền định Phật giáo được xem như một phương cách chữa trị, và giờ đây có nhiều nhà tâm lý trị liệu đã thử dùng phương cách này như một phần trong công tác trị liệu của họ.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng hành thiền tự nó không thể cung cấp một sự trị liệu toàn túc. Cần phải có các hỗ trợ ngoại vi. Các thiền sinh ngày nay đặc biệt đã bị ảnh hưởng sâu đậm của văn minh vật chất, khiến họ không có sự kiên cường, trì chí, và tự tin cần thiết để các pháp hành thiền Chỉ-Quán trở nên công dụng hữu hiệu. Một vài vị thiền sư nhận thấy được vấn đề này, và cho rằng con đường Phật giáo không đủ để cung ứng các nhu cầu đặc biệt của chúng ta. Để bổ sung, các vị ấy thí nghiệm kết hợp với nhiều phương cách khác, chẳng hạn như huyền học, thi ca, tâm lý trị liệu, xã hội học, khổ hạnh, nghi lễ tế tự, âm nhạc, vv. Thật ra, vấn đề chính ở đây không phải là có một sự khiếm khuyết nào trong con đường Phật giáo, mà là vì chúng ta đã không thực hành đầy đủ phương thức trị liệu của Đức Phật.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Tóm Tắt Căn Bản Phật Giáo

Tỳ khưu Dhammika

Bình Anson lược dịch

Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp)của Bhikkhu Dhammika, ấn bản Internet (http://www.buddhanet.net).

Giới thiệu đạo Phật

Tỳ kheo Bodhicitto


Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài, trở thành các tu sĩ nam và nữ hoặc các đệ tử cư sĩ. Trong một thời gian dài như thế và với rất nhiều đệ tử có nhiều nguồn gốc khác nhau, Ngài đã để lại một kho tàng các lời giảng quý báu với nhiều chủ đề, công dụng khác nhau. Tuy nhiên, cốt tủy của các lời giảng đó lúc nào cũng giống nhau:

--"Nầy chư Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt khổ".

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Nhân cách thăng bằng

Robert Bogoda

Phật Pháp không phải là sách tiểu thuyết để đọc rồi quên đi. Phật Pháp có liên quan đến đời sống - một đời sống thực, một đời sống mà bạn và tôi trải qua hằng ngày. Giá trị của đời sống nầy sẽ gia tăng đáng kể khi Phật Pháp được diễn dịch ra hành động, và thấm nhập vào tánh tình của chúng ta qua các nỗ lực thường xuyên, qua các thực tập mỗi ngày.

Mục đích tối hậu của Phật Pháp là Niết Bàn - vượt thoát khỏi mọi hoạn khổ, phiền não. Mụcđích trước mắt là giúp ta hiểu rõ và giải quyết các vấn đề trực diện với ta trong đời sống hằng ngày, giúp ta trở thành những con người sống an lạc, thảnh thơi và thăng bằng, sống hòa hợp với môi trường chung quanh và những người đồng loại. Tuy thế, sự thăng bằng nầy cũng không dễ thực hiện, nhất là trong thế giới ngày nay với nhiều giá trị ảo tưởng và các thành kiến hư ngụy.

Quán niệm hơi thở

Thiền sư U Acinna


Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Ðạo và Quả

Ni sư AYYA KHEMA

- BÌNH ANSON lược dịch
Tham vọng dường như là một hiện tượng tự nhiên của con người. Có người muốn giàu, có quyền thế hoặc danh vọng. Có người muốn có nhiều kiến thức, có bằng cấp. Có người chỉ muốn có một tổ ấm nhỏ và từ đó họ có thể ngắm nhìn quang cảnh giống nhau mỗi ngày. Có người muốn tìm một người tình lý tưởng, hoặc càng gần lý tưởng càng tốt.