Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Những luận cứ then chốt để phủ nhận khái niệm hiện hữu tự tại của mọi hiện tượng

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong 

11
Những luận cứ then chốt để phủ nhận
khái niệm hiện hữu tự tại của mọi hiện tượng.

BÌNH GIẢI

Trong phân đoạn phụ sau đây – từ tiết 116 đến 150 –, Tịch Thiên trình bày những luận cứ nhắm mục đích phủ nhận khái niệm về hiện hữu nội tại, chẳng hạn như luậm cứ về những mảnh kim cương, luân cứ về cá thể và sự khác biệt, luận lý về nguồn gốc tương liên và luận lý về sự hiện-hựu và phi-hiện-hữu.

Luận cứ về những mảnh kim cương phủ nhận khái niệm hiện hữu nội tại của các hiện tượng bằng cách khảo sát về sự tạo tác do nguyên nhân dựa vào sự phân tích về bốn điểm. Luận lý về cá thể và sự khác biệt phủ nhận hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng bằng cách khảo sát về bản thể chính yếu của chúng – luận cứ này có thể kéo theo những hình thức khác, chẳng hạn như luận lý về năm điểm và về bẩy điểm. Luận lý về hiện-hữu và phi hiện-hữu phân tích những hậu quả của mọi vật thể và biến cố, khảo sát xem những hậu quả đó có hiện hữu hay không hiện hữu ; một hình thức khác của luận lý này là cách phân tích quan điểm đồng loạt giữa nguyên nhân và hậu quả – tự hỏi một nguyên nhân có thể đưa đến nhiều hậu quả hay không hoặc nhiều nguyên nhân đưa đến một hâu quả duy nhất. Sau cùng, luận lý cao xa hơn hết ấy là luận lý về nguồn gốc tương liên. 

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Phủ nhận những điều bác bỏ

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet

Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong

10
Phủ nhận những điều bác bỏ

Những tạo dựng nhị nguyên

Để mở đầu cho tập Nhập Trung đạo, trước hết Long Thọ (Nagarjuna) tán dương Đức Phật Thích-Ca Mâu-ni. Cách thức ông tôn vinh những đức tính của Phật và ngỏ lòng tôn kính Ngài đã cho thấy một cách minh bạch hai chủ đề chính trong trước tác của ông – giảng huần về Tánh không và nguyên lý tương liên của mọi hiện tượng. Bằng hai tiết thơ, Long Thọ suy tôn Phật như một người đầy khả năng thuyết giảng về triết lý của Tánh không và nguyên nhân tương liên, với tất cả uy thế và hiểu biết vẹn toàn để chọn đúng thời điểm thích nghi để đưa ra những lời thuyết giảng, phù hợp cả với tánh khí, khả năng tinh thần và nhu cầu tâm linh của những người nghe. 

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Bản chất của mọi hiện tượng

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet

Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong 

9
Bản chất của mọi hiện tượng

BÌNH GIẢI

Tổng thể và những thành phần của nó

Tịch Thiên trình bày tiếp theo về vô-ngã của mọi hiện tượng, trước hết bằng cách dựa vào bốn cách quán tưởng thiền định – quán tưởng về thân xác, giác cảm, tâm thức và hiện tượng. Dựa theo các điều chỉ dẫn trong các tiết sau đây, ta hãy bắt đầu tập trung sự chú tâm vào bản chất của chính thân xác ta, bằng cách chiêm nghiệm về những đặc tính tổng quát và cá biệt của nó ; ta chọn một vài đặc tính trong số này và quán tưởng chẳng hạn như quá trình già nua hay những chất uế tạp kết hợp ra thân xác vật chất. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết về cách thiền định này.

Trên phương diện tổng quát, quán tưởng về thân xác, tức sự kiện suy tư về bản chất của chính thân xác ta, là cách thiền định đề cập trong kinh sách Tiểu thừa. Ta mở rộng sự quán tưởng về bản thể của thân xác, những giác cảm, tâm thức và các hiện tượng thuộc của tất cả các chúng sinh, thân xác, những giác cảm, tâm thức và hiện tượng đó mang đặc tính vô tận như không gian. Vậy, ta hãy tiếp tục chú tâm vào cách tập luyện tâm thức theo Đại thừa. Khi ta quán tưởng về Tánh không của các yếu tố đó – thân xác, giác cảm, tâm thức và hiện tượng –, chính là ta tập trung thiền định về sự thực tối hậu.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Bản chất và sự hiện hữu của cái « tôi »

Đức Đạt Lai Lạt Ma

TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

8
Bản chất và sự hiện hữu của cái « tôi »

Lòng từ bi xuất phát từ sự thực hiện Tánh không 

Long Thọ nói rằng bồ đề tâm, tức là nguyện ước đạt được giác ngộ vì sự an vui của tất cả chúng sinh, chính là nền móng của giác ngộ và giác ngộ còn cần phải bổ khuyết thêm sự sáng suốt giúp thực hiện Tánh không. Vì thế nếu ta nguyện ước đạt được đạt được giác ngộ hoàn hảo, ta phải làm sống dây trong ta nền móng căn bản đó để giúp ta thực hiện được mục tiêu. Nguồn gốc của lòng thương người là lòng từ bi rộng lớn mà yếu tố bổ sung không thể thiếu sót là sự hiểu biết siêu nhiên thực hiện được Tánh không. Ba thành phần đó – gồm bồ đề tâm, lòng từ bi bao la, và sự hiểu biết siêu nhiên về Tánh không – là bản chất của con đường đưa đến giác ngộ. Tu tập về ba thành phần đó sẽ giúp ta đạt được thể dạng trọn vẹn của sự hiểu biết toàn năng ; thiếu thể dạng ấy, không thể nào đạt được Phật tính. Ta có thể nói rằng ba khía cạnh đó của con đường là những điều kiện cần thiết và đầy đủ để đạt đến thể dạng của Phật.

Chúng ta đã quan tâm đến cái nhìn về Tánh không và cách thức mà sự hiểu biết siêu nhiên thực hiện được Tánh không, sự hiểu biết này có khả năng loại bỏ được vô minh căn bản và từ đó sẽ dẫn dắt ta giải thoát khỏi khổ đau. Thực hiện được Tánh không sẽ giúp ta đủ khả năng để nhận ra tâm thức vô minh bám níu vào khái niệm về hiện hữu nội tại là một tâm thức méo mó. Vì nó là một thể dạng tâm thức cho nên có thể loại bỏ nó được. Vì thế tiềm năng giải thoáthiện hữu một cách tự nhiên trong tất cả mọi chúng sinh. Khi đã thực hiện được Tánh không về sự hiện hữu nội tại, lúc ta cũng sẽ có thể khai triển cảm tính thành thật và hùng mạnh của lòng từ bi đối với tất cả sinh linh có giác cảm, đang bi giam hãm trong chu kỳ hiện hữu vì vô minh căn bản không cho phép hiểu được bản chất của thực tại.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

7 Tánh không theo học phái Trung luận

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

7
Tánh không theo học phái Trung luận

BÌNH GIẢI

Tâm thức của người A-la-hán

Theo cách bình giải của Khentchen Kungzang Palden, trong phần này Tịch Thiên đưa ra những luận cứ chứng chứng minh tánh cách thượng đẳng của Trung đạo.

44. Đạo Pháp bắt nguồn từ cuộc sống xuất gia đích thực nơi tu viện, tuy nhiên trở thành một nhà sư đích thực không phải là chuyện dễ : một tâm thức còn vướng mắc trong khái niệm thật khó để đạt đến Niết-bàn.

45. (Đại Tỳ-ba-sa luận) Sự giải thoát là kết quả hiển hiện tức thời khi gạt bỏ được dục vọng. 
(Trung đạo) Nhưng người ta vẫn nhận thấy hậu quả của nghiệp đối với những kẻ không còn mang dục vọng.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT - Để Tái Sinh Trong Một Kiếp Sống Tốt Đẹp Hơn

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG, TP. Hồ Chí Minh 10- 2010

Ấn bản tiếng Việt 2010
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG, TP. Hồ Chí Minh 10- 2010
Nhà sách VĂN THÀNH
60/116 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3,
TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 38 482 028 - 0908 585 560
Email: thanhnguyen@hcm.vnn.vn


Ấn bản tiếng Anh:
ADVICE ON DYING 
And Living a Better Life 
(ATRIA Books, New York, 2002, ISBN: 0-7434-6302-1)

Ấn bản tiếng Pháp:
VAINCRE LA MORT 
et vivre une vie meilleure
(PLON, Paris, 2003, ISBN: 2-259-19859-7)
Copyright by His Holiness the Dalai Lama and Jeffrey Hopkins, Ph.D. 2002