Hiển thị các bài đăng có nhãn môi trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn môi trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Triết học sinh thái Phật giáo và ý thức sinh thái hiện đại

(HDPT) - Quan điểm bình đẳng phổ biến của Phật giáo là luận chứng trực tiếp cho học thuyết cân bằng sinh thái. Cho đến, Đạo đức môi trường của Phật giáo thực tiễn cho thấy rất có lợi trong việc xây dựng hệ sinh thái.



Phương Lập Thiên[1]

Thích Nhuận Đạt dịch 

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Các nhà khoa học khám phá rằng việc làm sạch hơn môi trường sống làm nhiều người dễ bị nhiễm bệnh suyễn hơn


Tác giả: Li Yuqun

Những nghiên cứu mới cũng cho thấy nếu trẻ em thoát khỏi những sự nhiễm trùng khác nhau trong thời thơ ấu, khi ấy hệ thống miễn dịch của chúng sẽ phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với bụi và các chất bên ngoài và điều này gây ra dị ứng hay suyễn. Nghiên cứu cho thấy trẻ em từ các quốc gia nghèo thì thường xuyên bị bệnh, nhưng chúng hiếm khi bị suyễn. Điều thú vị là Đông Đức có một tỷ lệ bệnh suyễn thấp trước khi Đức được hợp nhất. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, tỷ lệ bệnh suyễn gia tăng tại Đông Đức.

Andy Liu từ một phòng khám suyễn trong Bệnh viện Do Thái quốc gia ở Denver nói, “Cách làm sạch môi trường sống của chúng ta có lẽ dẫn đến việc gia tăng toàn cầu bệnh suyễn và dị ứng.” Các nhà nghiên cứu cũng khám phá rằng trẻ em từ các trung tâm chăm sóc có một nguy cơ thấp bị suyễn vì chúng thường xuyên bị bệnh. Các trẻ em lớn lên ở trang trại cũng có sức kháng cự hơn với bệnh suyễn.

Nghiên cứu mới này cho chúng ta một cơ hội ngẫm nghĩ lại chính chúng ta. Có một nguyên lý cổ xưa của người Trung Quốc, “nếu một đứa bé thường xuyên chịu bệnh nhẹ, sẽ không có bệnh nặng xảy đến với nó.” Châm ngôn cổ xưa này kết luận tại sao không phải là xấu khi một đứa bé bị bệnh một lần trong một khoảng thời gian, nên cậu ta lớn lên là một người khỏe mạnh. Khoa học đã chứng minh rằng câu châm ngôn cổ xưa này là chính xác khi nói đến bệnh suyễn. Điều này dẫn đến một câu hỏi khác rằng chúng ta phải hỏi chính mình. Nếu mọi người nhận được nhiều bệnh nhiễm trùng trong môi trường dơ bẩn, và môi trường sạch đưa đến gia tăng bệnh suyễn và các bệnh dị ứng, khi đó môi trường nào chúng ta sẽ sống trong đó?

Từ thế kỷ 18, khi Robert Krevers kết luận rằng ảnh hưởng bên ngoài gây ra bệnh, mọi người đã bắt đầu câu hỏi không lời giải đáp của họ để tìm ra nguyên nhân căn bệnh bằng các nghiên cứu vi khuẩn, vi trùng và các nhân tố môi trường khác. Trong vài trăm năm qua, nghiên cứu y tế đã đối mặt với một sự thật khó chịu. Mỗi lần đột phá y tế dẫn nhân loại đến một tình trạng xấu hơn. Ví dụ, mỗi lần chúng ta tạo ra một thuốc kháng sinh, chúng ta gây ra một mầm bệnh mới mà kháng được loại thuốc kháng sinh này. Sau đó chúng ta gặp một vòng lẩn quẩn. Chúng ta phát triển các thuốc kháng sinh mới để giết các vi khuẩn kháng thuốc. Sau đó, vi khuẩn trở nên kháng thuốc với loại kháng sinh này. Các quốc gia phát triển đang làm sạch môi trường của họ và giảm thiểu các căn bệnh truyền nhiễm, nhưng môi trường mới là mầm mống phát sinh bệnh suyễn và các bệnh dị ứng. Rõ ràng là việc kiểm soát môi trường không thể kiểm soát bệnh. Nó có không làm cho bạn tự hỏi điều thật sự gây nên bệnh là gì sao?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/4/2/14479.html
http://pureinsight.org/node/185
http://chanhkien.org/2010/03/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-rang-viec-lam-sach-hon-moi-truong-song-lam-nhieu-nguoi-de-bi-nhiem-benh-suyen-hon.html