Hiển thị các bài đăng có nhãn Khí công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khí công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Vai trò Thiền học trong Khí công

Thông thường, hễ nói đến Thiền là chúng ta nghĩ ngay đến pháp môn tu của Phật giáo. Thật ra không hẳn vậy. Ngày nay khoa học đã xem Thiền như một phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nhất là thiền được vận dụng song song với khí công để trị liệu một số bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng và bệnh lý thần kinh.

Thiền (còn gọi là Thiền na), theo Phật giáo định nghĩa là tư duy hay tĩnh lự. Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát đối tượng (các pháp). Một tên gọi khác là Thiền định hay Tam-muội, được phiên âm từ chữ samadhi trong tiếng Phạn, có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn.

Tu thiền theo Phật giáo là giữ cho tâm vô vi, chánh niệm, không tạo nghiệp trong kiếp này để kiếp sau thoát được vòng luân hồi sanh tử. Phương pháp ngồi là kiết già phu tọa theo thế hoa sen, giữ chánh niệm tỉnh giác ngay trước mặt bằng cách đếm số hoặc theo dõi hơi thở, tức nhất tâm bất loạn. Cao hơn là vô vi trí não, không để tạp niệm xen vào đầu óc. Trong lúc ngồi thiền, hành giả thở bình thường, không vận khí, không tưởng tượng bất cứ gì khác. Nghĩa là nội tâm và ngoài cảnh đều ở trạng thái tĩnh. Lối tu này giống với phương pháp của y khoa hiện đại, nó có tác dụng rửa não, trị và phòng ngừa được một số bệnh về tâm lý, đặc biệt là bệnh thần kinh. Tuy nhiên, để trị được bệnh của cả tâm và sinh lý một cách có hiệu quả, hành giả cần phải thực hành song song với khí công như vừa nói ở trên.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vai trò Thiền học trong Khí công

Thông thường, hễ nói đến Thiền là chúng ta nghĩ ngay đến pháp môn tu của Phật giáo. Thật ra không hẳn vậy. Ngày nay khoa học đã xem Thiền như một phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nhất là thiền được vận dụng song song với khí công để trị liệu một số bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng và bệnh lý thần kinh.


Thiền (còn gọi là Thiền na), theo Phật giáo định nghĩa là tư duy hay tĩnh lự. Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát đối tượng (các pháp). Một tên gọi khác là Thiền định hay Tam-muội, được phiên âm từ chữ samadhi trong tiếng Phạn, có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn.

Tu thiền theo Phật giáo là giữ cho tâm vô vi, chánh niệm, không tạo nghiệp trong kiếp này để kiếp sau thoát được vòng luân hồi sanh tử. Phương pháp ngồi là kiết già phu tọa theo thế hoa sen, giữ chánh niệm tỉnh giác ngay trước mặt bằng cách đếm số hoặc theo dõi hơi thở, tức nhất tâm bất loạn. Cao hơn là vô vi trí não, không để tạp niệm xen vào đầu óc. Trong lúc ngồi thiền, hành giả thở bình thường, không vận khí, không tưởng tượng bất cứ gì khác. Nghĩa là nội tâm và ngoài cảnh đều ở trạng thái tĩnh. Lối tu này giống với phương pháp của y khoa hiện đại, nó có tác dụng rửa não, trị và phòng ngừa được một số bệnh về tâm lý, đặc biệt là bệnh thần kinh. Tuy nhiên, để trị được bệnh của cả tâm và sinh lý một cách có hiệu quả, hành giả cần phải thực hành song song với khí công như vừa nói ở trên.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Hô hấp trong khí công

Ý NIỆM VỀ KHÍ


Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force, Electromagnetism... Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do Inyushin.