Hiển thị các bài đăng có nhãn THÀNH DUY THỨC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THÀNH DUY THỨC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

THÀNH DUY THỨC LUẬN | XIX. NĂM HẠNH VỊ TU CHỨNG


Share on facebook
THÀNH DUY THỨC LUẬN 
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang 
Việt dịch : Hòa Thượng Thích Thiện Siêu 
Mùa An cư P.L. 2539 – 1995
XIX. NĂM HẠNH VỊ TU CHỨNG
- Đối với Duy thức tướng, Duy thức tánh đã được thành lập như vậy. Ai? Qua bao nhiêu vị thứ? Như thế nào được ngộ nhập?
- Ai có đủ hai chứng tánh Đại thừa, trải qua năm vị thứ lần lần ngộ nhập.
Những gì là hai thứ chủng tánh Đại thừa? Đó là:
a. Chủng tánh vốn tánh có sẵn, tức là pháp nhân vô lậu, pháp nhĩ sẵn có, từ vô thủy lại, y phụ nơi bản thức.
b. Chủng tánh do huân tập thành, tức do nghe Chánh pháp từ pháp giới bình đẳng lưu xuất, nghe rồi suy nghĩ, suy nghĩ rồi tụ tập, huân tập thành chủng tánh.
Phải có đủ hai chủng tánh Đại thừa đó mới có thể dần dần trải qua năm vị thứ ngộ nhập Duy thức.
- Sao gọi là năm vị thứ ngộ nhập Duy thức?
1. Tư lương vị - Tu tập thuện theo giải thoát phần (Niết bàn) của Đại thừa.
2. Gia hạnh vị - Tu tập thuận theo quyết trạch phần (kiến đạo) của Đại thừa. 
3. Thông đạt vị - Là các Bồ tát trụ địa vị thấy đạo.
4. Tu tập vị - Là các Bồ tát trụ ở địa vị tu đạo.
5. Cứu kính vị - Là trụ địa vị Vô thượng chắnh đẳng Bồ đề.
- Thế nào là dần dần ngộ nhập Duy thức?
Đó là các Bồ tát đối với lý Duy thức tướng, tánh; ở trong Tư lương vị, tin hiểu sâu xa; ở trong Gia hạnh vị, dần dần khắc phục diệt trừ sở thủ, năng thủ, nhờ đó dần phát sanh trí chơn kiến đạo; ở trong Thông đạt vị, thông đạt đúng như thật lý Duy thức tướng, tánh; ở trong Tu tập vị, thì đúng như lý đã thông đạt, nhiều lần tu tập khắc phục dứt trừ các chướng; đến Cứu kính vị,
thì ra khỏi mọi chướng, được tròn sáng, tận đời vị lai giáo hóa hữu tình, khiến học cũng ngộ nhập được Duy thức tướng, tánh. 
http://thuvienhoasen.org/p24a3067/19-nam-hanh-vi-tu-chung

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

THÀNH DUY THỨC LUẬN | XVII. BA TỰ TÁNH


Share on facebook
THÀNH DUY THỨC LUẬN 
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang 
Việt dịch : Hòa Thượng Thích Thiện Siêu 
Mùa An cư P.L. 2539 – 1995
XVII. BA TỰ TÁNH
- Nếu chỉ có thức tại sao trong các kinh đức Thế Tôn nói có ba tánh?
Nên biết ba tánh cũng không lìa thức, vì sao?
Tụng nói:
Do Biến kế nọ kia,
Biến kế chủng chủng vật,
Biến kế sở chấp này,
Tự tánh toàn không có,
Tự tánh Y tha khởi,
Do duyên phân biệt sanh;
Viên thành thật nơi đó,
Thường xa lìa biến kế.
Nên nó cũng Y tha,
Chẳng khác chẳng không khác,
Như tánh vô thường thảy,
Thấy đây, mới thấy kia.
Luận rằng: So đo chấp trước cùng không mọi thứ, nên gọi là Biến kế. Phẩm loại Biến kế rất nhiều, cho nên nói là nọ kia (kia kia). Đó tức là tính hư vọng phân biệt Năng biến kế. Chính tính hư vọng phân biệt năng Biến kế nọ kia mà chấp trước cùng khắp mọi vật bị biến kế; đó là vọng chấp năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới v.v... là thật có ngã hoặc pháp với tự tánh và nghĩa sai biệt của nó (như ngã pháp thường, vô thường). Tự tánh và nghĩa sai biệt ngã pháp được vọng chấp này, chung gọi là Biến kế sở chấp tự tánh. Chính tự tánh Biến kế chấp đó hoàn toàn không có, vì đem giáo lý suy xét thấy nó không thể có được. 
- Hoặc câu tụng đầu "Do Biến kế nọ kia" Là nói về thức năng biến kế. Câu thứ hai "Biến kế chủng chủng vật" là nói về cảnh sở biến kế. Nữa phần bài tụng sau mới nói đến Biến kế sở chấp hoặc ngã hoặc pháp, tự tánh không phải có, vì đã rộng nói rõ ràng nó là bất sở đắc (không có được).