Hiển thị các bài đăng có nhãn Tánh Không. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tánh Không. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG

Kinh Mahasunnata-sutta-sutta
(dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna 
và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu)

Bản dịch Việt: Hoang Phong

Tôi từng được nghe như thế này:


Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi sớm tinh sương, Đấng Thế Tôn mặc áo cà-sa, khoác thêm y thượng (áo ấm mặc thêm bên ngoài), ôm bình bát đi vào thành Ca-tì-la-vệ để khất thực. Sau khi khất thực ở thành Ca-tì-la-vệ, ăn xong và trở về thì Đấng Thế Tôn thân hành đến nơi trú ngụ của một người dân Sakka (dân thuộc bộ tộc Thích-ca) là Kala-khemaka để nghỉ trưa. Hôm ấy nhiều chỗ nằm đã được dọn sẵn tại nơi trú ngụ của người dân Sakka tên là Kala-khemaka này. Đấng Thế Tôn trông thấy có nhiều chỗ nghỉ ngơi được dọn sẵn. Khi nhìn thấy các chỗ nghỉ ngơi ấy Đấng Thế Tôn bèn tự hỏi: "Nếu có nhiều chỗ nghỉ ngơi như thế này thì tất phải có nhiều tỳ-kheo đang sinh hoạt nơi đây?"

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không

Phần III. Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không


Buddhadasa Bhikkhu 
CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

Phần III

Phải luyện tập như thế nào 
để thường trú trong tánh không

Trong buổi thuyết trình lần thứ hai vừa qua, tôi đã giải thích thế nào là tánh không. Vì thế hôm nay thiết nghĩ chỉ cần trình bày về các cách luyện tập nhằm giúp thường trú trong tánh không – một điều mà tất cả mọi người đều có thể thực hành được, kể cả những người chưa được học hỏi nhiều về kinh điển Phật Giáo hoặc không có căn bản học vấn cao.
Nhập đề
            Để có thể hiểu được "thường trú trong tánh không" là gì thì phải tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của một vài từ như: "hiểu biết", "thực hiện", "quán thấy minh bạch", "thường trú trong...", "trở nên trống không". Dưới đây là cách định nghĩa thông dụng của các từ này:
            Hiểu biết = có nghĩa là hiểu biết tánh không
            Thực hiện = có nghĩa là thực hiện tánh không
            Quán thấy minh bạch = có nghĩa là quán thấy minh bạch tánh không
            Thường trú trong...  = có nghĩa là thường trú trong tánh không
            Trở nên trống không = có nghĩa là trở nên trống không trong tánh không, hay trở thành tánh không.
            Vậy đâu là những khía cạnh khác biệt và tinh tế có thể giúp phân biệt các từ và các cách diễn đạt trên đây? Chúng ta phải hiểu như thế nào về ý nghĩa của từng chữ và từng cách diễn đạt ấy tùy theo các bối cảnh và trường hợp khi chúng được nhắc đến?

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Tánh Không là gì

Trích một phần, từ:

● Phần II. Tánh Không là gì


Buddhadasa Bhikkhu 
CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

Phần IITánh Không là gì

Trong buổi nói chuyện trước đây tôi cũng đã nhắc đến tánh không và cho biết đấy là một chủ đề thật chủ yếu, thế nhưng tôi chưa kịp triển khai một cách đầy đủ và tương xứng với tầm quan trọng của nó. Thiết nghĩ chúng ta cần phải thấu triệt khái niệm này một cách sâu sắc hơn. Nhiều khía cạnh của chủ đề này quả thật là vẫn còn quá mù mờ, do đó tôi sẽ dành trọn buổi nói chuyện hôm nay cho đề tài này.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

7 Tánh không theo học phái Trung luận

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

7
Tánh không theo học phái Trung luận

BÌNH GIẢI

Tâm thức của người A-la-hán

Theo cách bình giải của Khentchen Kungzang Palden, trong phần này Tịch Thiên đưa ra những luận cứ chứng chứng minh tánh cách thượng đẳng của Trung đạo.

44. Đạo Pháp bắt nguồn từ cuộc sống xuất gia đích thực nơi tu viện, tuy nhiên trở thành một nhà sư đích thực không phải là chuyện dễ : một tâm thức còn vướng mắc trong khái niệm thật khó để đạt đến Niết-bàn.

45. (Đại Tỳ-ba-sa luận) Sự giải thoát là kết quả hiển hiện tức thời khi gạt bỏ được dục vọng. 
(Trung đạo) Nhưng người ta vẫn nhận thấy hậu quả của nghiệp đối với những kẻ không còn mang dục vọng.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Bạn nên từ bỏ việc làm phi đạo đức (phi đức hạnh), nguyên nhân của khổ đau, và thực tập đạo đức (đức hạnh), nguyên nhân của hạnh phúc. Hãy chuyển hóa động lực thúc đẩy tiêu cực thành tích cực khiến các hành vi của bạn sẽ trở nên có đạo đức. Bằng cách này, bạn sẽ không hoang phí đời mình mà còn khiến nó trở nên có ý nghĩa. Ít nhất bạn sẽ không gây tổn thương cho chính mình hoặc người khác.

Trong trường hợp bạn muốn thực tập thiền định dựa trên tánh không, tôi sẽ trình bày hai phương pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu trong việc hành thiền. 

Phương pháp thứ nhất là cách thức mà tôi thường xuyên đề cập đến suốt trong các khóa thiền—thiền đi dựa trên tánh không. Đây là một phương pháp thiền chánh niệm[1] nhưng nó sâu sắc hơn nhiều so với cáchđi có chánh niệm thông thường nơi mà bạn chỉ duy trì tỉnh thức “tôi đang đi”v.v Nếu có thể thực tập thiền đi cóchánh niệm—tôi đang đi—thì bạn cũng có thể thực tập thiền ăn trộm có chánh niệm trong khi cướp nhà băng hoặc móc túi người khác—“tôi đang ăn trộm”. Thực chất, nếu bạn đang ăn trộm, thì điều đó chắc chắn không như một ý niệm xấu để lưu tâm—nếu không, bạn bị bắt! Thiền chánh niệm chú trọng đến sự quán chiếu hơn là những gì bạn đang thực hiện. Những gì bạn thực sự cần quán chiếu là động lực thúc đẩy của mình. Nếu không quán chiếu tâm mình, thì bạn không biết cái gì đang thúc đẩy các hành động của bạn. Những gì bạn nên làm là phát hiện ra động lực thúc đẩy tiêu cực, nguyên nhân của khổ đau, và chuyển hóa nó thành tích cực. Bạn nên áp dụng thiền định giống như một phương thuốc để trị lành các ý niệm tác hại, các vọng tưởng—những xúc cảm nhiễu loạn gây tổn thương cho chính mình và người khác. 

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Tánh không và chân không

(PGVN)
Hôm nay nhân ngày giải hạ, tăng, ni trở về đây chúc mừng khánh tuế cho tôi, đồng thời xin tôi cho vài lời nhắc nhở trên bước đường tu hành, tôi rất hoan hỉ. Trước tiên tôi xin chúc mừng tăng, ni qua mùa hạ được bình yên, an vui. Đó là kết quả tốt sau một mùa an cư
Đối với các thiền viện, đây là lần an cư thứ ba mươi, bắt đầu từ năm 1970 chúng ta an cư tại Chân Không, tới nay là năm 2000. Kiểm lại trong ba mươi năm đó, từ con số an cư đầu tiên chỉ vỏn vẹn mươi người thôi. Giờ đây tất cả các thiền viện tụ hội về có thể lên đến bốn năm trăm người. Như vậy đứng về số lượng, tăng ni ngày càng đông, phật tử cũng càng nhiều hơn. Nếu đường lối tu của chúng ta không có lợi ích, không có sự an lạc, thì chắc rằng không thể nào được sự hưởng ứng đông đảo như vậy. Ngày nay mọi người đều hoan hỉ tu hành, để chứng minh rằng con đường của chúng ta đi rất hợp với tâm cầu tiến của tăng, ni và phật tử. Đó là một lẽ thật.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO



KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG
TRONG PHẬT GIÁO 

Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức 2013

khainiemtanhkhong



Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! 

Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo:
1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinhMahasunnnata-sutta
2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinhSamyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma)
4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu)
5. Tánh Không (John Blofeld)
6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki)
7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong)

Hạ tải về nhà phiên bản PDF: KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO PDF

Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ tác giả / dịch gỉa Hoang Phong và đạo hữu Diệu Châu (Phú Ngọc) - người gửi sách và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước tác phẩm quý gía trên.  Quý độc gỉa thích ấn bản giấy có thể liên lạc với nhà sách Văn Thành 60/116 Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3 TP. HCM ĐT. 38 482 028 - 0908 585 560 để thỉnh. (Tâm Diệu 16 tháng 6 năm 2013)
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-77_4-18121_5-50_6-1_17-104_14-1_15-1/khai-niem-tanh-khong-trong-phat-giao.html

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Vô ngã và tánh không trong cuộc sống

Thích Trí Siêu
Thông thường chúng ta nổi giận với người nào đó chứ đâu nổi giận với đồ vật vô tình. Khi nhận ra đối tượng vô ngã (không phải người) thì cơn giận tan biến, không còn chỗ đứng...

1. Bát nhã, tánh không

Trong thiền viện nọ, có vị sư từ phương xa đến xin nhập chúng tu học. Vị sư trước đây học Phật pháp tại Phật học viện và giỏi về giáo lý. Sư học hỏi giáo lý nhà thiền, được dạy Bát nhã, tánh Không và kinh Kim Cang. Được học giáo lý, sư tâm đắc và cảm tưởng mình đã nắm vững tinh ba của thiền. Sư cao hứng, gặp ai hỏi về thiền, sư liền nói về tánh Không, nào là tám cái Không của Long Thọ, hai chục cái Không của Bát nhã, vài chục cái Không của Trung quán. Các huynh đệ đồng tu phục lăn trí huệ của sư. Thế rồi việc này lọt đến tai thiền sư trụ trì. Ngài cho gọi sư "tánh Không" đến hỏi: "Ta nghe nói ông hay giảng về Bát nhã và tánh Không?"

Sư "Tánh Không" đang định mở miệng đáp thì thiền sư tát một cái nẩy đom đóm. Sư không hiểu ất giáp gì, quay lại tính hỏi thì thiền sư tát thêm hai cái nữa.

Sư nổi quạu la lên: "Con chưa nói gì hết, sao thầy lại đánh con đau quá?"

Thiền sư đáp: "Trong tánh Không, không có người tát, người bị tát và sự tát. Vậy ai đau?"

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

HIỂU BIẾT VỀ TÁNH KHÔNG

Như đã nói trước đây, mọi vấn đề và đau khổ đều tùy thuộc vào tâm mà có ra. Sự thực chứng Tánh không hủy diệt những lo sợ của ta và có thể chấm dứt nỗi khổ sinh tử trong đời ta. Khi thực chứng Tánh không, ta có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của mình. Những Bồ Tát đã thực chứng tánh không thì dù thân thể có bị cắt xẻ thành từng mảnh vụn, các ngài vẫn không cảm thọ đau đớn.
Geshe Kelsang Gyatso - Thích Nữ Trí Hải dịch

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược.

Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu "Tánh không" có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình, qua kinh nghiệm bản thân. Muốn cảm nghiệm Không tánh, thực tính của vạn pháp, thì trước hết phải hiểu nó trên bình diện tri thức. Nếu không hiểu tánh không trên bình diện tri thức, thì sẽ vô cùng khó khăn để mà có được cảm nghiệm thực thụ về Không. Hiểu Tánh không trên bình diện tri thức là một điều kiện chuẩn bị cho việc phát sinh thực chứng kinh nghiệm về Tánh không bằng trực giác. Vậy là có hai cách hiểu về Tánh không: hiểu bằng tri thức và hiểu bằng kinh nghiệm bản thân.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Sơ lược ý nghĩa chữ Không trong Đạo Phật

Tánh “không” là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác hiểu sai lầm nhiều nhất. Họ thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩa của hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộn hoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng Việt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là – phủ định từ “không” – đối lập với có, và tính “không” (sunyata) tức tính “không thực thể” của mọi sự vật hiện tượng.

Dẫn nhập

Tánh “không” là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác hiểu sai lầm nhiều nhất. Họ thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩa của hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộn hoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng Việt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là – phủ định từ “không” – đối lập với có, và tính “không” (sunyata) tức tính “không thực thể” của mọi sự vật hiện tượng. Ngoài ra, họ cũng vận dụng lối chơi chữ ngụy biện để đánh đồng hai khái niệm “khác nhau” khác có liên hệ mật thiết với hai khái niệm trên là Sắc (ruupa) là thuật ngữ Phật giáo chỉ cho vật thể, xác thân hay bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa và Không là chỉ cho trạng thái không thật hữu của Sắc, những vật thể hiện hữu là do những điều kiện khác hợp lại mà có, những nhân duyên này không hề có mang chút gì tính chất của vật thể ấy. Hai khái niệm này mang 2 nội dung khác nhau hoàn toàn, ấy thế nhiều tác giả có ác kiến với đạo Phật thường cố giải thích sai lệch cho chúng đồng nhau để xuyên tạc Phật giáo. Sau đây là vài giải thích sơ bộ về ý nghĩa chữ không trong đạo Phật.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

TÁNH KHÔNG DUYÊN KHỞI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU

Thích Thanh Từ
Giảng tại Thiền viện Đại Đăng - 2002


Thưa tất cả Tăng Ni và Phật tử, bài pháp hôm nay rất khó hiểu, quí vị chú ý mới có thể tiếp nhận được, đó là bài Tánh không duyên khởi, chân không diệu hữu.

Lâu nay nhiều người thắc mắc hai điều này, nhất là giới học giả. Vì sao nhà Phật nói sắc tức không, không tức sắc, nghe khó hiểu, khó nhận định được. Xưa nay chúng ta sống theo mê lầm nên những gì mình nói mình làm mình nghĩ đều theo hướng mê lầm, do đó khi được chỉ thẳng lẽ thật, ta khó nhận ra. Đức Phật là bậc giác ngộ, Ngài thấy và nói trái hẳn với cái nhìn mê lầm của chúng sanh. Vì vậy chân lý Phật dạy rất khó nhận.

Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp. Chữ tánh là chỉ cho cái có sẵn. Từ cái đã có sẵn đó theo duyên hợp mà thành. Ví dụ ngôi nhà trước khi chúng ta xây cất nó không có. Từ chỗ trống không do duyên hợp, đủ các vật liệu kết hợp thợ thầy, nhiều phương tiện mới xây dựng thành cái nhà. Từ chỗ trống không do duyên hợp thành nên nói ngôi nhà Tánh không. Từ cái nhà chúng ta qui ra muôn pháp đều như thế. Sự vật, con người v.v… có mặt trong một thời gian ngắn tạm bợ thì không thể nói nó thật được.

Nói Tánh không duyên khởi thì biết các pháp đều hư dối, không thật. Đi thẳng vào con người, chúng ta có phải từ không duyên hợp thành có chăng? Ai cũng bằng lòng như thế, nhưng bây giờ nói mình giả, quí vị chịu không? Không chịu. Từ thấy mình thật nên muốn ăn ngon, mặc đẹp, thụ hưởng tất cả những gì thế gian có. Một khi muốn thụ hưởng mà bị ngăn trở thì vui không? Nổi nóng lên liền. Phật gọi đó là si mê. Từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA

BỒ TÁT VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA
Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương



Giới thiệu Kinh điển Đại thừa

Như chúng ta biết Đức Phật không ban pháp thoại bằng thuật từ lý Không (P.Suññatā, Skt. Śūnyatā, 空性) mà bằng giáo lý Duyên khởi (Pratītyasamutpāda, 緣起, 因緣生起) và con đường Trung đạo (Madhya-mārga, madhyamā-pratipad, 中 論). Vài thế kỷ sau, một nhóm các kinh điển Đại-thừa như Kinh Kim-cang Bát-nhã ba-la-mật (Vajrachedikā-prajñā-pāramitā Sūtra, 金剛般若波 羅密經) và Tâm-kinh Hṛdaya Sūtra (心經) hoặc Bát-nhã Tâm-kinh (Prajñā Hṛdaya Sūtra (心經般若) thuộc hệ kinh điển Bát-nhã (Prajñā-pāramitā, 般若 波羅密經) đã giới thiệu mạnh mẽ giáo lý Tánh-không. Đó là lý do tác giả đã chọn các kinh này để phân tích cho mục đích của chương ‘Khái Niệm Tánh-không trong Kinh điển Đại-thừa’.

Trước hết, chúng ta cần tham khảo xuất xứ về những nguồn kinh điển này.

1. Văn học Bát-nhã Ba-la-mật

Nói về nguồn gốc của kinh Bát-nhã Ba-la-mật và những kinh điển Đại-thừa có mối liên quan thuộc dòng họ với nhau như chúng ta được biết những kinh điển Đại-thừa sớm nhất có lẽ là kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitā Sūtra, 般若波羅密經). ‘Bát-nhã Ba-la-mật’ hoặc còn gọi ‘Kinh Trí tuệ Tối thượng’ là biểu trưng của pháp-bảo, không phải trong một kinh riêng rẽ mà nhiều kinh có liên quan với nhau như là một gia đình dòng họ hay một triều đại với nhau. Tiến sĩ Edward Conze đã cống hiến một phần lớn đời mình trong việc nghiên cứu, dịch thuật và giải thích những học thuyết Bát-nhã này, đối chiếu với những nguồn kinh của ngôn ngữ Khotan (phía Đông của nước Iran), Tây-tạng, Trung-hoa và Phạn ngữ, đã đưa ra một danh sách 40 kinh điển Bát-nhã Ba-la-mật, không phải tất cả chúng là kinh điển được biên soạn khoảng 100 trước tây lịch mà được đều đặn tiếp tục biên soạn cho đến thời gian Phật giáo bị tiêu diệt ở Ấn độ từ thế kỷ XIII. Edward Conze326 đã phân biệt thời gian biên soạn của các kinh Bát-nhã Ba-la-mật có bốn giai đoạn trong sự phát triển văn học Bát-nhã Ba-la-mật như sau:

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

TÁNH KHÔNG PHỦ ĐỊNH CÁI GÌ

Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

Không tánh, chủ đề của triết học Trung quán, là một phủ định tuyệt đối, nghĩa là không hàm ý một khẳng định nào đằng sau. Nhưng phủ định cái gì? Từ khi Trung luận của Bồ tát Long Thọ giải thuyết tánh Không và lý duyên khởi gắn liền nhau bằng con đường nhị đế vào cuối thế kỷ thứ hai cho đến nay, các học giả, triết gia, cũng như luận sư Phật giáo từ Ðông qua Tây không ngớt bàn cãi về câu hỏi đó. Có rất nhiều cách trả lời tùy theo lập trường của người giải đáp. Ðiều này chứng tỏ tánh Không của Trung quán là một chân lý rất khó hiểu khó bàn và đòi hỏi một công trình tu chứng kiên trì và tinh tiến mới mong chứng ngộ. Cũng vì lý do ấy Bồ tát Long Thọ lên tiếng cảnh cáo: "Vì căn tánh ám độn, không có khả năng chánh quán Không tánh, nên tự hại, chẳng khác nào không giỏi về chú thuật bắt rắn nên không thể bắt những rắn độc một cách thiện nghệ (Trung luận XXIV.11). Ðức Thế tôn biết rõ pháp này là pháp sâu xa mầu nhiệm, chẳng phải là pháp mà kẻ độn căn có thể hiểu được vì thế mà Ngài không muốn dạy (Trung luận XXIV.12)."

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

A-HÀM – KHÔNG VÀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT


NGHIÊN CỨU VỀ 
TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG

Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận 
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

CHƯƠNG I. 

A-HÀM – KHÔNG VÀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

1.      Dẫn nhập
Không (śūnya, suñña) và tánh không (śūnyatā, suññatā) là thuật ngữ quan trọng trong Phật pháp. Trong quá trình truyền bá và lưu thông Phật pháp, nghĩa “không” không ngừng được phát huy, từ sự đức Phật được tôn xưng là Không vương, Phật giáo được tôn xưng là Không môn thì có thể hình dung được sự rộng lớn và sâu xa của nghĩa “không” này. Nhưng ý nghĩa của không và tánh không vào thời kỳ đầu, rốt cục biểu thị điều gì? Trong trường hợp cụ thể nào đó, tánh không biểu thị cho chân lý rất phổ biến, hoặc chỉ cho chân lý tuyệt đối vậy!

Vấn đề được Phật pháp giải quyết, vốn là vấn đề chung của giới tôn giáo đương thời tại Ấn độ. Đối mặt với sự thật sanh ra rồi chết, chết rồi tái sanh – sanh tử lưu chuyển, nên tìm cầu được giải thoát triệt để đối với sanh tử - niết-bàn, cũng chính là thực hiện lý tưởng tối cao. Sự thật và lý tưởng, trên nguyên tắc vốn là gần nhau, mà làm sao để thự hiện sự giải thoát thì mỗi giáo phái đều có nêu ra quan điểm và phương pháp của mình, nhưng lại không giống nhau. Đức Thích tôn đặt nền tảng nơi sự giác ngộ triệt để về ý nghĩa thật sự của nhân sanh, đã đề xuất ra con đường chân chánh độc đáo – trung đạo. Giáo thuyết nguyên thỉ của đức Thích tôn, trên thật tế,  đều không có lấy không làm chủ đề để tuyên dương, nhưng đặc tính của Phật pháp, chính xác là có thể lấy không để biểu đạt. Cho nên, trong Phật pháp, nghĩa “không” càng quan trọng hơn, cuối cùng trở thành luận đề chủ yếu thâm sâu của Phật pháp.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Tánh Không Luận Là Gì ?

TUỆ SỸ

(I)

(MARTIN HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens) 

Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Ðây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi; kiên trì và dừng lại trong sự bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc là liều lĩnh thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa lòng thác đổ của vạn hữu. Ðó là một thái độ bướng bỉnh, không chịu tiệm tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bầu trời (1). Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn (2). Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc (3).

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không (Phần 3)


Bìa quyển sách "Cốt lõi của cội Bồ-đề"

CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 

Buddhadasa Bhikkhu 

Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu của người dịch:

Trong một quyển sách nhỏ nhưng rất nổi tiếng mang tựa là "Cốt lõi của cội Bồ-đề", vị đại sư Thái Lan Buddhadasa (1906-1993) đã điểm qua những gì chính yếu và thiết thực nhất trong giáo huấn của Đức Phật. Quyển sách gồm ba phần, hai phần đầu mang ít nhiều tính cách lý thuyết. Phần thứ ba gồm các cách áp dụng và luyện tập nhằm giúp thực hiện những điều đã được trình bày trong hai phần đầu. Với hy vọng giúp người đọc dễ theo dõi bản gốc, người dịch mạn phép được ghép thêm một vài lời ghi chú nhỏ, được viết bằng chữ nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc.


Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Tánh Không là gì

Buddhadasa Bhikkhu 



CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 

TÁNH KHÔNG LÀ GÌ 

Buddhadasa Bhikkhu 

(Hoang Phong chuyển ngữ)



Lời giới thiệu của người dịch:

Tánh không là một chủ đề thật quan trọng và chủ yếu trong giáo lý Phật Giáo, nhưng cũng phức tạp, cao thâm và khó nắm bắt, bằng chứng là khái niệm về tánh không cũng đã được hiểu khác nhau giữa Phật Giáo Theravada và các học phái Phật Giáo Đại Thừa.

Tánh không cũng là một khái niệm đặc thù và độc đáo nhất trong giáo lý Phật Giáo. Thật vậy, không có một nền văn minh nào, một hệ thống tư tưởng nào, một triết học nào, một tôn giáo nào, một khoa học nào nêu lên khái niệm này ngoài Phật Giáo. Đấy là một khái niệm vượt lên trên tất cảcác tôn giáo, kể cả "Phật Giáo" dưới các hình thức "tín ngưỡng" mang tính cách đại chúng. Ngày nay khái niệm về tánh không, cũng như một số các khái niệm khác của Phật Giáo, vẫn còn tiếp tục làm các nhà tư tưởng, các triết gia, học giả, khoa học gia... thuộc mọi lãnh vực trên toàn thế giới kinh ngạc.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Hiểu biết về Tánh Không

Geshe Kelsang Gyatso 

Thích Nữ Trí Hải dịch

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Tánh không và chân không



HT Thích Thanh Từ

Từ ngày còn ngồi ghế nhà trường cho tới những năm sau này, đọc kinh sách và đọc những bài luận của các học giả Phật giáo, tôi cứ hoang mang vì sự luận giải lẫn lộn giữa Tánh không và Chân không. 
Tánh không và Chân không là một hay là khác? Điều này thâm trầm lắm, nếu chúng ta không nhận được thì sự tu sẽ lẫn lộn. Do lẫn lộn, chúng ta không biết đâu là gốc, đâu là ngọn. Có một số học giả giải Tánh không tức là Chân không, đây là lầm lẫn lớn vậy.