Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự đau đớn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự đau đớn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau

7. Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

7
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT

VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ KHỔ ĐAU
Rick Heller 
Lời giới thiệu của người dịch:
Trong những bài trước đây về chủ đề "Quan điểm Phật Giáo đối với sự khổ đau và bệnh tật" chúng ta đã có dịp tìm hiểu một vài khía cạnh về vấn đề này trong kinh sách và theo quan điểm của một số nhà tu hành thuộc các tông phái và học phái khác nhau.
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay. Bài viết mang tựa là Buddhism's Pain Relief do một học giả Phật Giáo là Rick Heller viết và đã được phổ biến vào năm 2010 (có thể xem bản gốc tiếng Anh trên mạng internet : http://palousemindfulness.com/docs/buddhism-pain.pdf). Bài này cũng đã được một số trang web về Phật Giáo và về Tâm Lý Học đăng lại, và đặc biệt nhất là đã được hội thiền Daisin (Đại Tâm) ở Pháp rút ngắn và chuyển sang tiếng Pháp trên trang web của hội(http://www.larbredeleveil.org/daishin/bulletin/spip.php?article419) năm 2012, với tựa đề làDouleurs, Souffrance et Enseignements du Bouddha (Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau). Trong bài rút ngắn này, các đoạn mang nặng tính cách chuyên môn và kỹ thuật đã bị cắt bớt, phải chăng là nhằm để thích ứng với một số đông người đọc? Dầu sao thì bài rút ngắn bằng tiếng Pháp này đã đánh mất đi đôi chút mạch lạc và tinh thần khoa học của bài viết. Do đó bài chuyển ngữ sang tiếng Việt dưới đây được dựa vào toàn bộ bản gốc tiếng Anh của Rich Heller.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Thái Độ Của Người Tu Tập Phật Giáo Đối Với Sự Đau Đớn

6. Thái Độ Của Người Tu Tập Phật Giáo Đối Với Sự Đau Đớn


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
6
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TU TẬP PHẬT GIÁO

đối với sự đau đớn 
Ajahn Brahmavamso 
blankNhà sư Ajahn Brahmavamso Mahathera còn được các người chung quanh gọi tắt một cách thân mật là Ajahn Brahm, tên thế tục là Peter Betts, sinh năm 1951 tại Luân Đôn trong một gia đình nghèo. Ông đỗ tiến sĩ về Vật Lý Lý Thuyết năm 1960 khi mới 19 tuổi, tại đại học Cambrigde, là một trong các đại học danh tiếng nhất của nước Anh. Sau khi ra trường ông dạy học được một năm và sau đó nhân một chuyến viếng thăm Thái Lan ông biết được Phật Giáo và xin xuất gia. Năm 23 tuổi ông được thụ phong tỳ kheo tại ngôi chùa đồ sộ và nguy nga Wat Saket ở Bangkok. Sau đó tình cờ ông gặp được nhà sư nổi tiếng của Thái Lan thời bấy giờ là Ajahn Chah Bodhinyana Mahathera và đã trở thành đệ tử của nhà sư này.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

5. Y Khoa Chỉ Là Phép Luyện Đan Chống Lại Sự Đau Đớn

5. Y Khoa Chỉ Là Phép Luyện Đan Chống Lại Sự Đau Đớn


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

5
Y KHOA CHỈ LÀ PHÉP LUYỆN ĐAN
CHỐNG LẠI SỰ ĐAU ĐỚN
Dilgo Khyentsé Rinpoché
Lời giới thiệu của người dịch:

Dilgo Khyentsé Rinpoché sinh năm 1910 tại tỉnh Kham (Tây Tạng), xuất gia khi vừa được 11 tuổi. Ông biệt tu trong các hang động thuộc vùng núi Denkhok suốt trong thời gian từ 15 đến 28 tuổi. Năm 1959 khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng và sau khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vượt biên sang tỵ nạn ở Ấn Độ, thì ông cũng trốn sang Nepal.

Ông được tăng đoàn đưa lên lãnh đạo học phái Ninh Mã từ năm 1987 đến khi ông qua đời vào năm 1991. Ông là một trong số các vị thầy của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV và cả của nhà sư người Pháp là Matthieu Ricard.
Tựa của bài giảng có nghĩa là ngành y khoa cũng chỉ là một phép luyện đan (alchimie / alchemy / chế biến "cao đơn hoàn tán") nhằm tạm thời chống lại sự đau đớn và bệnh tật mà thôi, không phải là một giải pháp tối hậu. Phương thuốc của Phật Giáo mang tính cách đích thật hơn, sâu sắc và dứt khoát hơn, nhằm giúp chúng ta đối đầu với mọi thứ bất hạnh, khổ đau và bệnh tật. Dưới đây là phần chuyển ngữ của bài giảng này.
blankDilgo Khyentsé Rinpoché
(1910-1991)

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

1. Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
1
ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ SỰ ĐAU ĐỚN 
Sallatha Sutta (Bài Kinh về Mũi Tên)
Lời giới thiệu của người dịch
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần. Phật Giáo chủ trương một cá thể gồm có sáu giác quan, ngoài ngũ giác ra thì tri thức hay tâm thức cũng được xem như là một giác quan, đối tượng nhận biết của nó là xúc cảm, tư duy, ảo giác, kỷ niệm, trí nhớ, sự tưởng tượng, các giấc mơ, v.v...
Mũi tên đâm vào da thịt khiến người bị trúng tên đau đớn, thế nhưng cũng có thể khiến cho người này hoảng sợ, la hét, kinh hoàng, tức giận, oán trách, hoặc cũng có thể ngất xỉu. Trong bài kinh dưới đây Đức Phật gọi các xúc cảm đớn đau ấy là do một mũi tên thứ hai bắn trúng vào tâm thức mình, tức là xuyên vào cơ quan giác cảm thứ sáu của mình. Một người tu tập không để cho mũi tên thứ hai ấy bắn trúng mình và chỉ nhận biết sự đau đớn trên thân xác gây ra bởi một mũi tên duy nhất mà thôi. Hơn nữa người tu tập cũng xem sự đau đớn ấy không phải là thuộc của mình, không phải là mình, và đấy cũng là một phương cách khác giúp mình tự tách rời ra khỏi những khổ đau trong cuộc sống.