Hiển thị các bài đăng có nhãn Sát sanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sát sanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

SÁT SANH TRONG TƯ TƯỞNG

Thích Nhật Từ

Khi chia sẻ một vài quan điểm hóa giải lòng hận thù theo tinh thần đức Phật dạy ở hai phần đầu, chúng tôi có đề cập đến câu chuyện ngụ ngôn trong kinhĐại Bảo Tích, liên hệ về phản ứng của sư tử và chó trước một khúc xương. Câu chuyện ngụ ngôn đó nói về đối tượng của lòng thù hận chính nó đã tạo ra khổ đau cho con người.

Con chó nghĩ rằng cục xương là tác nhân tạo ra sự đau đớn thân xác của chúng nên đã cấu xé khúc xương. Sư tử, ngược lại, biết rất rõ tác nhân không phải là khúc xương mà là con người, nên định hướng được nơi mà khúc xương xuất phát.

Phật dạy, ta nhìn nhận tác nhân không phải nằm ở sự kiện, sự vật, ngay cả con người, mà nằm ở lòng tham, sân, si của người thiếu sự kiểm soát tâm. Trong cuộc sống nhiều người có khuynh hướng tâm lý ngã hóa đối tượng, tức là hình dung đối tượng đã tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và định vị đối tượng đó. Thay vì, thấy rõ được con người là do hợp thể của năm uẩn tạo thành thì ta lại đi mê mẩn cái giả tạm đó. Tiến trình ngã hóa đối tượng làm cho con người tìm kiếm cơ hội để phóng thích nỗi khổ niềm đau qua lòng thù hận.

GIỚI KHÔNG SÁT SINH


Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật đã để lại rất nhiều kinh điển, nhưng nội dung tất cả đều không ngoài ba điều:
- một là không làm các điều ác, 
- hai là siêng làm các việc lành 
- ba là tự ngưng dứt dòng vọng tưởng liên tục của ý thức.
(chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý), trong đó về hai điều đầu tiên -- không làm các điều ác và siêng làm các việc lành --, hai điều này thâu gồm hầu hết giới luật của nhà Phật. 
Trên ý nghĩa cơ bản, giới được đặt trên nền tảng từ bi thương xót đến tất cả muôn loài chúng sinh, không làm những gì có hại cho mình, cho chúng sinh, hoặc hại cả hai, và về ba phương diện thân, khẩu, ý thì phải tích cực làm mọi việc để đem lại hạnh phúc, an lạc cho mình và cho chúng sinh.