Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản thể. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản thể. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Ngõ vào bản thể

LTS: Sau những loạt bài Phật học ứng dụng đăng tải trên Giác Ngộ, được tác giả kết tập thành sách Hiểu về trái tim, một ấn phẩm được đông đảo bạn đọc quan tâm và đón nhận gần đây, thầy Minh Niệm tiếp tục dành cho Giác Ngộ loạt bài Phật học ứng dụng mới, với chủ đề "Con đường thảnh thơi".

Con đường thảnh thơi vốn có thật và thênh thang, tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt chân thoải mái và an lạc trên con đường này, nhất là khi chưa thực sự hiểu về trái tim của mình và người. Xin giới thiệu những cung bậc của "Con đường thảnh thơi"đến với độc giả xa gần. G.N

Thực tại bí ẩn

Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng những gì mà chúng ta nhìn thấy trong thực tại đều không đúng như chính nó đang là. Immanuel Kant là một khoa học gia người Đức (1724-1804) đã từng phát biểu rằng: "Cái mà chúng ta nhìn thấy chỉ là thứ thực tại được hiện lên đúng với trình độ mà chúng ta biết về nó mà thôi. Thực tại là chính nó, chúng ta không bao giờ biết được với tính chất của một hiểu biết khoa học". 

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

BẢN-THỂ-CỦA-PHẬT



Daisetz Teitaro Suzuki
(Hoang Phong chuyển ngữ)

Lời giới thiệu của người dịch:

Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo. Tathagatagarbha được ghép từ hai chữ Tathagata và garbha: Tathagata có nghĩa là như thế, Đức Phật thường tự xưng mình chỉ là như thế, hiện ra nơi đây là như thế, dịch ra tiếng Hán là Như Lai; chữ garbha có nghĩa từ chương là "nguyên nhân" hay "bên trong" (của một thứ gì đó)..., tiếng Hán dịch là chủng tử. Vậy Tathagatagharba hay Bản-thể-của-Phật mang một ý nghĩa như thế nào trong Phật Giáo?

Dưới đây là một bài viết ngắn của thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) giải thích về Bản-thể-của-Phật. Giới thiệu dông dài về D.T. Suzuki có lẽ cũng bằng thừa, bởi vì hầu hết những ai đã từng dày công học Phật cũng đều biết đến ông, người đã mang thiền học Zen vào thế giới Tây Phuơng trong tiền bán thế kỷ XX. Bài viết này được tìm thấy trong tập san France-Asie, số đặc biệt với chủ đề Phật Giáo, được phát hành tại Sài-gòn năm 1959. Số đặc biệt này đã góp nhặt các bài viết của một số các học giả Phật Giáo lỗi lạc nhất thế giới vào thời bấy giờ. Số báo này được tái bản tại Pháp lần thứ nhất năm 1987 và lần thứ hai năm 2008. Gọi là một số báo đặc biệt thế nhưng thật ra đây lại là một quyển sách đồ sộ mang tựa đề là "Présence du Bouddhisme" ("Sự Hiện Diện của Phật Giáo"). Lần tái bản thứ hai chỉ giữ lại phần giáo lý thế mà cũng đã dày gần 600 trang chữ nhỏ.

Người dịch xin mạn phép ghép thêm một vài ghi chú nhỏ với hy vọng có thể giúp người đọc dễ theo dõi bản gốc hơn. Các lời ghi chú này được trình bày bằng chữ nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc.