Hiển thị các bài đăng có nhãn Trí thức và trí tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trí thức và trí tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

TRI THỨC & TRÍ TUỆ

Hỏi:
Đạo Phật là đạo của trí tuệ, thế thì để đạt đến trí tuệ có cần phải kiện toàn tri thức hay không? Con đường nhận thức theo Phật giáo được diễn ra như thế nào? Có hay không có một phương pháp nhận thức đặc thù của Phật giáo?

Đáp:
Trí tuệ (S: Prajnã, P: Jnãna), là một thuật ngữ Phật học, có tần số xuất hiện cao trong các kinh, luận hay trong các tác phẩm viết về Phật giáo. Trí tuệ thường được xem như một danh từ chung nhưng thật ra giữa Trí và Tuệ có nhiều sự khác biệt.

Theo từ nguyên, Trí được phân định ra thành nhiều loại như Chính trí, Tà trí, Thế gian trí, Xuất thế gian trí, Nhất thiết trí… Nghĩa thông thường nhất của Trí, đó là năng lực nhận thức của con người đối với tất cả những sự vật và hiện tượng trên bình diện hiện thực, là khả năng phân biệt và đoán định được phải trái, đúng sai, chánh tà. Tuệ là một khái niệm trung tâm của Phật giáo, chỉ cho năng lực nhận thức không phải do suy luận hay khảo nghiệm mà có, ở đây chỉ cho năng lực trực nhận được tính Không, là khả năng nhận ra được thực tướng của sự vật và hiện tượng. Luận Duy thức (quyển 9) nói rằng: “Thế nào gọi là Tuệ, quán trong cảnh được, mất đều là Không thì chỉ có Tuệ mới đạt được, mới quyết định được”. Nói cách khác, giữa Trí và Tuệ có sự liên quan thâm thiết với nhau, lắm khi được sử dụng lẫn lộn tùy theo ngữ cảnh; nhưng khái quát lại có thể hiểu: liễu biệt sự tướng trên phương diện Hữu vi thì gọi là Trí; thông đạt tính Không, thực tướng của vạn hữu thì gọi là Tuệ. Tuệ ở đây đồng nghĩa với Bát Nhã, với Giác Ngộ. Khi nói “đạo Phật là đạo của Trí tuệ” chính là Trí Tuệ được xét ở phương diện này.