Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tu tuệ - Chú Thích

Chú Thích


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông

Chú Thích

1- Tupten Jinpa, sinh năm 1958 ở Tây Tạng, lưu vong ở Ấn Độ và xuất gia từ thuở nhỏ, đỗ tiến sĩ triết học tại Đại Học Cambridge Anh Quốc. Ông là một trong những người chuyên dịch sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma sang tiếng Anh.
2- Khentchen Kunzang Palden (1872-1943) là một vị đại sư thuộc học phái Ninh-mã (Nyingmapa). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập bình giảng chương IX trong tác phẩm"Hành trình đến Giác Ngộ" của Tịch Thiên.
3- Minyak Kungzang Seunam, một đại sư thuộc học phái Cách-lỗ (Guelougpa), và cũng là người đã đưa ra những lời bình giải về chương IX trong tác phẩm của Tịch Thiên theo quan điểm của học phái này.
Cả hai cách bình giải của Khentchen Kungzang Palden và Minyak Kungzang Seunam đều đã được dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương và gộp chung trong một quyển sách khá nổi tiếng đã được rất nhiều nhà xuất bản ấn hành và tái bản. Xin giới thiệu hai trong số các ấn bản này: một bằng tiếng Pháp và một bằng tiếng Anh:
- Khentchen Kungzang Palden & Minyak Kungzang Seunam: Comprendre la Vacuité, Ed. Padmakara, 1993
- Khentchen Kungzan Palden & Minyak Kungzang Sönam: Wisdom: Two Buddhist Commentaries on the Ninth Chapter of Shantideva's Bhodicharyavatara, Ed. Padmakara, 1993.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Tu Tuệ - Những Luận Cứ Then Chốt Để Phủ Nhận Khái Niệm Về Sự Hiện Hữu Nội Tại Của Mọi Hiện Tượng

11. Những Luận Cứ Then Chốt Để Phủ Nhận Khái Niệm Về Sự Hiện Hữu Nội Tại Của Mọi Hiện Tượng


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông

11 
Những luận cứ then chốt để phủ nhận khái niệm 
về sự hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng

BÌNH GIẢI
Trong phân đoạn phụ sau đây - tiết 116 đến 150 - Tịch Thiên nêu lên một số luận cứ nhằm phủ nhận khái niệm về sự hiện hữu nội tại, chẳng hạn như các luận cứ về sự rạng rỡ của kim cươngthể tính và sự khác biệtnguồn gốc tương liên và cách suy luận về sự hiện-hữu và phi-hiện-hữu.
Phép suy luận về sự rạng ngời của kim cương nhằm phủ nhận khái niệm hiện hữu nội tại của các hiện tượng được căn cứ vào cách khảo sát về hiện tượng tạo tác do nguyên nhân mà có (causal production), và cách khảo sát này cũng sẽ được dựa vào phép phân tích về bốn điểm. Sự suy luận về tính cách cá thể và sự khác biệt bằng cách khảo sát bản thể căn bản của các hiện tượng, sẽ giúp phủ nhận sự hiện hữu nội tại của chúng; sự suy luận này có thể đưa đến những suy luận khác, dưới những hình thức khác, chẳng hạn như sự suy luận vềnăm điểm và về bảy điểm. Sự suy luận về sự hiện-hữu và phi hiện-hữu là cách phân tích các tác động (effets / effects, impacts / các ảnh hưởng) gây ra từ các vật thể và sự kiện, nhằm để tìm hiểu xem các tác động ấy có hiện-hữu hay là không-hiện-hữu (một cách đích thật và nội tại)cách suy luận này còn có thể nhờ vào một phép phân tích khác nữa căn cứ vào sự tương quan giữa nguyên nhân và hậu quả, bằng cách tìm hiểu xem một nguyên nhân có thể đưa đến thật nhiều hậu quả hay không, hoặc ngược lại là thật nhiều nguyên nhân có thể đưa đến một hậu quả duy nhất hay không. Sau cùng sẽ nói đến một luận cứ có thể xem là luận cứ đế vương của tất cả mọi luận cứ: đó là nguồn gốc tương liên của mọi hiện tượng (origine interdépendante / interdependence origin / lý duyên khởi, sự tương liên, tương tác và tương tạo của mọi hiện tượng).

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Tu tuệ - Phủ Nhận Những Điều Phản Đối

10. Phủ Nhận Những Điều Phản Đối



Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông

10 
Phủ nhận những điều phản đối

Những tạo dựng nhị nguyên
Long Thụ mở đầu tập Trung Quán Luận bằng những lời tôn vinh Đức Phật Thích-Ca Mâu-ni. Ý nghĩa trong những lời tán tụng ấy cũng như cách mà ông tôn vinh Đức Phật phản ảnh thật rõ nét hai chủ đề chính yếu nhất trong trước tác của ông là Giáo Huấn về Tánh Không vàNguyên Lý Tương Liên giữa mọi Hiện Tượng (interdependence). Long Thụ suy tôn Đức Phật qua hai tiết thơ mở đầu nêu lên các phẩm tính của một vị Thầy tràn đầy uy tín và khả năng trong việc thuyết giảng về triết lý Tánh Không và nguồn gốc tương liên. Đức Phật cũng đã hoàn toàn nắm vững được tánh khí, khả năng tinh thần cũng như nhu cầu của người nghe hầu có thể đưa những lời giảng huấn ấy vào những thời điểm thích nghi nhất (Đức Phật chỉ giảng về Tánh Không và quy luật tương liên sau khi đã giảng về Tứ Diệu Đế, và khi đó thì các đệ tử của Ngài đã đạt được một trình độ hiểu biết cao hơn).
Trong hai tiết thơ ấy Long Thụ cho biết rằng các hiện tượng tương liên (phénomènes conditionnés / conditioned phenomena / các hiện tượng mang tính cách lệ thuộc và do điều kiện mà có) - tức các vật thể và sự kiện - đều mang các đặc tính như nguyên nhânsự chấm dứt và sự chuyển động (sinh, diệt, và vô thường). Người ta có thể nhận thấy trong phạm vi đặc tính thì thuật ngữ trên đây (hiện tượng tương liên / lý duyên khởi) sẽ phản ảnh sự hiển hiện và biến mất (sinh, diệt); trong phạm vi thời gian thì sẽ nói lên sự hiện-hữu và phi-hiện-hữu, cũng như sự linh động - tức hiện ra và biến mất đi (vô thường); trong phạm vi thể tính (identity / bản chất của các hiện tượng) sẽ nêu lên sự đơn thuần (unicité / uniqueness, oneness, unicity / tính cách độc nhất) và đa dạng (multiplicité / multiplicity / tính cách cấu hợp)Tất cả các tính chất ấy chỉ hiện hữu ở cấp bậc quy ước, và trên phương diện bản chất tối hậu của các vật thể và các sự kiện thì các tính chất ấy không hề mang tính cách nội tại. Qua tầm nhìn tối hậu của sự thực hiện trực tiếp Tánh Không thì các tính chất đủ loại ấy không hề hiện hữu.