Hiển thị các bài đăng có nhãn vanhoaphatgiao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vanhoaphatgiao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Có 3 cách để nắm bắt một đối tượng


(VHPGO) Có 3 cách để nắm bắt một đối tượng:

1/ Nắm bắt nó đúng như nó đang hiện hữu.

2/ Nắm bắt nó đúng như là nó không thực hiện hữu.

3/ Nắm bắt nó mà không phân biệt giữa việc có hay không hiện hữu.

Đối với một người không phải là Tôn Sư, tuy nhiên đã đạt được sự chứng thực về hư vô, tất cả ba cách trên đều sẽ có tác dụng. Còn với người chưa đạt được sự thực chứng về hư vô, chỉ cách thứ nhất và thứ ba mới có tác dụng. Lúc đầu, chúng ta có thể nói: “Cái này được gọi là một bông hoa”. Nhưng ngay khi chúng ta nói: “Đây là bông hoa”, chúng ta đang chấp vào bông hoa như thể nó thực sự tồn tại từ khía cạnh cơ sở danh xưng của nó. Chúng ta có thể biết chắc điều này theo kinh nghiệm. Ví dụ như khi bạn được giới thiệu với một người, bạn sẽ cố nhớ “Người này được gòi là Tashi”, khi bạn gặp người đó lần thứ 2, bạn có thể tự hỏi “Người này được gọi là gì nhỉ?”. Càng lúc càng dễ hơn, rồi sau một thời gian bạn nói “đây là Tashi”. Cơ sở danh xưng và danh xưng theo khái niệm đồng thời sinh ra trong tâm. Ngay khi có một cái gì đó được khẳng định danh, nó hiện hữu.

Tại sao là giả, là như huyễn

(VHPG) Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… là một chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàng đầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống.

Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giác quan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.

Màu sắc là tri giác chủ quan thấy bằng mắt mà một sinh vật có được từ một hay nhiều tần số sóng ánh sáng, với một hay nhiều biên độ nào đó. Định nghĩa này rút từ Wikipedia. Màu sắc của sự vật là do sự phản chiếu ánh sáng từ vật ấy. Nếu không có ánh sáng chúng ta hoàn toàn không thấy gì. Ánh sáng mặt trời đã được khí quyển lọc rồi đi đến sự vật. Vật ấy hấp thu một số ánh sáng màu. Chẳng hạn chúng ta thấy lá màu lục, vì lá đã hấp thu các sóng ánh sáng màu đỏ và màu xanh. Bông hoa đỏ vì đã hấp thu các sóng ánh sáng màu xanh và màu lục. Vật màu đen thì hấp thu ánh sáng nhiều hơn, nên nóng hơn vật màu trắng.

Sự an định

Hình minh họa
(VHPGO) Sự an định, hay nhất tâm, là một hình thức thiền tập trong đó bạn lựa chọn một đối tượng rồi chú tâm hoàn toàn vào đó. Mức độ tập trung sẽ không đạt được ngay chỉ trong một lần ngồi thiền. Bạn nhất thiết phải luyện tâm qua từng mức độ. Dần dần, bạn sẽ thấy tâm trí mình ngày càng có khả năng tập trung chú ý cao hơn. Sự an định là trạng thái ổn định của tâm thức khi bạn có thể duy trì tập trung lâu dài vào một đối tượng tinh thần tùy theo ý muốn, với một sự định tĩnh hoàn toàn không bị phân tán.

Trong sự tu tập pháp thiền này (thiền chỉ), cũng giống như với mọi pháp thiền khác, cần nhắc lại rằng động cơ tu tập là quan trọng hơn cả. Kỹ năng tập trung vào một đối tượng duy nhất có thể được vận dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Đây chỉ thuần túy là một kỹ năng, và kết quả của nó được quyết định bởi động cơ thực hành của bạn. Là những người tu tập tâm linh, điều tự nhiên là chúng ta quan tâm đến động cơ và mục tiêu đạo đức. Bây giờ ta hãy phân tích những khía cạnh kỹ thuật của phương pháp tu tập này.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Chuyện hai người đi buôn


Thưở xưa trong nước Kàsi, tại thành Ba-la-nại có một vị vua tên là Bramadatta. Khi ấy Bồ-tát được sanh trong một gia đình thương gia làm chủ đoàn lữ hành, và tiếp tục lớn lên, đi chỗ này chỗ kia buôn bán với trăm cỗ xe, khi thì đi từ Đông qua Tây, khi thì Tây qua Đông. Tại thành Ba-la-nại có một chủ đoàn lữ khách khác còn trẻ và ngu si, không giỏi tùy cơ ứng biến.

Lúc bấy giờ, sau khi chất đầy năm trăm cổ xe với hàng hóa có giá trị lớn, Bồ-tát sẵn sàng lên đường. Người chủ đoàn lữ khách trẻ và ngu si kia cũng chất đầy hàng hóa tương tự trên năm trăm cỗ xe khác , sẵn sàng lên đường. Bồ-tát suy nghĩ : “Nếu người chủ đoàn lữ hành ngu si và trẻ này đi cùng với ta, với một ngàn cỗ xe, cùng đi một lần trên con đường sẽ không thể chịu nổi; thật sẽ khó tìm được củi, nước cho đoàn người, và cỏ cho các con bò. Hoặc là nó, hoặc là ta sẽ đi trước”.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Chuyển thức thành trí

Cái Tâm là dòng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt vì sự nhận thức không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân.

A). TÂM THỨC KHÔNG CÓ THẬT

Mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay, thức ấy là chơn thức; qua 1 sát na thức ấy lập lại, đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên. Thấy một hình ảnh chiếc dép quăng trên cao rơi xuống, sau nhớ lại, ảnh thức (dép) sau là vọng là giả. Nếu cái hiện hữu ấy khi mới thấy liền biến mất ngay, nó sẽ hiện hữu (trong tàng thức) không bao giờ chấm dứt. Hiện tượng vô thường không phải đột biến, nó nối liền nhiều điểm li ti của sát na biến dịệt liên tục.

Hay và dở



(VHPGO) Tôi nhớ những ngày đầu tìm đến cửa thiền. Tôi và người bạn thường đi nghe Pháp thoại và tọa thiền. Thứ 2-4-6 tọa thiền, 3-5-7 nghe Pháp tại Thiền Viện Chân Không.

Chúng tôi tiếp nhận Phật Pháp không khác gì đói ăn khát uống. Ngày nào cũng hăng hái, mặc đồ mẻ, vai mang túi xách. Mỗi một bài Pháp thoại của Thầy như một vườn hoa lạ, như những liều thuốc bổ dưỡng cho tâm linh, trí não.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Cô bé và Phật tánh

(VHPGO) “Chú nghĩ là trong chú có Phật tánh không hả?”

“!?….”
Hình như hỏi chỉ để hỏi chứ cô không cần tới câu trả lời. Cô bé ngước lên trời, đôi mắt suy tư làm cho vầng trán nhăn nhăn:
“Ưmmmm…. Có thể có đấy chú ạ. Vì Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, còn chúng sanh là Phật sẽ thành”. (Nghẻo đầu, đôi mắt chớp chớp ra dáng đăm chiêu) Nhưng vấn đề là ở chữ “chúng sanh” đó có chú trong ấy không biết?”
“Gâu!”

Tại sao là giả, là như huyễn

(VHPG) Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… là một chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàng đầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống.



Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giác quan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.