Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời gian. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Ý nghĩa của thời gian

Duy thức học Phật giáo nói rằng vũ trụ chỉ là tâm thức, điều đó có nghĩa vũ trụ vạn vật chỉ là thông tin. Bởi vì thức là thông tin, biết cái ký hiệu, cái ý nghĩa của sự thật nhưng không phải biết cái thật vì sự thật hay chân lý là bất nhị, bất khả tri.
Ở đây chúng tôi không bàn về ý nghĩa của thời gian trong quan niệm thông thường, trong lịch sử và văn học, mà bàn về ý nghĩa bản chất của thời gian vật lý và tâm linh, nó có những tính chất khác hẳn thời gian thông thường.

Thời gian trong quan niệm của Newton là một đại lượng bất biến, trôi xuôi một chiều từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Chiếu theo thời gian này thì chúng ta không thể gặp Đức Phật Thích Ca vì chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 còn Thích Ca (623-543 trước CN) sống trong thế kỷ thứ 7 và 6 trước Tây lịch, không cùng thời đại thì không thể gặp nhau. Không gian và thời gian là sân khấu của hiện tượng, nghĩa là các hiện tượng giống như diễn viên trong một vỡ kịch, diễn ra trên sân khấu, dù không có diễn viên, không có vỡ diễn thì sân khấu vẫn tồn tại, tức là không gian và thời gian vẫn tồn tại.

“Ảo giác dòng thời gian liên quan với khái niệm mũi tên thời gian. Tuy bác bỏ dòng thời gian, nhưng giới vật lý chấp nhận mũi tên thời gian (chỉ hướng từ quá khứ qua hiện tại tới tương lai), cũng như xem việc phân biệt “quá khứ” và “tương lai” là có cơ sở vật lý. Hawking đã luận giải rất sâu sắc vấn đề này trong tác phẩm Lược sử thời gian: Từ vụ nổ lớn tới lỗ đen, xuất bản từ 1988.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Khái niệm thời gian trong Phật giáo

NSGN - Chỉ có sát-na hiện tại là có thực, cho nên chúng ta không nên lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại với tâm chánh niệm. Làm được như thế thì trong tương lai, nhiều điều tuyệt vời, đầy hứa hẹn sẽ đến với chúng ta...

Dẫn nhập

“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.

Những thông điệp mà tôi học được từ bài học này nhắc nhở rằng, tôi phải thực tập lời Phật dạy một cách nghiêm túc. Tôi không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích mà không làm điều gì có ý nghĩa. Suốt 39 năm qua, tôi đã nhọc công đi tìm ý nghĩa của cuộc sống của chính tôi. Tôi luôn luôn tự hỏi: “Phải chăng tôi có sự sống?”, “Mạng sống của tôi sẽ kéo dài được bao lâu?”, “Phải chăng mạng sống của tôi chỉ kéo dài trong một sát-na ngắn ngủi, hay là kéo dài hàng trăm năm với sự tiếp nối của một dòng chảy từ sát-na này đến sát-na khác?”.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Vấn đề thời gian dưới cái nhìn của Phật giáo và Khoa học


Minh Chi 



Thầy Matthieu Ricard
Trong cuộc đối thoại về mối tương quan và điểm gặp gỡ giữa khoa học với Phật giáo dưới đây, giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng người Việt quốc tịch Mỹ đã nói không úp mở rằng, các vấn đề về thời gian và phương hướng vận động của nó còn lâu mới được giải quyết và còn bị bao bọc trong một màn sương mù dày đặc. Vì chính giáo sư Thuận đã thừa nhận như vậy, cho nên trong bài giới thiệu này, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề mà các nhà vật lý học hiện đại nói chung đã đồng thuận, tránh những vấn đề còn đang rối rắm, và hạn chế bài giới thiệu chủ yếu vào quan điểm của Phật giáo đối với thời gian, do thầy Matthieu Ricard trình bày. Đó cũng là phần trong bài có ích nhiều nhất đối với các Phật tử Việt Nam chúng ta. 
GS. Trịnh Xuân Thuận
Ngành vật lý hiện đại đã chuyển từ khái niệm thời gian tuyệt đối và phổ quát của Newton sang khái niệm thời gian tương đối và mềm dẻo, uyển chuyển của Einstein, thời gian có thể biến đổi chậm hay nhanh theo sự di chuyển của ngưòi quan sát, và cường độ của trọng trường nơi người quan sát đang đứng.

Ngoài ra, còn có sự phân biệt mà mọi người chúng ta đều cảm nhận giữa thời gian vật lý và thời gian tâm lý. Dựa vào lý gì mà đạo Phật bác bỏ thời gian tuyệt đối, và dùng thời gian tâm lý để khích lệ cuộc sống tâm linh. Phải chăng thời gian chỉ là một cấu trúc của tâm thức?

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRONG PHẬT GIÁO

Đồng Thành

Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.

Khác với khuynh hướng suy nghiệm của các triết gia Tây phương, người Ấn thường trầm tư về thời gian trong trạng thái tĩnh hơn là động. Kinh nghiệm nhận thức đã tạo cho họ lối suy diễn sâu sắc rằng dù rằng vạn hữu trong thế gian luôn vận hành và biến đổi, nhưng tự thể của chúng vẫn thường còn và không bị chi phối bởi những biến dịch không ngừng của vũ trụ. Các bậc hiền triết Ấn không chỉ dừng lại ở những nhận định như: “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông” (như Heraclitus) hay: “Chảy mãi như thế này ngày đêm không ngừng nghỉ ư?” (như Khổng Tử) mà xuyên qua sự biến dịch đó họ truy tầm về yếu tính của dòng sông, tìm về cái trầm lặng trong ào ạt, cái bất biến trong đổi thay để từ đó suy gẫm về một sự an bình miên viễn trong cuộc sống của mình.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

THỜI GIAN TIÊN CẢNH - THỜI GIAN HẠ GIỚI (TIME PARADOX)

(Đạo Phật Siêu Khoa Học )




THỜI GIAN TIÊN CẢNH - THỜI GIAN HẠ GIỚI (TIME PARADOX)

Minh Giác Nguyễn Học Tài

Chắc quí vị đã đọc những truyện nói về phàm phu nhập Tiên cảnh như Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai nên tôi chỉ xin kể vắn tắt vài truyện:

1. Cái rìu của người tiều phu

Một người tiều phu vào rừng đốn củi. Nghỉ mệt ông để lại chiếc rìu dưới gốc cây, đi tản bộ và dần dần đi sâu vào trong rừng. Ông bỗng thấy hai cụ già đang ngồi đánh cờ dưới gốc cây, bên cạnh một túp lều nhỏ. Ông tiều phu thích đánh cờ và đánh rất giỏi. Ông đứng bên cạnh xem hai ông gìa đánh cờ, hai cụ mời ông ngồi xuống đánh. Tất nhiên ông nhận lời, ngồi xuống và bắt đầu ra quân. Ðánh được một chập, chưa phân thắng bại, ông bỗng nhớ đến gánh củi nên cần phải về sớm để bán kẻo trễ.

Khi ra đến bìa rừng, tìm lại gốc cây thì thấy cái cán rìu đã mục nát. Về đến nhà, thấy cảnh vật đều đã thay đổi. Sau một thời gian tìm kiếm tông tích gia đình, ông mới biết rằng ông bà cha mẹ, và vợ con của ông đã chết cách đây cả trăm năm!

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

SÁT NA VÔ THƯỜNG

(HỮU THỂ VÀ THỜI GIAN)


Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

Thế gian là khổ, là không

Trong Câu xá Quang ký Quyển I, chúng sinh được định nghĩa là: “Thọ chúng đa sinh tử cố viết chúng sinh.” Thọ rất nhiều sinh tử nên gọi là chúng sinh. Thọ mãi sinh tử đời này qua đời khác nên gọi là chúng sinh. Nên lưu ý ở đây chúng sinh không được định nghĩa như cái gì phải chết. Nếu định nghĩa chúng sinh là cái gì phải chết, thời đó là do nhận thức mạng sống hiện tại như đối nghịch với cái chết đang đến và tìm cách chinh phục cái chết đó. Như vậy, trường sinh bất tử là do áp đảo được cái chết. Phật giáo không định nghĩa như vậy. Sống và chết không phải là hai đối tượng đối nghịch mà đúng ra là hai mặt của một thực tại bất khả phân. Sinh mệnh hiện tại là mạng sống đang nhẫn thọ sinh tử, và thực trạng sinh tử này là đặc điểm của sinh mệnh hữu hạn hiện tại. 

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Thời gian thật và thời gian giả

Thích Tâm Bình - Kim Liên

"Đối với con người thời tiền kĩ nghệ, thời gian trôi chảy một cách chậm chạp, nhẹ nhàng, người ta không bận tâm lo lắng về mỗi phút; bởi vì người ta cũng chưa bị ý thức về những thứ ấy." (Aldous Huxley).

Thời gian thật và thời gian giả là cách phân biệt thời gian rất tinh tế và mới lạ của W. Faulkner trong tác phẩm Âm Thanh và Cuồng Nộ.

Tác phẩm được viết theo một thủ pháp nghệ thuật hiện đại và mĩ học hiện đại. Thủ pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Mỹ thế kỉ XX.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?

Nguyễn Thế Đăng


1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đại

Chúng ta tóm tắt những điểm chính của bài viết Is time an illusion? của Giáo sư Triết học Craig Callender Đại học California trên tạp chí Scientific American tháng 6/2010, do Cao Chi biên dịch với tựa đề Thời gian phải chăng là một ảo tưởng? đăng trên tạp chí Tia Sáng số 14/7/2010.“Thời gian chỉ là một phương thức thuận tiện để đo đạc các quá trình trong vũtrụ. Thời gian không tồn tại độc lập. Chúng ta chỉ cảm nhận được thời gian vì chúng ta là một hệ con bị ràng buộc với các hệ con khác trong vũ trụ bởi nhiều mối liên quan. Thời gian được ví như tiền tệ vốn chỉ là một phương tiện giao dịch, thuận tiện hơn phương thức trao đổi trực tiếp bằng hiện vật”.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Đi Tìm Ý Nghĩa của Cuộc Sống Qua Sự Nghiên Cứu Quan Điểm Thời Gian trong Phật Giáo


Thích Hạnh Tuấn

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: cid:image001.png@01CD4FB1.A1AE1AC0

Những thông điệp mà tôi học được từ bài học này nhắc nhở tôi rằng, tôi phải thực tập lời Phật dạy một cách nghiêm túc. Tôi không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích mà không làm điều gì có ý nghĩa.