Hiển thị các bài đăng có nhãn tangthuphathoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tangthuphathoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải - Vô Thượng Niết Bàn

Tác Giả: Lê Sỹ Minh Tùng


Ngài Huyền Trang

Nhắc lại truyện Tây Du Ký của ngài Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang đi thỉnh kinh bên Ấn Độ. Ngài Huyền Trang tên thật là Trần Vĩ sinh tại đất Yên Sư thuộc tỉnh Lạc Dương vào năm 603 tây lịch. Ngài bắt đầu đi tu khi vừa lên 13 tuổi. Khi ngài được 26 tuổi tức là năm 629 Tây lịch thì ngài bắt đầu cuộc hành trình qua Ấn độ để thỉnh kinh. Ngài Tam Tạng là người có trí tuệ vô song và thông minh xuất chúng.

Ngài có thể nói được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới lúc bấy giờ như tiếng Phạn, tiếng Ấn độ, tiếng Pali, tiếng Ba tư…

Trên thực tế thì ngài Huyền Trang đi sang Ần Độ một mình chớ không có Tôn Hành Giả, Sa Tăng hay Trư Bát Giới như chúng ta xem trong phim Tàu. Khi đến Ấn Độ thì ngài lưu ngụ rất nhiều tháng, nhiều năm tại từng tu viện hay đạo tràng để học hỏi từ nhiều cao tăng đắc đạo ở Ấn độ và nghiên cứu ý nghĩa thâm sâu của Phật pháp. Sau 16 năm ở Ấn độ thì ngài về lại Trung Quốc và cùng rất nhiều học giả phiên dịch ra phần lớn kinh điển mà chúng ta có được ngày nay như bộ kinh Bát nhã 600 quyển, Thành Duy Thức Luận…nhưng chính ngài cũng không hề hay biết còn bộ kinh Lăng Nghiêm mà về sau chính ngài Bất Lạc Mật Đế truyền sang Trung Hoa vào thời Võ Tắc Thiên hoàng đế.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Pháp Tứ Niệm Xứ Áp Dụng Vào Đời Sống Hiện Đại

THE SATIPATTHANA SUTTA AND ITS APPLICATION TO MODERN LIFE
Tác giả: V. F. GUNARATNA, 1963
Dịch giả: LÊ THỊ ÁNH, 1964

“Áp dụng Pháp TỨ NIỆM XỨ vào đời sống hiện đại” là đề mục buổi nói chuyện của tôi chiều nay. Trước tiên tôi sẽ cố gắng trình bày cùng quí vị vài ý niệm về TỨ NIỆM XỨ, rồi sau tôi sẽ vạch rõ tình trạng đặc biệt và phức tạp của thời đại hiện tại như thế nào, để quí vị nhận thức rằng hơn lúc nào cả, Pháp TỨ NIỆM XỨ rất cần thiết cho thời đại của chúng ta.

Cũng như quí vị đã biết, Pháp TỨ NIỆM XỨ đề cập đến sự phát triển một khả năng rất quí của Tâm, là “Sati” hay “Niệm” (chú tâm). Sự phát triển ấy có bốn cách. TỨ NIỆM XỨ có nghĩa là củng cố Niệm hoặc thực hành Niệm. Bốn cách Niệm mà ta thấy trong Kinh là:

1.Niệm-thân: Kayanupassana (niệm hơi thở thuộc về khoản này)
2.Niệm-thọ: Vedananupassana
3.Niệm-tâm: Cittanupassana 
4.Niệm-pháp: Dhammanupassana

Niệm là một trong tám Chi của Bát-Chánh-Đạo; nó là một trong Ngũ-Căn (Indriya) và cũng là một trong Thất-Giác-Chi (Bojjhanga). Như vậy quí vị cũng đủ thấy là Niệm (Sati) có một vị trí rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Thật vậy, Đức Phật đã gọi nó là “Ekayano Maggo” -- con đường duy nhất – “sattanam visuddhiya” – làm cho chúng sanh trở nên thanh tịnh – “soka pariddavanam samatikkamaya” – làm cho ta vượt qua phiền não và ta thán – “dukkha domanassanam atthangamaya” – làm cho ta diệt khổ não và u sầu – “nayassa adhigamaya” -- đem ta vào Chánh-Đạo – “nibbanassa sacchikiriyaya” – để chứng quả Niết-Bàn. Bởi thế nên dù theo quan điểm của người thường, Niệm cũng là một đức độ rất đáng kỳ vọng. Lẽ thường cho ta hiểu rằng thực hành niệm sẽ làm cho ta trở nên tinh tường, đúng mực hơn, nhặm lẹ hơn và làm giảm bớt tối đa những điều sai lạc, những lỗi lầm, những sơ xuất, những tai ương. Và lẽ thường cũng cho ta hiểu thêm rằng nếu thực hành Niệm thành một thói quen, Tâm ta sẽ được quân bình, ta sẽ ý thức được sự tương quan trong mọi việc, ta sẽ có một tinh thần minh mẫn và luôn luôn ta sẽ thận trọng. Nhưng xin quí vị nên nhớ rằng Đức Phật còn cho ta biết nhiều hơn nữa về kết quả của Niệm. Đức Phật với những lời lẽ hết sức rõ ràng, như tôi vừa trích trên đây, dạy ta rằng Niệm có tác dụng làm cho chúng sanh trở nên thanh tịnh, làm cho ta vượt qua phiền não, đưa ta vào Bát-Chánh-Đạo và cuối cùng làm cho ta chứng được quả Niết-Bàn. Song le, làm thế nào để đạt được những kết quả cao quí và tốt đẹp ấy? Cho đặng thành tựu như thế thì cái Niệm mà ta thực hành không phải chỉ thuộc về thế gian này, không phải là Niệm “tại thế” (lokiya), nhưng phải là Niệm ”siêu thế” (lokuttara), nghĩa là phải có một đặc tính riêng biệt thuộc về tinh thần, và do đó phải có một “kỹ thuật” đặc biệt để thực hành Niệm. Pháp TỨ NIỆM XỨ đề cập đến bốn cách Niệm và những phương pháp cần thiết để thực hiện. Như vậy, khi ta hành về một trong TỨ NIỆM XỨ bằng phương pháp đặc biệt của nó, ta có thể thu nhập được những kết quả hứa hẹn.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Tứ Niệm Xứ

Thích Chánh Thống

(Bài giảng hôm rằm tháng 10 (10 November 1935) tại hội Phật học chùa Từ Quang, Huế)
Nam mô A Di Đà Phật
Năm trước giảng về Đạo đế đã nói có 37 phép trợ bồ đề phần là:

Tứ niệm xứ
Tứ chánh cần
Tứ như ý túc
Ngũ căn
Ngũ lực
Thất giác chi
Bát chánh đạo

Trong kỳ ấy giảng về Bát chánh đạo mà thôi. Song, bát chánh đạo là lối tu hành của những bậc đã kiến đạo, cốt yếu nơi chữ “chánh”. Đối với người sơ cơ, nếu không biết chỗ chơn chánh là gì thì sao cho khỏi cái hại lấy giả làm chơn, lấy tà làm chánh. Vì vậy nên cần phải giảng về những phương tiện ban đầu để cho những ai muốn tu theo Thanh văn thừa, theo từng bực mà tu lần lên, tu cho đặng “Thất giác chi” rồi thì mới có thể tu hành “Bát chánh đạo”.

37 phép trợ bồ đề phần không thể giảng đủ trong một kỳ, vậy kỳ hôm nay tôi xin giảng riêng về “Tứ niệm xứ”.

Toàn thể pháp giới vẫn là như như bình đẳng, không tự, không tha, không năng, không sở. Lẽ ra không có chi đáng gọi là tâm niệm, chỉ vì chúng ta mê lầm không rõ bản tánh mà lại phân biệt nào tâm nào cảnh, nào ngã nào nhơn. Nên chi thường thường khi niệm chấp có ngã, chấp có pháp, chấp cái thân này là mình, nhận hoàn cảnh là khác với mình, rồi nương theo thân mà có già đau sống chết, nương theo cảnh mà có ưa ghét buồn sợ, luân hồi đời đời kiếp kiếp trong ba cõi.

Tâm niệm lầm lạc đã làm cho chúng ta mê, chúng ta muốn hết mê phải làm thế nào?

Thưa các ngài, người đạp gai thường thấy gai mà lể, vậy chúng ta nên lấy cái tâm niệm không lầm lạc để dứt trừ cái tâm niệm lầm lạc, đến khi tâm niệm không lầm lạc nữa là ngộ.

Tâm niệm không lầm lạc là chi? Tức là “Tứ niệm xứ”.

Tứ niệm xứ là phép tối tiên của người tu hành, là bước ban đầu trên đường giải thoát, dù Tiểu thừa hay Đại thừa cũng đều phải trải qua bước đường này cả.

Thân bất tịnh
Thọ thị khổ
Tâm vô thường
Pháp vô ngã

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

ĂN CHAY

(Trích Phật Phổ Thông)
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Mở Ðề 

Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử

Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: "Sự sống sống bằng sự chết". Hãy nghĩ lại mà xem: từ khi lọt lòng mẹ đến bây giờ, để được sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh vật rồi? Chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta thở, chúng ta nằm, chúng ta đứng, chúng ta đi, mỗi mỗi động tác như thế, đều đã gây bao tang tóc cho những sinh vật ở chung quanh chúng ta! Ðó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền tài, danh vọng...Nếu sự sống mà không làm *ai chết ai cả, thì cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao nhiêu ! Sự ước ao này có thể thực hiện được một phần lớn, nếu chúng ta áp dụng phương pháp ăn chay mà Phật đã chế ra. 

Như thế, ăn chay đối với người Phật tử không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ. Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy. 

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Giải đáp những thắc mắc nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi

Thích Thiện Hoa


Giải đáp những thắc mắc nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi

Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ trình bày những điểm chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, mà không đi sâu vào chi tiết, và để sự trình bày được rõ ràng, có mạch lạc, chúng tôi đã tạm gác lại tất cả những thắc mắc, nghi vấn có thể hiện ra nhiều lần trong đầu óc quý vị, khi đọc các đoạn trước. Đến đây, sau khi trình bày xongxuôi những nét chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, chúng tôi xin lần lượt giái đáp những thắc mắc, hay nghi vấn trong vấn đề này:

1.- Có người nghĩ rằng: Nhân quả la một luật tự nhiên rất công bằng đứng đắn, sao có người cả đời hiền từ, mà lại gặp lắm tai nạn, khổ sở, trái lại những người hung ác sao lại vẫn an lành?

Đáp: - Chắc quý vị chưa quên trong chương nói về nghiệp, chúng tôi đã trình bày rằng xét về thời gian, nghiệp có chia ra làm ba thứ:

a) Hiện báo: Quả báo hiện tiền, như mình đánh người, bị người đánh ngay; hay ăn cơm thì no, uống nước liền đỡ khát.

b) Sanh báo: Đời nay tạo nhân, qua đời sau mới thọ quả báo, như làm một tội ác gì, ngay khi ấy không ai biết mà bắt, đến lâu sau việc ấy mới tiết lộ và người làm ác mới đền tội.

c) Hậu báo: Đời nay tạo nhân, mà các mấy đời sau mới chịu quả báo, Như ngài Ngộ Đạt quốc sư, đời trước làm quan tên là Viên Án, vì giết Triệu Thố, mà đến 10 đời sau mới chịu quả báo.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

NHỮNG BẰNG CHỨNG LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ

Thích Thiện Hoa

I.- MỘT CHUYỆN LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ:

Cách đây vài chục năm, tờ báo Mai có chụp hình và đăng một câu chuyện như sau:

Tại Ấn Độ, ở thành Delhi, có một cô gái 8 tuổi tên Phanti Devi. Cô đã nhiều lần khóc lóc với cha mẹ đòi về thành Mita thăm chồng là một giáo viên. Thành Delhi các thành Mita trên 200km. Cha mẹ cô gái lấy làm lạ mời một phóng viên nhà báo đến để nhờ anh điều ra giùm.

Phóng viên nhà báo đến hỏi, thì được cô cho trả lời rằng: cô là vợ của một giáo viên, ăn ở với nhau sanh được một đứa con. Khi đứa con lên 11 tuổi thì cô lâm bịnh từ trần. Người phóng viên hỏi xem cô ta có gì làm bằng chứng không? Cô trả lời là cô có để lại vàng bạc cà đồ đạc chôn ở chỗ nọ chỗ kia ... và cô còn nhớ rõ có một cái quạt do người chị em bạng tặng, trên quạt có ghi lại mấy dòng chữ, rồi cô đọc mấy dòng chữ ấy cho phóng viên chép vào sổ tay.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Luân hồi

Thích Thiện Hoa

I. ĐỊNH NGHĨA

Luân hồi dịch ở tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển). Theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sinh trong sáu cõi (lục đạo) và sự tiếp nối sinh tử, tử sinh không cùng tận trong sáu cõi ấy. Luân hồi hay Samsara là một danh từ, một hình ảnh do Phật đặt ra, nhưng cái nội dung của nó là một sự thật, một trạng thái có thật trong cõi đời, có thể chứng nghiệm được, chứ không phải là một lý thuyết xây dựng trong không tưởng. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được luật nhân quả trong vũ trụ, thì chúng ta cũng phải công nhận sự luân hồi, luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục, nhưng vì khi nó biến, khi hiện, khi lên, khi xuống, khi mất, khi còn, khi thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh hưởng chi phối lẫn nhau.

II. DẪN CHỨNG SỰ LUÂN HỒI TRONG MỌI SỰ VẬT

Trong vũ trụ, tất cả sự vật, từ vật nhỏ như hạt bụi, đến vật lớn như quả địa cầu, không vật nào chẳng luân hồi.

1. Đất luân hồi: Như cái bình bông đang ở trước mặt chúng ta đây, trước kia nó là đất, người thợ gốm đem nó nhồi nặn làm thành cái bình. Trải qua một thời gian, cái bình sẽ bị bể nát, tan thành cát bụi và trở về lại trạng thái đất cát. Đất cát này làm thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ hoặc tàn lụi sau một thời gian để trở thành phân bón hay đất cát, hoặc làm thực phẩm cho động vật. Động vật ăn cây cỏ này vào hoặc bài tiết ngay ra ngoài để thành phân, thành đất hoặc biến thành máu huyết da thịt, để một ngày kia thân thể động vật già yếu, sẽ tan rã thành đất cát lại. Bao nhiêu lần thay hình đổi dạng, vì nhân duyên này hoặc nhân duyên khác, nhưng đất cát, nó cũng lại trở thành đất cát sau một thời gian, sau một vòng luân chuyển dài hay ngắn.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Nghiệp

Thích Thiện Hoa

Ngày xưa có một gã thanh niên, uất ức trước trạng huống bất công giữa loài người, muốn tìm cho ra chân lý, nên đã đến hỏi Phật:


- Bạch đức Thế Tôn, đâu là nguyên nhân, là nguồn gốc của sự bất công giữa chúng sinh? Tại sao có kẻ chết yểu, có người sống lâu, có kẻ khỏe mạnh, có người tàn tật, có người đẹp đẽ, có kẻ cô độc, có người đông con, có kẻ nghèo khó, có người giàu sang, có kẻ sanh trong gia đình đê tiện, có người sanh trong dòng dõi quí phái, có kẻ ngu muội, có người khôn ngoan?

Đúc Phật đã trả lời vắn tắt, nhưng đầy ý nghĩa như sau:

- Mỗi chúng sinh đều có những hành vi riêng; những hành vi ấy làm món quà gia bảo, làm vật di truyền, làm người bạn chí thân, làm chỗ nương tựa của họ. Chính những hành vi ấy là cái nghiệp đã làm cho chúng sinh khn trong cảnh trạng dị đồng này.

Kinh Atthasâlissi lại dạy rõ hơn:

“ Do nơi sự khác nhau trong nghiệp mà có những sự khác nhau trong chúng sinh, kẻ sanh ra trong gia đình quyền quý, người sanh ra trong gia đình đê tiện, kẻ sanh ra trong sự nguyền rủa, người sanh ra trong sự tôn trọng, kẻ sanh ra được hưởng hp, người sanh ra phải chịu khổ sở”.

Như vậy thì mọi việc xảy ra cho mọi người là do nghiệp cả. Nhưng nghiệp là cái gì mà quan trọng đến thế?

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Bốn Món Tâm Vô Lượng

Thích Thiện Hoa 

A. Mở Ðề 

Ðứng về phương diện tuyệt đối, hay chơn như môn, thì tâm của chúng sinh hay tâm của Phật cũng vẫn là một, không có rộng hẹp, thấp cao, sai khác, ngăn cách. 

Nhưng đứng về phương diện tương đối hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạn, tùy theo chủng tánh của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp không đồng. Hễ nghĩ đến tham, sân, si, mạn v.v...thì tâm trở thành nhỏ hẹp, lớn bé, ngàn sai, muôn khác,cũng như cùng một thứ bột mà do người thợ làm bánh, khéo hay vụng mà có bánh ngon, bánh dở, bánh tốt, bánh xấu, bánh lạt, bánh mặn v.v...Cho nên Tôn cảnh Lục có chép: " Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm vọng động thì ngàn sự sai biệt tranh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm phàm thì ba món độc trói buộc, tâm thánh thì sáu món thần thông tự tại, tâm không thì nhứt đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành. Tự mình đạp mây mà uống nước cam lồ, chẳng có ai cho mình. Nằm trong lửa hừng mà uống máu mủ cũng tự mình gây nê, không phải trời sanh ra, cũng không phải do đất mà có ". 

Xem thế thì cũng đủ biết tâm là động lực chính để làm cho ta sướng hay khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát. 

Vậy muốn thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, muốn được quả vị thánh nhân, Bồ Tát, chúng ta cần trau giồi cho được một tâm vô cùng rộng lớn, một "vô lượng tâm". 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Luật Nghiệp Quả và Nhân Cách

Tác Giả: Lê Sỹ Minh Tùng
         Trong lịch sử của nhân loại, có những vĩ nhân và các bậc đại thánh mà nhân cách của họ đáng được truyền tụng ngàn đời như Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Gandhi…Chẳng những thế, trong lịch sử của mỗi quốc gia cũng có những nhân vật xuất chúng với lòng yêu nước nồng nàn và những chiến công hiển hách lẫy lừng để giữ gìn đất nước và xây dựng quê hương. Không ai quên được một anh hùng áo vải Lam Sơn Lê Lợi, ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ đã phá hàng vạn quân Thanh, Đức Thánh Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng…Trong lãnh vực khoa học còn có những nhà bác học đã cống hiến cả cuộc đời cho nền văn minh tiến bộ của nhân loại với lòng kiên trì không mệt mỏi như bà Marie Curie, Pasteur, Einstein…