Hiển thị các bài đăng có nhãn Philippe Cornu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Philippe Cornu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO Philippe Cornu

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO Philippe Cornu


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO 
Philippe Cornu

Nhìn thấy được sự hiện hữu hiển nhiên của khổ đau trên thế gian này, Đức Phật đã vạch ra một con Đường gọi là con đường Đạo Pháp (Dharma) để giúp chúng ta tự giải thoát khỏi những khổ đau của sự hiện hữu này. Con đường Đạo Pháp đó đòi hỏi chúng ta phải luyện tập kiên trì, trước nhất là phải biết sống đạo đức, tiếp theo là thiền định và sau hết là quán nhận được bản chất của hiện thực. Phương pháp tự giải thoát cá nhân trên đây được xây dựng chung quanh một số khái niệm đặc thù mà ông Philippe Cornu sẽ trình bày dưới đây. (Tạp chí Le Point)
Vài lời giới thiệu của người dịch: Phật giáo phát triển đã từ hơn hai ngàn năm nay, vượt qua không gian và thời gian để thích ứng với tất cả mọi bối cảnh văn hóa và tất cả các nền văn minh nhân loại. Phật giáo vì thế cũng đã trở nên vô cùng phong phú và phức tạp. Kinh sách và các phương pháp tu tập rất đa dạng nên có thể làm cho một số người hoang mang hoặc gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu hay tu tập Phật giáo. Thiết nghĩ một bài viết ngắn gọn và chính xác tóm lược một vài khái niệm căn bản của Phật giáo cũng có thể ích lợi cho những người chưa thấu hiểu được Phật giáo là gì và biết đâu cũng có thể giúp ích thêm phần nào cho những người đã từng tu tập lâu nay nhưng vẫn còn mơ hồ không biết mình đang đứng đâu trên con đường Đạo Pháp bao la. 

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Nói chuyện thiền định, Nhưng quý vị có hiểu thiền định là gì không?

nguoiphattu.com - Chúng ta nên hiểu rằng thiền định trong Phật Giáo mang một ý nghĩa thật chính xác: một phép tu tập tâm linh thật trọn vẹn hướng vào mục đích giải thoát tâm thức con người khỏi mọi sự kiềm tỏa của các nguyên nhân gây ra khổ đau.

Lời giới thiệu của người dịch:

Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.

Qua dòng lịch sử phát triển của Phật Giáo phép luyện tập này cũng đã bị biến dạng và trở nên khá phức tạp. Trong khi ở Á Châu chỉ có một thiểu số người tu tập thực hiện việc hành thiền, thì trái lại ở thế giới Tây Phương gần như hầu hết những người tu tập đều đến với Phật Giáo bằng con đường thiền định. Thế nhưng ở phương Tây thiền định cũng đã bị hiểu lầm và lạm dụng không ít. Các vấn đề trên đây đã được một học giả người Pháp là Philippe Cornu nêu lên trong một bài viết ngắn được chuyển ngữ dưới đây.