Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá Bồ đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá Bồ đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Luật Nhân Quả và Nghiệp Báo

Luật Nhân Quả và Nghiệp Báo
Phổ Nguyệt

I.   Luật Nhân Quả   (TÐPGVA)
1)      Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ:
2)      Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về “Nghiệp” của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản  trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ. Nhưng thường thường người ta không hiểu chữ phước theo nghĩa tâm linh, mà hiểu theo nghĩa giàu có, địa vị xã hội, hoặc uy quyền chánh trị. Chẳng hạn như người ta bảo rằng được làm vua là do quả của mười nhân thiện đã gieo trước, còn người chết bất đắc kỳ tử là do trả quả xấu ở kiếp nào, dầu kiếp nầy người ấy không làm gì đáng trách

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

MƯỜI ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH


MƯỜI ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH
Pháp Sư Tịnh Không

1. Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
 

Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật.

Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

CHỨNG NGỘ VÀ VÃNG SANH CỰC LẠC

CHỨNG NGỘ VÀ VÃNG SANH CỰC LẠC
Nguyễn Xuân Chiến

blankĐiểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy?
Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
Trong giáo lý Nguyên thủy, để xiển dương năng lực thọ trì Bát quan trai, kinh điển Nikaya ghi rằng: “Một Phật tử nọ sau khi thọ trì Bát quan trai nửa ngày, đi ra khỏi tịnh xá và bị xe bò húc chết. Đức Phật tuyên bố rằng, ông ta được thác sanh lên cõi Trời, nhờ vào công đức thọ Bát quan trai dù chỉ một buổi”. (Trích The Buddha and His Teachings của Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Đức Phật và Phật pháp)

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

NGHIỆP NẶNG VÀ SỰ CỨU ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT

NGHIỆP NẶNG VÀ SỰ CỨU ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT
Nguyễn Xuân Chiến

nghiep-nang-300x312-content1- Một bậc trưởng lão, thọ giới Tỳ-kheo và tu hạnh đầu đà (khổ hạnh) đã hơn 50 năm. Ngài là niền tin và là tấm gương sáng cho nhiều Phật tử. tuy đã lớn tuổi, nhưng Ngài vẫn thường xuyên giữ chánh mạng, chưa hề bỏ quên khất thực hóa duyên, dù chỉ một ngày. Hôm nọ tin dữ loan truyền khắp thành phố khiến mọi người sửng sốt: Khi đi hóa duyên trở về, ngài đã gặp tai nạn bất ngờ, một chiếc xe gắn máy đụng phải. Ngài đã thâu thần nhập diệt ngay tại hiện trường. Chúng tôi nghe rất nhiều Phật tử xì xào to nhỏ: “Ngài tu hành tinh tấn và nghiêm túc, tại sao lại chết thảm như vậy? Chắc là nghiệp của Ngài quá nặng? Nghiệp nặng?
Một vị Ni sư gần 60, xuất gia từ nhỏ, giới hạnh nghiêm túc, luôn phát tâm hoằng pháp, bố thí, cúng dường. Hôm nọ ngồi sau xe gắn máy, té xuống bị xe hơi cán dập nửa thân mình. Tuy vậy Ni sư vẫn còn tỉnh táo, chắp tay niệm Phật và căn dặn đệ tử nên tha thứ cho ngời tài xế vừa gây án, xong mới nhẹ nhàng tắt thở. Người bạn tôi vô cùng bức xúc, vội vã về tường thuật mọi sự và gào to: “Không thể chịu nổi, một người tu hành như vậy sao lại nhận lấy nghiệp nặng như thế?” Tôi chờ anh ta hết xúc động mới nói: “anh còn nhớ không, trong kinh sách Phật dạy rõ: ‘Chết như thế nào và chết trong hoàn cảnh nào đều là do quả báo quá khứ từ vô lượng kiếp, chúng ta phàm phu không thể can dự được. Không phải chết trên giường là tốt hơn trên hiện trường tai nạn, tất cả chỉ là lý do để ta xa rời thân xác này để đi tới kiếp sống khác’. Anh là người Phật tử có hành trì, tất nhiên không nên đặt tâm vào chuyện được chết trong tình trạng ưng ý, mà tốt nhất là được chết khi “nhất tâm bấn loạn”, khi tâm định tĩnh, khi làm chủ tâm thức lúc lâm chung – phải thế chứ?

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Học theo hạnh Bồ tát Quán Thế Âm: Hiến tặng năng lực không sợ hãi

Giác Ngộ - Thí Vô Úy Giả là một trong những Thánh hiệu của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Vô úy có nghĩa là không sợ, thí vô úy giả là người hiến tặng năng lực không sợ hãi. Không run sợ, hết lo lắng là niềm an vui, hạnh phúc nhất trên đời, và người có năng lực giúp chúng ta an ổn, bất động trước mọi biến động của cuộc sống chính là Mẹ hiền, Bồ tát Quán Thế Âm.


Kinh Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn) đề cập đến 14 lĩnh vực hiến tặng vô úy của Đức Bồ tát Quán Thế Âm: 1. Giúp chúng sanh thoát khỏi khổ não; 2. Giúp chúng sanh không bị lửa dữ thiêu đốt; 3. Giúp chúng sanh không bị nước lớn nhận chìm; 4. Giúp chúng sanh không bị ác quỷ làm hại; 5. Giúp chúng sanh thoát khỏi đao trượng; 6. Giúp chúng sanh không bị ác quỷ, ác thần trông thấy; 7. Giúp chúng sanh thoát khỏi gông cùm xiềng xích; 8. Giúp chúng sanh thoát khỏi giặc cướp; 9. Giúp chúng sanh dứt trừ tham dục; 10. Giúp chúng sanh xa lìa nóng giận; 11. Giúp chúng sanh đoạn trừ si ám; 12. Giúp chúng sanh cầu được con trai; 13. Giúp chúng sanh cầu được con gái;14. Giúp chúng sanh niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì được vô lượng lợi ích. Nói chung là các chúng sanh nào gặp lúc nguy khốn, cấp nạn mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ tát thì sẽ được gia hộ khiến thân tâm an ổn, không còn sợ hãi nữa. Nhờ hạnh nguyện cao cả này nên Bồ tát được chúng sanh trong cõi Ta-bà tôn xưng là Thí Vô Úy Giả , "Bậc hiến tặng năng lực không sợ hãi".

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Lễ Phật theo Bổn môn Pháp Hoa



( Bài giảng trường hạ chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, ngày 4-7 và 19-7-2010)

Giác Ngộ : Theo Bổn môn Pháp Hoa, lễ Phật theo hình thức là phần phụ, phần tâm linh mới là chính yếu, tức chúng ta mượn hình thức bên ngoài để biểu lộ tâm bên trong. Vì vậy, khi chưa có độ cảm về Phật, chưa thấy Phật thì lễ Phật không sanh công đức, không phải là tu Bổn môn. Trái lại, có độ cảm sâu về Phật, dù chưa lạy, nhưng tâm đã lạy, thì đã sanh công đức, nên thấy Phật trong chiêm bao.

Bắt đầu lạy Phật, ta nhìn tượng Phật bằng đồng, hay bằng giấy, nhưng ta phải quán tưởng để có độ cảm. Cho nên, trước khi lạy, chúng ta thường đọc:

Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch


Giác Ngộ - Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.
WSH.jpg
Chân lý không thuộc về sự khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về ở nơi người nào thấy và biết đúng, nghe và cảm nhận đúng, sống đúng, nói và làm đúng.

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông

Giác Ngộ - Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này.

Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của hành giả Tịnh Độ tông.

1. Tịnh Độ tông là Đại thừa

Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản) thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa… và các luận Đại thừa Khởi Tín, luận Ma ha Chỉ quán của Thiên Thai Trí giả… và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh độ.
Niệm Phật là làm sống tâm đại bi qua thân, khẩu, ý 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Giác Ngộ - "Shôma, người được xem là một tín đồ Tịnh Độ tông thuần khiết nhất ở Nhật. Có lần Shôma viếng một ngôi chùa quê. Vừa vào chánh điện, anh thõng chân nằm dài trước tượng A Di Đà. Một người trách anh thất kính, anh trả lời: "Tôi vào đây là trở về nhà cha mẹ tôi, còn anh bắt bẻ tôi như vậy chẳng qua anh chỉ là con rể trong nhà này thôi".
Tôi chỉ thực sự có ấn tượng sâu đậm với Tịnh Độ tông khi đọc cuốn Chu Dịch thiền giải của Trí Húc đại sư, đến lời chú giải hào thượng lục của quẻ Tùy: "Hào thượng lục âm nhu đắc chính, song cũng không có huệ lực, chỉ chuyên tu tập thiền duyệt để tự vui, nên đạo ắt phải khốn cùng vậy. Chỉ có dốc hết lòng tin tưởng hồi hướng Tây phương thì mới ‘vạn tu vạn nhân khứ’ được"(1). "Vạn tu vạn nhân khứ " là pháp môn tu tập để vãng sinh Tịnh độ bằng cách niệm Hồng danh Phật A Di Đà. Vạn người tu tập thì cả vạn người đều được vãng sinh, điều đó nói lên sự nhiệm mầu của pháp môn này.
wwwnp.JPG
Ảnh minh họa - Ảnh: Bảo Toàn

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Sự mầu nhiệm & nét đẹp của niệm Phật


Ảnh minh họa - Ảnh: Bảo Toàn


Nam mô A Di Đà

Pháp môn Niệm Phật, câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật" hoặc ngắn gọn hơn "A Di Đà Phật" đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920 & 1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm "Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát". Theo lời bà kể lại thì chẳng mấy chốc mà leo tới nơi, chẳng mệt nhọc gì cả. Đoàn người lên núi gặp đoàn người xuống núi, đoàn người đi ra gặp đoàn người đi vào. Khi gặp nhau ai nấy đều cất tiếng chào "A Di Đà Phật!". Câu niệm, câu chào âm vang cả một vùng núi non hùng vĩ, biến cuộc hành hương thành một hành trình vừa linh thiêng vừa nên thơ có lẽ độc đáo nhất trên thế giới. Hình ảnh này đã được nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ghi lại trong bài thơ Chùa Hương:Mẹ bảo "Đường còn lâu,Cứ đi ta vừa cầu.Quan Thế Âm Bồ tát.Là tha hồ đi mau".

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Quán niệm vô thường


GN - Bản chất con người và thế giới, mọi sự vật hiện tượng là vô ngã (không tự thể, không chủ tể, do duyên sinh) nên vô thường, luôn ở trong tình trạng biến đổi. 
Tuy nhiên, con người chỉ để ý, chỉ thấy những biến đổi lớn, những biến đổi tốt hoặc xấu, có lợi hoặc bất lợi (theo tâm ý của mình) chứ ít ai quan tâm, để ý đến những biến đổi nhỏ, vi tế. Do không nhận thức được quy luật vô thường nên khi những thay đổi lớn xảy ra trong đời, con người ta rất khó chấp nhận, dễ bị ‘sốc”, khủng hoảng, suy sụp tinh thần, đau khổ. 

Mấy ai có thể bình tâm, thản nhiên trước những biến cố, thay đổi trong cuộc đời, nhất là khi xảy ra những điều không mong muốn như đau ốm bệnh tật, hoạn nạn, hạnh phúc gia đình đổ vỡ, mất người yêu, sự nghiệp, danh phận, địa vị v.v… Nhưng nếu người nào hiểu rõ quy luật vô thường, luôn ý thức được rằng không có gì trường cửu, vĩnh hằng, mọi thứ đều thay đổi, biến dịch, thì khi có biến cố xảy ra sẽ không rơi vào khủng hoảng.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

BẢN TÍNH SÁNG NGỜI VÀ HIỂU BIẾT CỦA TÂM

BẢN TÍNH SÁNG NGỜI VÀ HIỂU BIẾT CỦA TÂM 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14 
thuyết pháp tại Claremont College
Bạch Nga (Lozang Ngodrub) chuyển ngữ

dalailama2-smChúng ta cần nên làm quen với những tâm thái tốt, nhưng theo thói quen, chúng ta thường có những vọng tưởng phiền não, như sân hận, gây nên những chướng ngại lớn cho bản thân. Do đó, chúng ta cần phải nhận diện những cảm xúc này và đương đầu với chúng ngay tức khắc. Nếu chúng ta dần dần làm quen với việc kiềm chế những tâm thái xấu, thì sau nhiều năm, một người trước kia hay giận dữ cũng có thể trở nên bình tĩnh.
Có người cảm thấy rằng ta sẽ mất đi sự độc lập nếu ta không để cho tâm mình đi rong theo ý muốn, mà lại cố gắng điều phục tâm. Sự thật không phải như vậy, nếu tâm ta đang tiến triển một cách đúng đắn, thì ta đã có sự độc lập rồi, nếu không thì ta cần phải điều phục tâm mình lại.
Liệu chúng ta có thể loại bỏ những vọng tưởng phiền não hay không, hay chỉ có thể ức chế những cảm xúc ấy thôi? Đối với Phật giáo, bản tính chân thật của tâm là ánh sáng trong (thanh quang), còn những ô trược thì bất định, vô thường và có thể tách rời khỏi tâm. Nói một cách triệt để thì bản tính của tâm là không có tự tính.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY và người trò trong Phật Giáo

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY 
và người trò trong Phật Giáo 
Hoang Phong chuyển ngữHoang

 Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
 Phần đông những người đến chùa thì chỉ nhìn vào các vị thầy đứng "chắn ngang" trước bàn Phật, họ không tìm cách trông thấy Phật sau lưng các vị ấy, và cũng chẳng cần biết giáo lý của Đức Phật là gì. Trong thời buổi nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn, người đến chùa cũng lẫn lộn trắng đen. Nói thế không có nghĩa là để chỉ trích bất cứ ai cả mà chỉ muốn nêu lên vai trò vô cùng quan trọng của các vị thầy tức là tăng đoàn nói chung, trước sự tồn vong của Đạo Pháp. Trong xã hội ngày nay, con người chỉ biết lo miếng cơm manh áo và đua đòi vật chất, đối với việc tu học giúp biến cải tâm thức và mang lại cho mình một cuộc sống tâm linh phong phú hơn, thì may lắm là họ chỉ còn đủ thời giờ để thỉnh thoảng "nhìn vào" hay "trông vào" người thầy. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là người thầy trong xã hội ngày nay có còn đáp ứng được sự mong mỏi - dù chỉ thật hời hợt và phiến diện - của họ hay không? Sự thật đôi khi cũng phũ phàng đối với người tu hành và cả người thế tục. Chẳng qua tất cả cũng chỉ vì thời cuộc đổi thay và hoàn cảnh đưa đẩy họ mà thôi. Dưới một khía cạnh nào đó thì chẳng phải là lỗi của ai cả, nhưng dưới một khía cạnh khác thì cũng có thể xem là lỗi của tất cả.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

MA LÀ GÌ - NÓ Ở ĐÂU VÀ LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRỪ MA

MA LÀ GÌ 
NÓ Ở ĐÂU VÀ LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRỪ MA



oanhon1-contentMa hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả trong Ấn Độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần linh đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm trên đây. Tên của ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là chủ nhân ông của thế giới vật chất và mọi hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của vị chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.
Ma không những tượng trưng cho những biểu hiện của dục vọng như vừa kể mà còn tượng trưng cho những thèm khát, những xung năng tiềm ẩn thật sâu kín bên trong tâm thức ta. Do đó ma nằm trong da thịt ta, trong tâm thức ta, tức trong sự vận hành chung của ngũ uẩn. Tuy con ma ẩn nấp trong ngũ uẩn của ta rất tinh ranh thế nhưng nếu ta thật chú tâm thì đôi khi cũng có thể trông thấy nó được hay bất chợt chạm trán với nó. Thí dụ vì nóng giận, vì một phút thiếu suy nghĩ, vì thèm muốn khích động quá độ mà ta phạm vào một hành động thật đáng trách, sau đó thì hối hận và ta tự nghĩ rằng không ngờ mình lại có thể phạm vào một hành động tồi tệ đến như thế. Ta có cảm giác hình như "ma quỷ xúi khiến" ta phạm vào việc ấy chứ thật ra ta nào có tồi tệ đến thế. Như thế là ta đã thấy ma rồi đấy, sự hối hận là một trong các cách giúp mình trông thấy con ma đang ẩn nấp trong thân xác và tâm thức của chính mình.
Ma còn mang một cái tên nữa mà kinh sách ít nói đến, đó là con ma Ái dục (kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nôm na là con ma tình yêu. Ái dục hay con ma tình yêu là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn "canh chừng" và "chăm lo" cho ta rất cẩn thận. Con ma này hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, hoặc thật thanh tú, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dâng cho ta những ảo giác biến động như vừa kể do chính nó tạo ra, mang lại mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.
Vấn đề rắc rối và gay go là con ma tình yêu không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ do nó tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, "tham" bao nhiêu nó cũng cho, "yêu" bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, "bám víu" bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Thế nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà nó đem tặng cho ta thật ra chỉ là khổ đau mà thôi : "lạc thú", "hạnh phúc lứa đôi", "sinh ra thêm một đám khổ đau", hay đấy chỉ là mưu mô, lường gạt, tự ái, thất tình, tự tử, đâm chém… Những khổ đau ấy ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là ngũ uẩn quen dần với lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú, hậu quả rất phức tạp và đa dạng kể ra không hết được. Ma vừa là kẻ sáng tạo và đồng thời cũng vừa là kẻ phá hoại là như thế đó.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

VÌ SAO PHẬT GIÁO LẠI MANG TÍNH HIỆN ĐẠI


VÌ SAO PHẬT GIÁO LẠI MANG TÍNH HIỆN ĐẠI
 

Frédéric Lenoir - Hoang Phong dịch
 
Lời giới thiệu của người dịch Dưới đây là bài báo của ông Frédéric Lenoir đăng trên tạp chí L’Express của Pháp ngày 24.10.1996. Một bài báo khá xưa, tuy nhiên giá trị vẫn nguyên vẹn qua thời gian. Là một triết gia trẻ, sinh năm 1962, ông Frédéric Lenoir cũng là một nhà xã hội học và chuyên gia về tôn giáo, chủ bút tập san Le Monde des Religions thuộc tổ hợp báo chí Le Monde, một tổ hợp báo chí lâu đời và uy tín của nước Pháp. Luận án tiến sĩ của ông về đề tài Phật giáo tại Pháp và Âu châu, đã được nhà xuất bản Fayard ấn hành năm 1999 thành hai tập sách tổng cộng gần 900 trang. Ngoài ra ông cũng đã xuất bản khoảng 30 quyển sách khác về nhiều chủ đề tôn giáo. Bài báo dưới đây của ông gồm ba phần :
 - Phần 1 : Phật giáo và triết học phương Tây, do triết gia Michel Hulin viết 
 - Phần 2 : Phật giáo và phân tâm học, do bác sĩ Claude Zandman viết 
 - Phần 3 : Bài phỏng vấn một khoa học gia về thần kinh học rất nổi tiếng là Francisco Verala, một đệ tử yêu quý của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Bài phỏng vấn do chính Frédéric Lenoir thực hiện.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Con Người Giấu Cái Đuôi Ở Đâu?

Con Người Giấu Cái Đuôi Ở Đâu?



CON NGƯỜI GIẤU CÁI ĐUÔI Ở ĐÂU? 
Nhụy Nguyên

vutruquanphatgiaoCó thể lắm, khi minh định được loài người thoát thai từ đâu, hẳn đó là giai đoạn đầu của sự hủy diệt. Nhân loại bằng tiến bộ vượt bậc của khoa học thực nghiệm, những bí mật lớn về tâm linh đã rọi ra tia hy vọng cứu rỗi giống loài trên hành tinh này. Và nỗ lực vén bức màn vô minh hòng thấu triệt chân tướng vũ trụ sẽ vô vọng nếu không dựa vào khoa học huyền bí. Phật pháp mênh mông vi diệu nếu biết nương vào sẽ là sinh khí của bất kỳ quốc gia nào.
Chúng ta biết, trái đất từng trải qua thảm họa Đại hồng thủy cuốn sạch người Át-lan; riêng đỉnh Hi-ma-lai-a và Tây Tạng nước không vươn tới, nên hiển nhiên nó được đoán định là nơi cất giấu hạt giống loài người. Ngành khảo cổ học cũng tìm thấy trong các hang động cổ xưa hình vẽ mô tả các loại máy móc về Y học hiện đại hơn cả bây giờ; xem là nền văn minh tiền sử bị lấp vùi. Việc phát hiện ra các bích họa tuyệt mỹ ở dãy núi Alps; những dấu chân hóa thạch có niên đại cách nay mấy trăm triệu năm đã cho thấy người tiền sử từng sinh sôi rực rỡ, vượt xa nền văn minh chúng ta. Rồi giới khảo cổ còn tìm thấy các di vật cách hàng tỷ năm, khi mà vỏ trái đất chưa thật hoàn thiện... Nên biến cố “trùng tang” giữa các hành tinh, có nguy cơ nên bão từ đâu gì lạ. Mấy năm trước có một hội nghị khoa học khám phá ở Sydney, trọng tâm bàn về tương lai ảm đạm của trái đất. Bản tổng kết không báo động cũng không đảm bảo sự an toàn cho loài người. Tuy nhiên điều đáng lưu ý, họ hy vọng cư dân trên địa cầu từ nay có thể thức tỉnh, "bỏ ác dương thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm” để cứu rỗi đại họa. Có nghĩa tư tưởng và ý niệm bất thiện của loài người (chưa cần bàn tới hành động) có thể “kết tinh” thành sóng thần và bão lụt, và ngược lại.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI?

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI? Trần Khải

Tác giả : Nguyên Giác

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI? 
Trần Khải

Báo The Independent nói rằng người ta đã tố cáo Charles Darwin đủ thứ, nhưng chưa ai tố cáo Darwin là “một Phật Tử Tây Tạng tàng hình” (closet Tibetan Buddhist). 

Giới khoa học trong tuần lễ này đang tưởng niệm 200 năm ngày sinh của Charles Darwin. Chính xác, Darwin sinh ngày 12/02/1809. Một hình ảnh gắn liền với lý thuyết Darwin là sự tiến hóa của nhân loại. Có phải con người sinh ra từ hình ảnh toàn hảo của một vị Toàn Hảo trên cao, hay đã biến hóa qua nhiều triệu năm với nhiều chặng đường khác nhau?

Darwin đã cho nhân loại một cách giải thích trái nghịch với truyền thống, và bây giờ khoa học đã công nhận rằng, không chỉ riêng loàì người, mà các chủng loại sinh vật cũng đều trải qua các chặng đường tiến hóa.

Bản tin Anh ngữ BBC News hôm 15/02/2009 lại cho biết rằng sinh vật cũng không phải là cái gì độc đáo trên đời này. Bản tin viết rằng Tiến Sĩ Alan Boss của viện khoa học Carnegie Institution of Science nói rằng có thể có tới một trăm tỉ hành tinh tương tự như quả đất trong thiên hà của chúng ta, và nhiều trong các thế giới này có thể là nơi cư trú của các sinh vật thể đơn giản. Ông nói như thế trong hội nghị thường niên của American Association for the Advancement of Science tại Chicago.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

ALBERT EINSTEIN VỚI THƯỢNG ĐẾ VÀ PHẬT GIÁO

ALBERT EINSTEIN VỚI THƯỢNG ĐẾ VÀ PHẬT GIÁO - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Tác giả : Tuệ Uyển
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ.  Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết.thần học.  Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa.  Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này.  Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.( Albert Einstein)Dĩ nhiên, đấy sẽ là một sự dối trá  với những gì quý vị đọc về nhận thức tội lỗi của tôi, một sự lừa bịp đang được lập đi lập lại một cách có hệ thống.  Tôi không tin tưởng một Thượng đế và tôi chưa bao giờ phủ nhận điều ấy mà đã từng tuyên bố một cách rõ ràng.  Nếu có điều gì ấy trong tôi có thể được gọi là tôn giáo thế thì đấy sẽ là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu trúc của thế giới đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá nó.  (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein:The Human Side, edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Sự Yên Lặng Của Phật

Sự Yên Lặng Của Phật


KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" 
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

SỰ YÊN LẶNG CỦA PHẬT
Tên gọi của Đức Phật là « Thích-ca Mâu-ni » có nghĩa là « Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca », « Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca », chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là « Mahamuni » : Maha là lớn, « Mahamuni » là « Bậc yên lặng Lớn lao » hay vị « Đại Thánh nhân của Yên lặng ». Thật vậy, Phật là một vị Tịch Tĩnh, một Trí giả trầm lặng và những lời Phật dạy đều nhắm vào mục đích dẫn dắt chúng sinh đến cõi an vui và êm ả, an bình và phẳng lặng. Tất cả mọi ngôn từ đều già nua và tan biến, đều sinh và tử, chỉ có yên lặng là trường tồn và sinh động : cái yên lặng của Phật từ hơn hai ngàn năm trăm  trước vẫn còn nguyên trong lòng chúng ta hôm nay, nếu chúng ta biết nhìn thấy nó và lắng nghe được dư âm của nó trong ta.
            
Sự yên lặng đó được chứng minh qua cách sinh sống của Phật, hiển lộ trong từng hành vi của Phật, bàng bạc trong những lời giảng huấn của Phật. Sự yên lặng ấy mênh mông như không gian và vô tận như thời gian. Ta hãy thử cố gắng tìm hiểu một phần nào ý nghĩa của sự yên lặng lớn lao đó qua Đạo Pháp của Phật, vì biết đâu sự yên lặng vô biên ấy chính là sự giải thoát. 
 

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Thế Nào Là Tu Tập Phật Giáo

Thế Nào Là Tu Tập Phật Giáo


KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" 
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

THẾ NÀO LÀ TU TẬP PHẬT GIÁO

« Bất cứ một hậu quả nào đều nhất thiết phải được phát sinh từ một hành vi, nhưng không thể chỉ đơn giản bằng ước vọng »                                      
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
« Bịnh tật không thể tự tan biến đi được ! Bịnh nhân dù tụng niệm không ngừng tên của vị thuốc cũng chẳng ích lợi gì, mà cần phải cầm lấy chính bát thuốc để uống »
  Adi Shankara - Hiền triết Ấn độ (thế kỷ thứ VIII)
            Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta. Ngón tay tượng trưng cho kinh sách, cho lời giảng của Phật, mặt trăng tượng trưng cho chân lý, tức kinh nghiệm trực tiếp và sự thực hiện Giác ngộ. Nếu ta lầm lẫn ngón tay với mặt trăng, ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy mặt trăng. Cũng thế, nếu đến chùa ta chỉ thấy các Thầy nhưng không thấy Phật, hoặc nhận ra Phật mà không nghe thấy những lời giảng của Phật, hoặc chỉ nghe thấy những lời giảng của Phật mà không thấy ngược về những hành vi và tâm ý của chính ta để tự xét đoán và tu tập, cũng giống như ta chỉ thấy ngón tay mà thôi.