Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

VÔ THƯỜNG QUA CÁI NHÌN PHẬT GIÁO VÀ THIỀN QUÁN

Thích Giác Đẳng 

VÔ THƯỜNG QUA CÁI NHÌN THUẦN TÚY PHẬT GIÁO 
Namo Buddhaya, chúng con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lễ TT Tuệ Siêu cùng Chư Tôn Đức Tăng đang có mặt trong room. Thân chào tất cả Quý Phật tử. 


Tiếp theo loạt bài đặc biệt trong tuần này, chúng ta nói về sự vô thường. Sau khi nói về sự vô thường qua cái nhìn của văn học nghệ thuật, sự vô thường qua cái nhìn của sự giáo dục, sự vô thường qua cái nhìn của khoa học.

Hôm nay chúng ta nhìn vô thường qua một khía cạnh rất thuần tuý Phật Pháp, riêng về bài học hôm nay và bài học ngày mai, tức là hai bài học sau cùng, chúng tôi đặc biệt mượn hai thời pháp của hai vị danh Tăng để chúng ta cùng nghe và cùng thảo luận. Thưa quý vị, vô thường không phải là một lý thuyết, vô thường không phải là một giáo thuyết, vô thường chính thật ra là một thực tế của đời sống, một bản chất của đời sống.

Thực tế này đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến tuệ giác với khả năng đoạn trừ phiền não. Đạo Phật không chỉ nói đến con đường, nhiều tôn giáo và nhiều bộ môn triết học đặc biệt là của Trung Hoa thường nói đến đạo. Đạo nghĩa là có một con đường, một lẽ sống dẫn con người đi đến chỗ vĩnh hằng.

Khi đạo Phật nói đến chữ đạo thì lại mang ý nghĩa khác và khi nói đến chân lý thì đó là những sự thật và nhiều khi những sự thật này làm cho chúng ta rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi vì sự thật đó là những gì hiển nhiên trước mắt và ngạc nhiên bởi vì tại sao những sự thật đó có ảnh hưởng lớn đến chúng ta như vậy. 

Trong bài nói chuyện hôm nay về một khía cạnh khác của vô thường, chúng tôi mời quý vị nghe một bài của Ngài Bodhi, một vị Tăng sĩ người Hoa-Kỳ, một vị Tiến sĩ Phật học và là người đặt trọng tâm rất nhiều vào việc giới thiệu Phật Pháp cho những người không phải là Phật tử.

Những gì được nói trong bài Pháp này làm ngạc nhiên cả những người Phật tử rất lâu năm, như là mỗi chúng ta. Bài nói chuyện này được trình bày bằng Anh ngữ, do vậy ngày hôm nay chúng ta sẽ mất ít thời giờ và chúng tôi sẽ chuyển ngữ trực tiếp lại bài nói chuyện này.

Chúng tôi xin quý Ngài và quý vị hoan hỷ là chúng ta hơi bị mất thì giờ một chút, nhưng lâu lâu nghe một bài Pháp từ một vị Pháp sư không phải trong room của chúng ta, kể ra cũng là một sự thay đổi không khí. Xin mời quý Ngài và quý vị nghe bài nói chuyện này, về hiện tượng thiên nhiên và hành giả tu tập của Tỳ kheo Bodhi. 

Mở đầu cho Pháp thoại này, Ngài Bodhi có nói lên lời đảnh lễ Tam Bảo, đảnh lễ Đức Phật là bậc Ứng Cúng , Thế Tôn, Chánh Biến Tri. Tiếp theo Ngài mở đầu với một đoạn Phật ngôn, một lần Đức Thế Tôn có một thời pháp thoại thường lệ cho các vị Tỳ kheo, Ngài đã hỏi rằng, “Này các Tỳ kheo, nếu những du sĩ ngoại đạo hỏi các con, cái gì là mục đích, cái gì là cứu cánh của đời sống phạm hạnh mà ở trong pháp và luật của Như Lai, thì các con trả lời như thế nào?”

Chư Tỳ kheo đều im lặng và Đức Thế Tôn, Ngài đã cho câu trả lời, “Đó là sự hiểu biết, giác ngộ, nhận thức những gì cần được giác ngộ, cần được hiểu biết, cần được lãnh hội. Và cái gì cần được hiểu biết, cần được giác ngộ? Đó là năm uẩn, sắc uẩn- thọ uẩn- tưởng uẩn- hành uẩn- thức uẩn. Sự hiểu biết hay là giác ngộ về thực chất của các Pháp, ở đây được hiểu là sự giác ngộ các pháp hữu vi, bản chất của năm uẩn: sắc-thọ-tưởng-hành- thức được xem là con đường dẫn đến cứu cánh giác ngộ giải thoát.

S hiu biết đây không phi là s hiu biết ca kiến văn hay là s thu thp các d kin các tin tc hay là nhng li gii thiu. Đây là s lãnh ng da trên kinh nghim, thc nghim, thc chng ca mi cá nhân. Và đim này là đim rt quan trng khi chúng ta nói đến s lãnh hi thc tướng ca đi sng. Chính s hiu biết lãnh hi giác ng chân tướng ca các Pháp khiến cho chúng ta ci b được nhng si dây trói buc mà thường được gi là Thng thúc kiết s.

Khi các kiết sử thằng thúc được tháo bỏ sẽ dẫn đến giải thoát viên mãn hoàn toàn. Và đây là con đường Đức Thế Tôn đưa ra cho tất cả chúng ta, truyền đạt cho tất cả chúng ta. Sự hiểu biết đó cũng trong Phật ngôn được trưng dẫn đầu tiên, Đức Thế Tôn đã nói rõ là hiểu biết điều gì. Ngài nói chính là sự hiểu biết rõ chân tướng của sắc- của thọ- của tưởng- của hành- của thức. 

Khả năng chứng nghiệm hay là kinh nghiệm hay là sự nhận thức, nó vốn là một phần của đời sống và đó là điều mà chúng ta cần phải hiểu biết và hiểu biết rõ về kinh nghiệm của chính mình. Thế nhưng, chúng ta ít khi dùng kinh nghiệm hay sự nhận thức của mình cho mục đích giác ngộ chân tướng của các Pháp mà trái lại chúng ta dùng khả năng đó cho sự hưởng thụ các cảnh của các giác quan như là cái gì mình thấy, cái gì mình nghe, ngửi, nếm, đụng.
Suy nghĩ biết nhận thức hay là kinh nghiệm vốn dĩ là cái gì có trong mỗi người. Nhưng chúng ta không dùng khả năng đó cho sự giác ngộ mà chỉ đơn thuần để hưởng thụ các dục lạc và ở tại đây Đức Phật dạy rằng chính những kinh nghiệm đó cũng cần được hướng dẫn, cần được quán chiếu để có thể mở toang cánh cửa của giác ngộ. 

Hành trình dẫn đến cứu cánh, Đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta một phương tiện để soi sáng từng bước đi của mình, phương tiện đó là Dhamma hay là Pháp, nói chung là lời dạy của Đức Phật. Chính Pháp hướng dẫn chúng ta làm hai việc rất ư là quan trọng: 

1/ Có một cái nhìn toàn diện về thế nào là sự hiện hữu của mỗi chúng ta ở trên cuộc đời này. Một hành giả phải nhận chân được thế nào là thân, thế nào là tâm, sắc- thọ- tưởng- hành- thức là một tổng hợp của tất cả mọi thành phần, chúng ta gọi là sự hiện hữu của đời sống. 

2/ Sau khi chúng ta có được một sự ghi nhận toàn diện về sự hiện hữu của đời sống này, chúng ta phải nhìn thấy được hiện tướng của sự hiện hữu này. Sanh như thế nào, diệt như thế nào, tồn tại như thế nào. Chính thấy sự hiện tướng của các Pháp dẫn chúng ta đến chỗ lãnh ngộ chân thực là cái gì là thực tướng của đời sống. 

Nói về khả năng nhận thức thực tướng của đời sống như thật của các Pháp. Điu đu tiên đòi hi là mt cái nhìn phân tích. Cái nhìn phân tích đó là khả năng chia chẻ những thành tố của cái gọi là Tôi, của cái gọi là Ta. Cái Tôi, cái Ta là một kết hợp. Sự kết hợp của sắc- của thọ- của tưởng- của hành- của thức.

Ngoài những thành tố này chúng ta không có cái gì khác ngoài những thứ đó. Ngoài những thành tố này, những gì gọi là những bộ phận để kết cấu thành con người của chúng ta phải được hiểu biết, hiểu biết một cách chân thực là những thành tố đó có bản chất như thế nào. Có những thứ khi chúng ta nhìn bên ngoài, dường như không có liên hệ gì với chính mình hết.

Trên thực tế một khi một người có khả năng để quán chiếu, thấy được sự kết cấu của những thành phần trong đời sống đây là sắc- thọ- tưởng- hành- thức. Chính ở tại đó chúng ta nhận thức được cái gì là bản chất, cái gì là nguyên nhân của sự đau khổ. Ở đây bây giờ chúng ta nói đến cái Pañña rất là cần thiết, đó là tại sao chúng ta cần hiểu rõ năm uẩn để thấy rõ được thế nào là khổ, thế nào là nguyên nhân sanh khổ.

Nói một cách khác là tại sao hiểu rõ thực tướng của đời sống lại quan trọng trong hành trình giác ngộ giải thoát khổ đau của mỗi chúng ta như vậy. 

Một trong những khía cạnh rất nổi bật của Đạo Phật là với một hành giả tu tập cần phân tích rõ về hiện tượng của các pháp. Khả năng phân tích ở đây không phi là đ đào bi hay thu thp d kin như nhng nhà khoa hc, mà chính sự phân tích này là khả năng duyên khởi làm cho chúng ta xoá được ảo giác về cái gọi là Tôi, là Ta. Sự phân tích này đến từ khả năng lãnh hội những thành tố của cái gọi là con người.

Những thành tố đó trong kinh điển gọi là Khandha, tiếng Việt dịch là uẩn, hay là ấm. Khandha hay là uẩn có nghĩa là gì? Đó là sự tập hợp hay là một nhóm. Một nhóm này được xem như là những thành phần có chung một bản chất, có chung một hiện tướng và chính vì vậy những thứ này được gom lại thành một nhóm hay là một Khandha. Khandha chúng ta gọi là uẩn như là sắc uẩn - thọ uẩn - tưởng uẩn – hành uẩn - thức uẩn.

Năm uẩn này là một sự thống kê toàn diện về cái gọi là sự hiện hữu của chúng ta. Nói một cách khác ngoài năm uẩn này không có một cái gì khác và bất cứ hiện tướng nào về tâm sinh lý đều nằm ở trong năm uẩn này. Đó là điều hành giả phải nhận thức, phải biết tính toàn diện của năm uẩn.
Chúng ta cũng phải nhấn mạnh rằng không có kinh nghiệm hay sự hiện hữu nào của một thành tố nào của cuộc sống mà nằm ngoài năm uẩn. Tất cả gói trọn trong năm uẩn. Năm uẩn bao gồm tất cả sự hiện hữu của chúng ta. 

Điểm đầu tiên chúng ta nói đến ở tại đây là sắc uẩn. Chữ sắc hay Rupa ở đây bao gồm tất cả những hiện tượng về vật chất. Sắc uẩn được chia làm hai là sắc tứ đại và sắc y sinh. Sắc tứ đại ở đây Đức Phật Ngài dùng chữ tương đối quen thuộc trong truyền thống tín ngưỡng cũng như văn học của Ấn-Độ, đó là Đất - Nước- Lửa- Gió mà chúng ta thường nói Địa đại- Thuỷ đại- Hoả đại- Phong đại.

Nhưng những chữ Đất- Nước- Lửa- Gió không nên được hiu theo nghĩa đen. Đất là đất, Nước là nước, Lửa là lửa, Gió là gió, mà Đất- Nước- Lửa- Gió ở đây là chữ tạm dùng để nói lên tính chất hay tính cách là một hiện tướng của hiện tượng vật lý mà chúng ta sẽ nói đến sau. Do đó khi nói đến Đất- Nước- Lửa- Gió là sắc tứ đại không thể hiểu như cách hiểu bình thường của chúng ta. 

Chúng ta hãy có một định nghĩa về Địa đại- Thuỷ đại- Hoả đại- Phong đại hay Đất- Nước- Lửa– Gió, ở đây được hiểu như thế nào. Đất được hiểu như là nhng th có hin tượng chiếm dng mt khong không gian hay chúng ta nói một cách khác là những gì cứng và mềm và chúng ta có thể nhận biết qua cảm xúc của mình.

Nhưng chính Đất là một sự chiếm ngự không gian tạo nên một diện tích nhất định về sự hiện hữu từ một vật cực vi như một viên gạch cho đến những thể lớn chúng ta gọi là đất. Nước tức là cái khả năng hay một tính chất kết hợp những đơn vị bất chất lại với nhau để cho nó dính với nhau, liền với nhau, chúng ta gọi là hiện tượng về nước.

Nói về Lửa, là nhiệt lượng của vật chất, nhiệt lượng ở đây là cái gì rất cố định cho dù một đơn vị vật chất rất nhỏ hay đơn vị vật chất lớn đều hấp thụ nhiệt lượng. Gió là thành tố của sự di động của những hiện tượng vật chất. Chúng ta tạm hiểu như vậy. Bốn hiện tượng vật chất này tồn tại trong tất cả những gì thuộc về vật chất dù nó là thể rắn, hay thể loãng, thể khí, tất cả đều có hiện tượng vật chất này.

Một hạt bụi trong không khí hay một hòn núi lớn, tất cả đều có Đất-Nước-Lửa-Gió kể cả trong thể loãng như nước của đại dương cũng có bốn hiện tượng là Đất- Nước- Lửa- Gió. 

Trong cái nhìn của Thiền quán, chúng ta có thể tạm mượn khái niệm Đất là một thể rắn chiếm ngự không gian nào đó, thể loãng của nước, nhiệt lượng, rồi sự di động vận hành. Đất- Nước- Lửa- Gió để có thể nhìn thấy thân thể của chúng ta, nhưng đây là một khái niệm khác, xử dụng đến khái niệm của tứ đại để hiểu biết về kết cấu của cái gọi là cơ thể của mỗi người.

Khi nói đến vật chất, khi chúng ta nói đến tứ đại Đất-Nước- Lửa- Gió như là những thành tố căn bản của vật chất. Bây giờ chúng ta nói đến một phương diện khác chúng ta gọi là sắc y sinh. Sắc y sinh có nghĩa là từ tứ đại mà ra.

Sắc y sinh là những loại sắc được kể đến là hiện tượng vật chất nhưng có nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có thể nói rằng năm loại sắc quan trọng nhất chúng ta gọi là thần kinh về sắc hay các giác quan tức là nhãn- nhĩ- tỷ- thiệt- thân tức là thần kinh nhãn -thần kinh nhĩ- thần kinh tỷ- thần kinh thiệt- thần kinh thân. Đó là những giác quan giúp chúng ta nhận ra sắc và sau đó là cảnh giới về sắc tức là những đối tượng của các giác quan.

Trong đó có cái gì mình thấy, cái gì mình nghe, cái gì mình ngửi, cái gì mình nếm, cái gì mình cảm giác, sắc- thinh- khí- vị- xúc. Nhưng đại loại chúng ta nên hiểu rằng khi nói đến tứ đại được hiểu như là một thống kê toàn diện về những hiện tượng vật chất. Sắc y sinh là những sắc biến hiện của sắc tứ đại mà ra. Trong đó có thể phải nói rằng quan trọng nhất mà chúng ta phải biết những gì liên quan đến đời sống của mình tức là thần kinh về năm sắc hay là năm giác quan nhãn- nhĩ- tỷ- thiệt- thân. Năm giác quan này cho chúng ta khả năng thấy- nghe- ngửi- nếm- đụng. 

Khi chúng ta nói đến sắc, chúng ta nói đến sắc pháp, nói đến hiện tựơng vật chất thì rõ ràng vật chất là một kết cấu của nhiều yếu tố. Chúng ta nói đến cảnh khác là tâm mà ta gọi là danh pháp. Danh pháp cũng là sự kết cấu của nhiều yếu tố. Ở đây danh pháp được kết cấu bằng bốn danh uẩn, đó là thọ- tưởng- hành- thức. 

Bài Pháp của Ngài Bodhi tương đối dài, qua đó Ngài cố gắng trình bày về năm uẩn sắc –thọ- tưởng- hành- thức và tại sao nhận thức năm uẩn, thực tướng của năm uẩn và sự vô thường của năm uẩn dẫn đến giác ngộ giải thoát. Bài Pháp hơi dài, chúng ta không có nhiều thì giờ để dịch hết cả năm uẩn. Do đó xin được hỏi ý kiến của Chư Tôn Đức và Quý Phật tử muôn dịch hết bài học này hay ngưng tại đây dành thời gian thảo luận. 

TT Tuệ Siêu: 

Trong đoạn đầu chúng ta đã được nghe về lời dạy của Đức Phật, nhắn nhủ các vị Tỷ kheo cách trả lời khi có người hỏi về mục đích và con đường của đời sống phạm hạnh này. Đức Phật đã cho các vị Tỷ kheo biết đại ý là, “Ở đây trong giáo pháp Đức Phật Ngài đã dạy về ngũ uẩn, sắc- thọ- tưởng- hành- thức, và làm như thế nào để nhận được chân tướng bản chất của sắc- thọ- tưởng- hành- thức.

Đó là mục đích và khi có sự hiểu biết về chân tướng bản thể của sắc- thọ- tưởng- hành- thức. Thấy sự vô thường biến hoại trong các pháp hữu vi, điều này sẽ làm cho một vị Tỳ kheo có sự nhàm chán ly tham và cắt đứt mọi kiết sử thằng thúc để rồi thoát ly khỏi sự luân hồi sanh tử.
Đây chính là đạo lộ đưa đến mục đích cứu cánh của đời sống phạm hạnh. Có một câu Phật ngôn trong Pháp Cú Kinh, Đức Phật có dạy, 

Sabbe sa'nkhaaraa aniccaa-ti 
yadaa paññaaya passati 
Atha nibbindati dukkhe 
esa maggo visuddhiyaa. 

Chư hành là vô thường 
Với trí tuệ thấy rõ 
Sẽ nhàm chán trong khổ 
Đó là đạo thanh tịnh 

Đạo thanh tịnh ở đây tức là con đường dẫn đến Niết-bàn. Niết-bàn là một sự thanh tịnh tuyệt đối. Thanh tịnh về cái gì? Niết-bàn thanh tịnh mọi phiền não, Niết-bàn thanh tịnh sự tái sanh luân hồi và ở đây khi mà một người hành trình trên đạo lộ dẫn đến Niết-bàn, đạo lộ dẫn đến sự thanh tịnh này, phải là người thật sự nhàm chán trong sự khổ luân hồi. 

Như Đức Phật Ngài có dạy trong một câu Kinh Pháp Cú câu số 75 khi đề cập đến vị sa-di Tissa. Vị sa-di này mặc dù còn trẻ tuổi nhưng vị đó đã sớm ý thức được rằng, “Nếu đời sống tu tập xuất gia còn vướng bận nhiều với sự thăm viếng của thân bằng quyến thuộc và sự vướng bận với những lợi lộc, lợi đắc, cung kính phát sanh lên sẽ làm cho trở ngại.

Cho nên vị sa-di này đã quyết tâm rời bỏ hội chúng, đi ẩn cư trong rừng. Sau một thời gian, vị sa-di đó đã thành tựu quả vị A-la-hán. Trường hợp này Đức Phật Ngài cũng dạy rằng, “Đối với một vị tỳ kheo khi thấy rõ Niết-bàn là khác, thấy lợi lạc là khác. Sau khi thấy rõ như vậy bậc trí sẽ chọn con đường đạt đến Niết- bàn, đạt đến sự tịch tịnh.

Và ở đây chỉ khi nào chúng at thật sự nhàm chán trong sự khổ thì lúc đó chúng ta mới có thể hành trình được đạo lộ giải thoát và ở đây, nhàm chán trong sự khổ này có ba ý nghĩa: 

1/ Sự nhàm chán với cuộc sống phải bị bận rộn, phải bị chi phối với hội chúng, phải bị chi phối với danh lợi và danh lợi đó nó cũng vô thường, nó làm cho chúng sanh bị thất vọng tuyệt vọng. Khi danh lợi có thì chúng sanh tham cầu, nhưng khi danh lợi mất thì chúng sanh khổ đau. Đó là sự khổ mà bậc trí cần phải nhìn thấy. 

2/ Sự nhàm chán về cái khổ khi có thân ngũ uẩn này, có thân tứ đại này phải luôn luôn chịu sự chi phối phải già, bệnh và chết không có lúc nào yên ổn và mạng sống này hằng bị đe doạ, có lúc thì khoẻ, có lúc thì bệnh. Khi thời tuổi trẻ trôi qua, hết thời trung niên, đến thời lão niên, rồi đi đến cái chết. Trải qua thời gian khi thân xác bị già cổi, bị già nua kéo theo sự bệnh tật, bậc trí cần nhàm chán sự khổ đau đó. 

3/ Khía cạnh thứ ba là nhàm chán trong sự khổ đau luân hồi. Bởi vì cuộc đời này giống như bốn mùa xuân- hạ- thu- đông, cứ tái diễn trở đi trở lại. Một năm trôi qua khi mùa đông đã tàn, mùa xuân đến.

Người ta vui trong những ngày Tết, rồi phải trở lại cuộc sống quần quật. Rồi trở lại mùa hè, trở lại mùa thu, trở lại mùa đông, rồi xuân lại đến. Cứ như thế đó đời này cứ tái lập trở đi trở lại, xuân- hạ- thu- đông cũng giống như kiếp sống sanh tử luân hồi. Tức là khi sanh ra được nuôi dưỡng lớn lên, lo học tập kiến thức và nghề nghiệp. Khi thành đạt bắt đầu thụ hưởng rồi già chết.

Chết rồi tái sanh lại và tiếp tục làm lại từ đầu. Cứ như thế đó luân hồi tiếp diễn. Người trí sẽ cảm thấy sợ hãi, sẽ cảm thấy hốt hoảng khi phải tái sanh, phải luân hồi như vậy. Đó là cái khổ mà bậc trí cần phải nhàm chán

Bây giờ làm như thế nào để có thể nhàm chán được trong ba sự khổ này. Phật ngôn Đức Phật, Ngài đã dạy, “Chỉ khi nào với trí thấy rõ các pháp hữu vi là vô thường, Sabbe sankhara anica, thì lúc đó mới chán trong sự khổ. Và pháp hữu vi ở đây chính là ngũ uẩn tức là danh- sắc gồm có sắc- thọ- tưởng- hành- thức. Và pháp hữu vi vì do có duyên sanh nên nó phải được hoại diệt. 

Một câu Phật ngôn khác Đức Phật Ngài dạy về sự vô thường. Chỉ khi nào dứt được pháp sanh-diệt đó mới đạt đến sự an vui tuyệt đối tức là Niết-bàn. Như vậy có rất nhiều trường hợp Đức phật Ngài dạy về lý vô thường đó là sự vô thường trong thiền quán. Mục đích chúng ta tu tập là thấy được vô thường đó thấy được bản chất đó. 

VÔ THƯỜNG QUA CÁI NHÌN CỦA THIỀN QUÁN 
Hôm nay chúng ta sẽ nói về cái nhìn về Vô Thường trong Thiền Quán. Chúng ta thường tin rằng mình biết mình hiểu vấn đề, nhưng phải có một dịp nào đó đặc biệt, chúng ta gọi là một cơ duyên thì mới thấy rằng chúng ta chỉ hiểu vấn đề có phân nửa mà thôi. Nhưng hiểu vấn đề nửa vời rất khác với sự hiểu vấn đề một cách trọn vẹn, một cách thấu triệt.

Và ở đây nói lên tại sao thiền quán đặc biệt giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc lãnh hội lý Vô Thường một cách lợi lạc. Bây giờ chúng ta đặt trong vấn đề rằng "Hiểu nửa vời" là hiểu như thế nào? Bởi vì trong chúng ta ai cũng nghĩ rằng gọi là để thấu triệt một cách viên mãn, một cách trọn vẹn thì có lẽ khó có ai hiểu hết, mình hiểu phần nào cũng được. Quí Phật tử vào room nghe Phật Pháp, không ai nói rằng mình phải hiểu hết Phật Pháp, hiểu được một ít là cũng quí lắm rồi.

Hoặc giả là quí vị nghe Chư Tăng thuyết pháp, quí vị hiểu được một phần trong trọn các bài pháp là tốt rồi. Sao gọi là hiểu trọn vẹn? Để trả lời câu này, chúng ta hãy đưa ra một vài thí dụ là tại sao chúng ta thường hiểu một cách nửa vời. Chỉ có hiểu phân nửa này nó lại không giúp chúng ta đi về đâu hết. 

Trước nhất là sự nhận thức của chúng ta đối với Vô Thường nói riêng và đối với thực chất của đời sống nói chung, nó chỉ tập chú vào cái gì mình thích, mình thoải mái, còn cái gì mình không thích không thoải mái thì chúng ta không nghĩ đến nó, không nhận thức nó.
Lấy ví dụ là những thay đổi khiến cho đời sống cảm thấy vui, bây giờ mình chưa có học vị vài bữa nữa mình có học vị, bây giờ mình chưa có nhà vài bữa nữa mình có cái nhà, bây giờ mình chưa sống được với người mình thích mình yêu mai mốt mình sống được với người mình thích mình yêu, như vậy là vô thường là thay đổi, điều vô thường thay đổi đó làm cho chúng ta phấn khởi, làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời.

Không phải chúng ta không thấy được thay đổi, chúng ta có thấy thay đổi, và chẳng những thế mà chúng ta còn thấy thay đổi lớn, nhưng chúng ta chỉ hướng tâm đến cái gì thật sự tốt thôi. 

Như câu chuyện Chư Tăng thường kể khi vua Tề lên đỉnh núi cao thấy rằng giang sơn gấm vóc như vầy mà mình không sống lâu để được hưởng cái đế nghị như là câu nói "Thiên phúc vĩnh hưởng, thọ dụng thiên tề", thì buồn quá.

Yến Anh đã nói với vua Tề rằng: "Nếu Tiên Vương sống lâu sống thọ, rất thọ thì có lẽ giờ này ngai vàng đã không về tay của Hoàng Thượng.” Có người đến có kẻ đi, có người sống rồi chết đi nhường lại thế hệ mai sau thì bây giờ mình mới có thể có được.

Cái đó là cái gì rất tích cực, cái đó là cái gì rất đẹp của lý Vô Thường, nhưng cái đẹp đó chỉ có phân nửa thôi, không phải lúc nào sự vô thường cũng mang ý nghĩa là nhường chỗ cho chúng ta, mà vô thường còn có ý nghĩa là cướp đi cái mà chúng ta có. Người đi trước nhường cho người đi sau tức là chúng ta, nhưng rồi cái vô thường đến nó cũng lấy mất đi cái mà chúng ta đang có, do vậy nó cho được thì nó lấy được, đến được thì đi được, đây là vấn đề của đạo lý Vô Thường mà chúng ta rất là khó thấy. 

Hoặc giả các vị Thiền Sư cũng thường nhắc cho chúng ta thấy rằng cũng cái ý niệm đó nhưng chúng ta thấy ở người khác có khác với thấy ở chúng ta. Quí vị có thể nhìn thấy chiến tranh xảy ra tại Trung Đông, có thể nhìn thấy nạn đói ở Phi Châu, nhưng những điều đó không lớn chuyện như là nó xảy ra ngay trong vùng đất chúng ta đang sống.

Thật ra con số cả ngàn người chết vì trận bão Kathina tại Mỹ nó không lớn như trận sóng thần tsunami ở Á Châu, hay là không quá lớn như chiến tranh xảy ra ở Iran, Iraq...v.v. Nhưng con số này xảy ra trên nước Mỹ thì là con số rất lớn. Có một lần chúng tôi nghe một vị giáo sư nói một câu là: “Sự an nguy, thịnh suy của một nước nhỏ có khi đối với dân của một nước lớn như Mỹ không quan trọng bằng một trận đá bóng.” Mình nghe như vậy thì rất bất nhẫn, tại vì mình đến từ một nước nghèo, nhưng có sống tại đây thì thấy rằng một trận Supper Bowl người Mỹ coi rất quan trọng, quan trọng hơn là chuyện kinh thiên động địa ở một xứ nhỏ nào khác.
Thì thưa quí vị sự chủ quan là một điều đương nhiên, do vậy một hành giả tu tập phải nhìn thấy khía cạnh vô thường, phải nhìn thấy thực chất đó, không phải ở bên ngoài mà ngay ở chính chúng ta, vị ấy quán thân trên ngoại thân, quán thân trên nội thân, có thân đây vị ấy sống chánh niệm, tỉnh giác. Việc đó rất là quan trọng khi mà chúng ta thấy được mặt mũi của vấn để ở trên bản thân của mình, trên bản tâm của mình. Tại sao nó lại quan trọng khi chúng ta nhìn thấy ở chính mình, là bởi vì khiến chúng ta đặt lại tất cả vấn đề. 

Bây giờ chúng ta nói sang một thí dụ khác là chúng ta thường chỉ thấy sanh chứ không thấy diệt. Đây cũng là đầu mối của sự vô minh, nghĩa là nhìn thấy vấn đề nó chỉ có một phương diện, cái gì nó đến nó tồn tại và nó chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc không lâu rồi nó đánh mất đi chú ý của mình. Nó có trạng thái gì rất đặc biệt liên quan đến sự vô tâm, chúng ta thường không bám sát được với thực tại mà chỉ đặc biệt chú ý đến những gì gọi là “eye catching.”

Ở trong Anh ngữ “eye catching” nghĩa là cái gì làm cho chúng ta chú ý nhiều, thí dụ như chuyện của một cô người mẫu rất nổi tiếng bị bắt ở tù hay là một việc gì đặc biệt làm cho chúng ta chú ý. Trong lúc đó thì những thứ đó đến rồi dần dà tự nó quên lãng ở trong tâm tư của mình hồi nào mình không biết. Có thể chúng ta thường nhìn thấy sự vật xuất hiện của các pháp, nhưng chúng ta không thấy việc nó biến mất đi.

Ở trong văn phòng chúng tôi đang ngồi ở đây từ những bức tranh cho đến vật dụng, lúc mới bày ra, lúc mới có trong văn phòng thì nó tạo cho chúng tôi một sự chú ý đôi ngày, nhưng sau đó dần dà nó trở thành một phần của văn phòng này và nó không khiến cho chúng tôi chú ý nhiều nữa vì phải bắt buộc chú ý tới những thứ khác. 

Quí vị thấy rằng, đa số cuộc sống chìm trong quên lãng, do đó chúng ta đánh mất đi khả năng bám lấy thực tại. Bám sát với thực tại là gì? Bám sát với thực tại có nghĩa là chúng ta nhìn thấy cả hai đầu mối sanh và diệt của sự việc, sanh và diệt của các pháp. Do nhìn thấy được hai đầu mối sanh và diệt của các pháp, chúng ta mới lãnh hội trọn vẹn ý nghĩa của sự Vô Thường.

Trong một bài kinh rất nổi tiếng của đạo Phật đó là brahmajālasutta - Kinh Phạm Võng trong Trường Bộ Kinh, ở đó Đức Phật có đề cập đến một thí dụ là có những người tu tập thiền định sanh lên cõi Đại Phạm Thiên, khi vị đó sanh lên thì thấy có một vị Đại Phạm Thiên, một vị Thiên Chủ đã có mặt tại đó với dung sắc thù thắng hào quang vô lượng, rồi thời gian sau tuổi thọ vị này mãn đi nhưng vị Đại Phạm Thiên kia vẫn còn, do vậy khi vị này sanh xuống cõi trần của cõi người và ở tại đây tu tập và hồi tưởng lại quá khứ thì vị đó cứ đinh ninh chắc rằng vị đó phải là vị thượng đế, phải là một đấng sáng tạo chủ, đó phải là một người sống không có nằm trong vòng sanh tử, nghĩa là có cuộc sống bất tử v.v…

Khi chúng ta nhìn thấy phân nửa vấn đề thì thưòng nó lại tạo cho chúng ta một cảm giác, cảm giác này là cảm giác khiến chúng ta tin rằng cuộc sống nó vốn tồn tại như vậy. Phải có nhiều khi chúng ta nhận thức được sự chấm dứt của các pháp, nhưng đa phần đặc biệt là đối với cảm giác của mình, đối với những gì xảy ra trong tâm thì chúng ta chỉ nhìn thấy một đầu mối đó là đầu mối sanh mà chúng ta không thấy được cái diệt của nó.

Tại vì sao mình không có khả năng bám sát với thực tại, về điểm này thì thiền quán lại trở nên nổi bật. Tại sao thiền quán nổi bật, là bởi vì trong yếu tố thiền quán có hai thứ quan trọng là định và niệm. Định và niệm hướng đến sự chú ý của chúng ta sống gắng liền với thực tại và đủ để cho chúng ta thấy được cả hai đầu mối sanh và diệt. 

Đối với người thực hành thiền quán, chỉ riêng hơi thở có vào có ra, chỉ riêng một đoạn đường kinh hành có bước khởi đầu và có bước dừng lại để xoay người quay trở lại, một cảm thọ vui đến trong ngày và cảm thọ vui đó tan biến ra đi, một sự thoải mái xuất hiện và sự thoải mái đó chấm dứt, một cảm giác đau nhức xuất hiện và cảm giác đau nhức chấm dứt, tất cả những điều đó đều được thấy, được ghi nhận, được nhận thức rõ ràng bằng chánh niệm và chánh niệm là một khả năng bám sát với thực tại.

Do bám sát với thực tại mình thấy rõ như là một người bán hàng mà hiểu chuyện tinh mắt biết rõ là trong tiệm mình cái gì đem vào và cái gì được bán ra, họ nắm rõ cái gì mình có, cái gì mình mua vào, cái gì mình bán ra, thì như vậy mới thật sự là người bán hàng, một người quản trị cửa hàng một cách đúng mức.
Còn nếu cái nào nó đến, mình chỉ biết nó đến, mà nó đi lúc nào mình không hay, thì thưa quí vị cái đó nó cho chúng ta thấy một khía cạnh khác là người đó không nắm vững được vấn đề. 

Vô thường cũng được chúng ta nhìn thấy qua thời gian nhưng chúng ta lại bị mù quáng bởi một thời điểm khác, quá khứ rất là dễ thấy tức là cái gì đã qua rồi chúng ta rất dễ thấy. Thí dụ như 5 năm về trước chúng ta có một lần bị đau răng hay bị bịnh trong vòng một tháng, rồi sau một tháng trôi qua chúng ta hết bịnh bây giờ hồi tưởng lại chúng ta có thể nhìn thấy trọn vẹn khoản thời gian mình bị bịnh, nhưng với hiện tại thì chúng ta không có khả năng đó.

Hiện tại giống như quí vị nhìn vào một bình hoa rất đẹp chưng trước mắt, bình hoa dường như đứng lại và cái đứng lại đó nó lừa dối chúng ta rất nhiều, chúng ta không thấy bình hoa đó biến dạng mặc dù trên phương diện vật lý người ta biết rằng không có gì đứng yên một chỗ, bình hoa đó đang từ từ dẫn đến chỗ tàn úa, nhưng con mắt chúng ta không thể nhìn thấy điều đó, chúng ta thấy dường như cuộc sống đứng lại.

Thì ở đây sự tập chú của chúng ta có giới hạn bởi thời gian tính và khả năng nhận thức thường bị chi phối bởi điều đó. Do đó đôi mắt của chúng ta có khi bị cận thị, có khi bị viễn thị, có khi bị loạn thị, thì tâm của chúng ta trong sự nhận thức không phải cái nào cũng trung thực giống nhau, mà nhiều lúc nó bị sai chạy đi, nó bị bóp méo đi, hoặc giả là nó không thể thấy được vấn đề tại vì thời gian và đôi mắt không song hành. 

Có một lần chúng tôi nói chuyện với một ca sĩ, vị ca sĩ này có nói cho chúng tôi biết rằng: nhiều khi với một người thường họ nghe một ca sĩ hát thì họ chỉ nghe được cái mình thích và cái không thích thôi, nhưng một ca sĩ chuyên nghiệp nghe một người khác hát thì người đó hiểu rằng người đó hát có đúng nhịp hay không, có nhiều người họ hát sai nhịp nhưng với một người không biết nhạc lý nghe người khác hát sai nhịp thì không biết và vẫn thấy hay như thường, mặc dầu người đó hát có những cái sai mà không thể chấp nhận được, cũng có những người hát rất đúng nhịp nhưng giọng hát của họ không truyền cảm thì người bình thường không thể thấy cái hay của họ.

Giọng hát và nhịp điệu có song hành với nhau được không thì đó là hai cái được tạo nên bởi con người, nhưng thực tại và sự lãnh hội của chúng ta không đi song song với nhau bao giờ hết. Có những thứ mà chúng ta mong cho nó đến và đi liền nhưng mà không, nó vẫn nằm yên tại đó, nó nằm yên một cách rất khó trị, có những thứ rất là thích thú để chúng ta giữ lại thì nó chợt tan biến đi.

Thì ai đã thực hành thiền quán hiểu rõ được là những thứ đó nó vốn không thể song hành và do vậy chúng ta đánh mất đi sự chú ý cần thiết, đánh mất đi sự lãnh hội cần thiết và cuối cùng chúng ta rơi vào tình trạng sống bằng ảo giác, bằng cái nhìn phiến diện nhiều hơn là ý thức trọn vẹn những gì đang xảy ra, cái gì đã sanh, cái gì đã biến mất. 

Một cái nhìn nửa vời khác và khiến cho chúng ta thường không thấy trung thực được vấn đề, đó là tính nhân quả. Không hẳn cái nhân nào cũng cho chúng ta biết quả của nó ngay lập tức, mặc dù có khi người ta nói: “Muốn biết đời trước ra sao thì phải nhìn đời này, muốn biết đời sau ra sao thì phải nhìn đời này.”

Cái nhìn đó phải là cái nhìn rất tinh tế, cái nhìn của bậc cực kỳ thông thái, bởi vì “nhân quả” khác thời gian mà nó khác tánh chất, có khi cái nhân rất ngọt ngào nhưng cái quả rất đắng, có khi nhân rất đắng nhưng quả rất ngọt ngào và nhân quả không cùng thời, chúng ta gọi là dị thục, dị thục là khác thời, khác thời mà thành tựu, mà chính vì vậy chúng ta khó có thể hiểu được tại sao tham lại là tham triền cái, tại sao sân lại là sân triền cái.

Tại vì lòng tham này ngăn ngại những thứ khác và có thể là cái thứ mà nó ngăn ngại chúng ta không biết không thấy rõ, phải mất một ít suy tư lắng đọng thì chúng ta mới hiểu được À! Tại sao tham lại là một triền cái, tham là một pháp ngăn ngại, hay là một vị quán niệm Tứ Đế, đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường dẫn đến sự diệt khổ. Bức tranh đó không đến một lúc, nó không đến ngay mà thưa quí vị bức tranh đó nó là những mảnh vụn rời rạc, rất rời rạc của cuộc sống, chúng ta ngồi để ráp lại từng mảnh của bức tranh để có một khái niệm À!

Đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa tới sự diệt khổ, nó không đơn giản để mà chúng ta ráp lại tất cả những đầu mối bức tranh, để có được một bức tranh trọn vẹn, và vì vậy tại sao cái nhìn của chúng ta không có trung thực. 

Cái nhìn về thiền quán là một kinh nghiệm rất phong phú trên phương diện khả năng nhận thức, những ai đã từng sống với thiền quán thì đều hiểu rằng chúng ta rất chủ quan, chúng ta rất phiến diện trong cái nhìn của mình ở trong sự nhận thức của mình, mà bảo rằng mình biết hết, mình nắm hết, thì thật ra phân nửa vấn đề chúng ta cũng chưa nắm hết đừng nói là trọn vẹn, không may cho chúng ta phân nửa vấn đề chúng ta biết thường làm chúng ta mù quáng, làm cho chúng ta sống mê chấp nhiều hơn là một đời sống tỉnh táo có ý thức trọn vẹn về cái gì đang xảy ra.

Một bài học chúng ta phải học khi chúng ta tu tập thiền định, đó là làm sao để bám sát trọn vẹn với một hơi thở, hoặc giả làm sao có thể tập chú hoàn toàn ở trong một đoạn đường đi kinh hành từ lúc bắt đầu cho tới lúc chấm dứt. Hai bài học đó mới nghe thì không có gì lớn chuyện, nhưng phải ngồi xuống nhìn vào hơi thở thì mình hiểu rằng không phải dễ dàng để sống và sống trọn vẹn hơi thở từ lúc hơi thở bắt đầu cho đến lúc hơi thở ngưng lại để bắt đầu thở vào, ngưng lại để bắt đầu thở ra, hơi thở ra chấm dứt để bắt đầu hơi thở vào.

Nó chỉ có một vài câu rất nhỏ là: “Này các tỳ kheo khi thở vào vị ấy biết mình đang thở vào, khi thở ra vị ấy biết mình biết đang thở ra, khi thở vô ngắn vị ấy biết thở vô ngắn, thở ra ngắn vị ấy biết biết thở ra ngắn, thở vô dài biết thở vô dài, thở ra dài biết thở ra dài.”

Nó rất đơn giản, nhưng khi chúng ta thực sự ngồi thiền thì chúng ta mới thấy rằng cái đơn giản đó nó không đơn giản chút nào hết trên phương diện thực hành mặc dù lý thuyết rất đơn giản, chỉ biết được hơi thở vào hơi thở ra nó đã cực khó rồi còn chuyện biết nó ngắn biết nó dài thì thưa quí vị nó không dễ dàng để cho chúng ta thấy.

Bước chân đi kinh hành của chúng ta cũng vậy, đủ chánh niệm tỉnh giác để biết rằng mình muốn ngưng lại, mình muốn xoay người, mình muốn bước đi, và từ cái muốn bước đi đó nó lại tiếp theo là hành động đi với bước chân đầu tiên bàn chân nhấc lên đưa tới đặt chân xuống.

Có một số người lấy làm lạ lùng là có cái gì huyền diệu ở trong việc theo dõi từng bước chân, theo dõi từng hơi thở, nhưng chúng ta thấy sự huyền diệu lớn nhất tại đây đó là sự tôi luyện hay là tu dưỡng chánh niệm, nhờ có chánh niệm chúng ta mới có khả năng nhìn sự vật một cách khác đi một cách rõ ràng hơn, một cách đa dạng và đầy đủ hơn. 

Chúng tôi xin tóm tắt một điều là nói về vô thường xem ra đơn giản rất nhiều so với khả năng mà chúng ta có thể thấy được vô thường như là một hiện tượng thật sự diễn ra trước mắt, bởi vì khả năng bám sát với thực tại chúng ta không có, chúng ta thường sống một cách phiến diện, nhìn vấn đề chỉ thấy nhân mà không thấy quả, hoặc là quả mà không thấy nhân, chúng ta chỉ nhìn thấy vấn đề một cách phiến diện bởi vì À! chuyện đó xảy ra ở người khác, ở ai đó chứ không phải ở chính bản thân mình.

Chúng ta nhìn thấy nó phiến diện bởi vì ở quá khứ thì chúng ta có thấy, nhưng hiện tại chúng ta không thấy, nhìn thấy nó phiến diện bởi vì chúng ta chỉ thấy sự sanh khởi, sự tập khởi mà chúng ta không thấy được sự hoại diệt.

Chúng ta nhìn thấy một cách phiến diện bởi vì thưa quí vị chúng ta chỉ thấy được những gì mà mình thích thấy, những gì mà thực tế nó có thì chúng ta lại không thích nhìn không thích thấy, do đó cái nhìn của chúng ta phiến diện. Nên ngay cả pháp Vô Thường cũng được chúng ta nhìn trong sở thích của mình. Người ta đã cố gắng diễn pháp Vô Thường đó trong cách thế mà mình muốn, trong lúc mà chúng ta có rất nhiều trạng thái vô thường, lẽ ra mình nên nhìn vào.

Chúng tôi đã thấy những nhà Sư Tây Tạng thực hiện những mandala rất đẹp bằng các màu và khi xóa đi nhiều người cảm thấy rất tiếc, nhưng những nhà Sư Tây Tạng này rất thích thú để tạo những công trình như vậy và để xóa đi những công trình như vậy sau những ngày triển lãm, nhưng thưa qúi vị cái sanh cái diệt đó nó là một bài học thì đúng, nhưng nó là một thực tại thì nó cũng là một thực tại bị bóp méo đi, tại vì sao?

Tại vì nó là điều mà chúng ta dàn dựng ra và tự chúng ta phá hủy nó đi và phá hủy có mục đích. Ở trên thực tế thì không phải, lúc nào chúng ta cũng có cảm giác tương tự như khi chúng ta xóa đồ hình mandala vậy. Đó là vài điều xin được gửi đến quí Phật tử trong bài học hôm nay nói về Vô Thường qua cái nhìn của Thiền Quán.

http://www.chuadieuphap.us/Tac_pham/Nghiencuu_phathoc/Vothuong.asp