Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng”


“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng” (Lời Phật). 

Trong băng giảng "Hoa Sen Trong Bùn", HT Thích Thanh Từ đã nhắc lại lời của đức Thế Tôn rằng:

"Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng."

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Quan Thế Âm cũng nói, "Trong thế giới tam thiên đại thiên thế giới này có trăm ức mặt trời trời mặt trăng."

Rồi trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phổ Hiền lại dạy, "Tất cả các thế giới đó hình dạng khác nhau: Hoặc hình xoáy nước, hình xoắn ốc, hình bán nguyệt, hình trục xe, hình bảo hoa xoay tròn v.v... Thế giới có vi trần số hình dạng như vậy." 

Trong hai bài, "Hình dạng thế giới" và "Có trăm ức mặt trời, mặt trăng," tôi đã đưa những bằng chứng cụ thể chứng minh rằng nhị vị Bồ tát nói trên đã thấy những gì mà khoa học ngày nay đang dần dần khám phá ra.

Hôm nay, khi đọc bài "Bất ngờ, tinh tú mọc thêm nhiều trong vũ trụ" (Suddenly, cosmic sprouts more stars," tôi phải đê đầu bái phục ba vị Phật đã dùng Phật nhãn thấy được vô vàn, vô số Thiên hà cùng vi trần số hình dạng của chúng.

Thật là nhiệm mầu, thật là bất khả thuyết, thật là quá sức tưởng tượng của loài người.

Tôi xin tóm lược bài báo nói trên như sau:

Trong liên tiếp mười ngày tập trung ống kính vào một vùng nhỏ hẹp trong bầu trời, Viễn vọng kính Hubble đã chụp được những tấm hình đầy đủ chi tiết từ trước đến nay chưa từng có của vô vàn, vô số Thiên hà (Galaxies) khác nhau ở sâu trong không gian như đang trở lại lúc khởi thủy của thời gian ban đầu.

Nhờ thành quả này chúng ta thấy số lượng các Thiên hà trong vũ trụ đã gia tăng khủng khiếp tăng đến 50 lần nghĩa là hơn năm lần mà các Thiên văn gia trước kia đã ước tính. Mặt trời là một trong 50 đến 100 tỉ tinh tú trong Giải Ngân Hà.

Tiến sĩ E. Williams, Giám đốc viện Viễn Vọng kính Không Gian ở Baltimore, tuyên bố, "Vùng nhỏ hẹp đó sẽ là vùng phải nghiên cứu đặc biệt trong thập niên tới."

Vùng nhỏ hẹp trong bầu trời được quan sát chỉ rộng bằng 1/25 của một độ (degree), hay chiếm một diện tích bằng một hạt cát để trên cánh tay. Thế mà, các Thiên văn gia báo cáo đã phát hiện ở nơi đó có từ 1,500 đến 2,000 Thiên hà.

Các Thiên văn gia không chắc chắn rằng họ đã tiên đoán đúng thời điểm thành lập Thiên hà khi họ nghĩ rằng thời điểm thành lập Thiên hà khi họ nghĩ rằng thời điểm này bắt đầu khi vũ trụ còn rất nhỏ, nhỏ từ 5 đến 10% kích thước của vũ trụ hiện thời.

Các Thiên văn gia rất phấn khởi khi quan sát những tấm hình đa dạng của Thiên hà. Có những Thiên hà hình xoắn và bầu dục quen thuộc, có những Thiên hà có những hình thể khác nhau, và có những Thiên hà đường thẳng (Linear), và những Thiên hà có những hình dạng giống như những Thiên hà đã phát hiện từ trước. Một số Thiên hà khác nữa có thể có những hình dạng giống như hình dạng trong thời kỳ mới thành lập.

Trong một cuộc họp báo, Williams nói, "Có những Thiên hà lớn, những Thiên hà nhỏ, có những cái đỏ, những cái xanh, có những cái cấu trúc tạm bợ. Chúng ta chưa từng thấy những Thiên hà này trước khi Viễn vọng kính Hubble thấy. Chúng ta chưa biết cái nghĩa lý gì của chúng hết."

Chúng ta biết việc khám phá này sẽ thay đổi lối ước tính tinh tú của các Thiên văn gia trong vũ trụ.

Andrew Fruchter, một Thiên văn gia tại Viện Viễn Vọng kính Không gian nói, "Chúng ta chỉ biết có rất nhiều Thiên hà trong bầu trời cũng như biết một số tinh tú trong Giải Ngân Hà của chúng ta."

Tất nhiên, chẳng ai biết đích xác có bao nhiêu Thiên hà trong Giải Ngân Hà. Một Thiên văn gia khác nói trong Giải Ngân Hà có thể có 100 tỉ, không phải 50 tỉ tinh tú. Có những Thiên hà lớn, những Thiên hà nhỏ, và một trong những Cụm sao (Clumps of Stars) có thể có hàng tỉ tinh tú.

Vùng mà Viễn vọng kính Hubble đã chụp được hình những thiên hà mới ở gần cán của Cái Gáo Lớn (The Big Dipper) là một phần của Chòm Sao Ðại Hùng Tinh (Ursa Major).

COBE (Cosmic Background Explorer Satellite: Vệ Tinh Thám Sát Hậu Cảnh Vũ Trụ) được phóng đi cách đây sáu năm để quan sát những Phóng xạ quang tuyến (Radiation) còn rớt lại sau vụ Bùng Nổ Lớn (The Big Bang) đã không chụp hình như Viễn vọng kính Hubble.

Xin quý vị lưu ý hai điều dưới đây:

Thứ nhất, cách đây 50 năm, Albert Einstein nói trong vũ trụ này có dộc nhất Giải Ngân Hà. Mấy thập niên gần đây, các nhà Thiên văn vật lý đã khám phá rằng vũ trụ có vô vàn, vô số Thiên hà (Galaxies).

Thứ hai, cũng qua những khám phá trong những thập niên gần đây nhất là việc khám phá mới nhất mà bài báo nói trên đã tường trình các nhà Thiên văn vật lý đã thấy vi trần số hình dạng khác nhau của vi trần số Thiên Hà.

Tuy cách nhau 25 thế kỷ mà sự quan sát và mô tả của đức Thế tôn với những vị Bồ tát cùng với các nhà Thiên văn vật lý ngày nay giống nhau như đúc.

Xin quý vị đọc lại lời dạy của ba vị Phật và lời tuyên bố của khoa học gia ngày nay để thấy tôi nói có đúng không?

Nếu đúng, quí vị có tin rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học hay không?

http://quangduc.com/khoahoc/67dpshk2.html#“Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng” (Lời Phật).