Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học TàiChùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997
---o0o---
Chương III
|
PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT BẬC ÐẠI TOÁN HỌC KHÔNG?
Kinh Hoa Nghiêm, Quyển 5, Phẩm A tăng kỳ, trang 289-323, Tâm Vương Bồ Tát bạch Phật rằng, “Bạch Thế Tôn! Chư Phật Thế Tôn diễn nói a tăng kỳ, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả sổ, bất khả thuyết, bất khả thuyết-bất khả thuyết.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là a tăng kỳ nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết?”.
Phật bảo Tâm Vương Bồ Tát: “Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam tử! Nay người muốn cho các thế gian nhập vào nghĩa số lượng của Phật đã biết mà hỏi đức Như Lai Ứng Ðẳng Chánh Giác.
Thiện nam tử lóng nghe lóng nghe! Khéo suy gẫm, Phật sẽ vì ngươi mà nói.
Tâm Vương Bồ Tát kính vâng thọ giáo.
Phật nói: “Này Thiện nam tử! Một trăm lạc xoa* (Mười vạn làm một lạc xoa: 100,000 (Phật Học Ðại Từ Ðiển) làm một câu chi. Câu chi lần câu chi làm một a giu đa. A giu đa lần a giu đa làm một na do tha. Na do tha lần na do tha làm một tần bà la. Tần bà la lần tần ba la làm một căn yết la. Căn yết la lần căn yết la làm một a già la. A già la lần a già la làm một tối thắng. Tối thắng lần tối thắng làm một ma bã la. Ma bã la lần ma bã la làm một a bã la. A bã la lần a bã la làm một đa bã la. Ða bã la lần đa bã la làm một giới phần. Giới phần lần giới phần làm một một phổ ma. Phổ ma lần phổ ma làm một nễ ma. Nể ma lần nễ ma làm một a bã câm. A bã câm lần a bã câm làm một di già bà. Di già bà lần di gia bà làm một tỳ lã già. Tỳ lã già lần tỳ lã già làm một tỳ già bà. Tỳ già bà lần tỳ già bà làm một tăng yết lã ma. Tăng yết lã ma lần tăng yết lã ma làm một tỳ tát la. Tỳ tát la lần tỳ tát la làm một tỳ chiêm bà. Tỳ chiêm bà lần tỳ chiêm bà làm một tỳ thạnh già. Tỳ thạnh già lần tỳ thạnh già làm làm một tỳ tố đà. Tỳ tố đà lần tỳ tố đà làm một tỳ bà ha. Tỳ bà ha lần tỳ bà ha làm một tỳ bạc để. Tỳ bạc để lần tỳ bạc để làm một tỳ khư đảm. Tỳ khư đảm lần tỳ khư đảm làm một xứng lượng. Xứng lượng lần xứng lượng làm một nhứt trì. Nhứt trì lần nhứt trì làm một dị lộ. Dị lộ lần dị lộ làm một điên đảo. Ðiên đảo lần điên đảo làm một tam mạt gia. Tam mạt gia lần tam mạt gia làm một tỳ đỗ la. Tỳ đỗ la lần tỳ đỗ la làm một một hề bã la. Hề bã la lần một hề bã la làm một từ tế. Từ tế lần từ tế làm một châu quảng. Châu quảng lần châu quảng làm một cao xuất. Cao suất lần cao suất làm một tối diệu. Tối diệu lần tối diệu làm một nê la bà. Nê la bà lần nê la bà làm một a lý bà. A lý bà lần a lý bà làm một nhứt động. Nhứt động lần nhứt động làm một ha lý bồ. Ha lý bồ lần ha lý bồ làm một ha lý tam. Ha lý tam lần ha lý tam làm một hề lỗ già. Hề lỗ già lần hề lỗ già làm một đạt lã bộ đà. Ðạt lã bộ đà lần đạt lã bộ đà làm một a lỗ na. A lỗ na lần a lỗ na làm một ma lỗ đà. Ma lỗ đà lần ma lỗ đà làm một sám mạc đà. Sám mạc đà lần sám mạc đà làm một y lã đà. Y lã đà lần y lã đà làm một ma lỗ ma. Ma lỗ ma lần ma lỗ ma làm một điều phục. Ðiều phục lần điều phục làm một ly kiêu mạn. Ly kiêu mạn lần ly kiêu mạn làm một bất động. Bất động lần bất động làm một cực lượng. Cực lượng lần cực lượng làm một a mạ đát la. A mạ đát la lần a mạ đát la làm một bột mạ đát la. Bột mạ đát la lần bột mạ đát la làm một già mạ đát la. Già mạ đát la lần già ma đát la làm một na mạ đát la. Na mạ đát la lần na mạ đát la làm một hề mạ đát la. Hề mạ đát la lần hề mạ đát la làm một tỳ mạ đát la. Tỳ mả đát la lần tỳ mạ đát la làm một bát la mạ đát la. Bát la mạt đát la lần bát la mạt đát la làm một thi bà mạ đát la. Thi bà mạ đát la lần thi bà mạ đát la làm một ế la. Ế la lần ế la làm một tiết la. Tiết la lần tiết la làm một đế la. Ðế la lần đế la làm một kệ la. Lệ la lần kệ la làm một túy bộ la. Túy bộ la lần túy bộ la làm một nê la. Nê la lần nê la làm một kế la. Kế la lần kế la làm một tế la. Tế la lần tế làm một tỳ la. Tỳ la lần tỳ la làm một mế la. Mế la lần mế la làm một ta lã đồ. Ta lã đồ lần ta lã đồ làm một mế lỗ đà. Mế lỗ đà lần mế lỗ đà làm một khế lỗ đà. Khế lỗ đà lần khế lỗ đà làm một ma đỗ la. Ma đỗ la lần ma đỗ la làm một ta mẫu la. Ta mẫu la lần ta mẫu la làm một a dã ta. A dã ta lần a dã ta làm một ca mạ la. Ca mạ la lần ca mạ la làm một ma già bà. Ma già bà lần ma già bà làm một a đát la. A đát la lần a đát la làm một hê lỗ gia. Hê lỗ gia lần hê lỗ gia làm một tiết lỗ bà. Tiết lỗ bà lần tiết lỗ bà làm một yết la ba. Yết la ba lần yết la ba làm một ha bà bà. Ha bà bà lần ha bà bà làm một tỳ bã la. Tỳ bã la lần tỳ bã la làm một na bã la. Na bã la lần na bã la làm một ma lã la. Ma lã la lần ma lã la làm một ta bã la. Ta bã la lần ta bã la làm một mế lã lỗ. Mế lã lỗ lần mế lã lỗ làm một giả mạ la. Giả mạ la lần giả mạ la làm một đà mạ la. Ðà mạ la lần đà mạ la làm một bát lã mạ đà. Bát lã mạ đà lần bát lã mạ đà làm một tỳ già ma. Tỳ già ma lần tỳ già ma làm một ô ba bạt đa. Ô ba bạt đa lần ô ba bạt đa làm một diễn thuyết. Diễn thuyết lần diễn thuyết làm một vô tận. Vô tận lần vô tận làm một xuất sanh. Xuất sanh lần xuất sanh làm một vô ngã. Vô ngã lần vô ngã làm một a bạn đa. A bạn đa lần a bạn đa làm một thanh liên hoa. Thanh liên hoa lần thanh liên hoa làm một bát đầu ma. Bát đầu ma lần bát đầu ma làm một tăng kỳ. Tăng kỳ lần tăng kỳ làm một thú. Thú lần thú làm một chí. Chí lần chí làm một a tăng kỳ. A tăng kỳ lần a tăng kỳ làm một a tăng kỳ chuyển. A tăng kỳ chuyển lần a tăng kỳ chuyển làm một vô lượng. Vô lượng lần vô lượng làm một vô lượng chuyển. Vô lượng chuyển lần vô lượng chuyển làm một vô biên. Vô biên lần vô biên làm một vô biên chuyển. Vô biên chuyển lần vô chuyển làm một vô đẳng. Vô đẳng lần vô đẳng làm một vô đẳng chuyển. Vô đẳng chuyển lần vô đẳng chuyển làm một bất khả sổ. Bất khả sổ lần bất khả sổ làm một bất khả sổ chuyển. Bất khả sổ chuyển lần bất khả sổ chuyển làm một bất khả xưng. Bất khả xưng lần bất khả xưng làm một bất khả xưng chuyển. Bất khả xưng chuyển lần bất khả xưng chuyển làm một bất khả tư. Bất khả tư lần bất khả tư làm một bất khả tư chuyển. Bất khả tư chuyển lần bất khả tư chuyển làm một bất khả lượng. Bất khả lượng lần bất khả lượng làm một bất khả lượng chuyển. Bất khả lượng chuyển lần bất khả lượng chuyển làm một bất khả thuyết. Bất khả thuyết lần bất khả thuyết làm một bất khả thuyết chuyển. Bất khả thuyết chuyển lần bất khả thuyết chuyển làm một bất khả thuyết bất khả thuyết. Và bất khả thuyết bất khả thuyết lần bất khả thuyết bất khả thuyết làm một bất khả thuyết bất khả thuyết chuyển.
Tóm lại, Tâm Vương Bồ Tát hỏi Phật thế nào là A tăng kỳ, na do tha, Hằng hà sa, nghĩa là những con số không đếm được giống như Vô cực số của khoa học ngày nay.
Phật trả lời bằng cách đưa ra 132 căn hai, bắt đầu là một Câu chi bằng 10,000,000. khi đã tìm căn hai của 10, 000,000, lại lấy thành số đó để tìm căn hai kế tiếp. Rồi cứ tiếp tục giải cho đến hết 132 căn.
Bây giờ, tôi làm thử năm căn đầu, nếu sai xin qúi vị giỏi toán sửa dùm.
Phật nói, “Một trăm Lạc xoa làm một Câu chi, và một Lạc xoa bằng 100,000”. Vậy thì
(1) Một Câu chi bằng:
100 x 100,000 = 10,000,000, hay 10 lũy thừa 7, hay 1 + 7 số 0.
(2) Câu chi lần Câu chi làm một A giu đa:
10,000,000 ^ 2 = 1.e* (Exponent) + 14, hay 10 lũy thừa 14, hay 1 + 14 số 0.
(3) A giu đa lần A giu đa làm một Na do tha:
1.e + 14 ^ 2 = 1.e + 28, hay 10 lũy thừa 28, hay 1 + 28 số 0.
(4) Na do tha lần Na do tha làm một Tần bà la:
1.e + 28 ^ 2 = 1.e + 56, hay 10 lũy thừa 56, hay 1 + 56 số 0.
(5) Tần bà la lần Tần bà la làm một Căn yết la:
1.e + 56 ^ 2 = 1.e + 112, hay 10 lũy thừa 112, hay 1 + 112 số 0.
Nếu tôi giải hết 132 căn thì những con số Không sẽ dài đến cả thước, và còn dài hơn tên của các Mệ ở Huế và của Hoàng Gia Thái Lan nữa. Ví dụ:
Ở Huế: Công Tằng Tôn Nữ Thị Như Lan Huệ (8 chữ)
Ở Thái Lan: Săm Sa Nít Chít Chi Ca Chỏng (7 chữ)
Vậy đố quí vị biết đâu là họ, tên đệm, và tên cúng cơm? Ở Ấn độ, tên còn dài hơn nữa. Sợ lạc đề, tôi xin trở lại 132 căn hai của Phật. Tôi xin phép ngưng giải căn ở đây. Qúi vị nào giỏi toán, xin làm hết 132 căn này cho Bồ Tát Tâm Vưong kẻo tội nghiệp!
Tôi ngạc nhiên khi thấy Phật và Bồ Tát Tâm Vương cũng biết giải căn hai? Không rõ các ngài đã đậu Trung Học Ðệ nhất cấp chưa hè? Rất tiếc là tôi dốt toán, nếu không, sẽ giải đủ 132 căn xem nó đến những con số kinh khủng như thế nào?
Ðến đây, tôi sực nới đến câu chuyện do một một bạn H.O kể lại: Một lính ngụy đang bị nhốt, bỗng nghe thầy cô cãi nhau về việc giải phương trình bậc hai hóc búa. Anh ta bèn nghển cổ nói, “Cho tôi giải thử xem sao?”. Ðược ra, chỉ trong nháy măt, anh ta đã giải xong vì anh đã là giáo sư Toán Trung Học. Các thầy cô trố mắt nhìn, tấm tắc khen ngợi, “Lính ngụy mà cũng biết giải phương trình kia à?”
Nhân tiện, tôi cũng xin nói qua về những con số quá lớn và quá nhỏ trong kinh Phật.
Những số lớn không đếm đươọc
Ngoài tên của 1332 căn đã nói ở trên như Câu chi, A giu đa, Tần ba la, Na do tha, Căn yết la v.v..., trong kinh thường nói đến những con số không đếm được như: Vô lượng, vô biên, a tăng kỳ, Hằng hà sa (như số cát sông Hằng), bất khả tư nghì, bất khả xưng, bất khả sổ, bất khả thuyết ... đều là những con số trên muôn ức.
“Lại nghe kinh Pháp Hoa này tám trăm ngàn muôn ức na do tha, chân ca la, tần bà la, a súc bà các bài kệ”, “Ðó là những con số lớn ở Ấn Ðộ từ nghìn muôn ức sắp lên. Như một chân ca la bằng một nghìn muôn ức”. (Kinh Pháp Hoa, trang 477)
Kinh Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật cũng đã nói đến những vô cực số như sau:
“Nam mô na do tha, thập na do tha, bách na do tha, thiên na do tha, vạn na do tha, vạn vạn na do tha chư đại bồ tát ma ha tát hay trừ sinh tử trọng tội từ vô lượng kiếp đến nay”. (Trang 98-99).
Hoặc:
“Nam mô bách hằng hà sa, nam mô bách ức vô lượng hằng hà sa chư đại bồ tát ma ha tát, hay trừ sinh tử trọng tội từ vô lượng kiếp đến nay”. (Trang 99)
Sau đây là những con số đếm được:
Một do tuần = 9,216 mét. Có ba thứ do tuần: 10 dặm Tàu, 60 dặm, và 80 dặm.
Những đơn vị thời gian: Sát na
Ðơn vị nhỏ nhất của thời gian là sát na. Một sát nhãn giới bằng 0.0133 giây. 120 sát na là một Hằng sát na. Một Hằng sát na bằng 1.6 giây. 60 Hằng sát na bằng 1 phút 36 giây. (Trang 101, Câu Xá Luận, Hoà Thượng Ðức Niệm).
Những đơn vị khối lượng thuộc vô cực số: Cực vi
7 cực vi = 1 vi tụ
7 vi tụ = 1 kim trần (7 x 7 = 49 cực vi)
7 kim trần = 1 thủy trần (49 x 7 = 343 cực vi)
7 thủy trần = 1 thố mao trần (343 x 7 = 2,401 cực vi)
7 thố mao trần = 1 dương mao trần (2,401 x 7 = 16,807 cực vi)
7 dương mao trần = 1 ngưu mao trần (16,807 x 7 = 117,649 cực vi)
7 ngưu mao trần = 1 khích du trần (117,649 x 7 = 823,543 cực vi)
(Câu Xá Luận, trang 52)
Còn rất nhiều nữa, nhưng rất tiếc tôi mới đọc kinh Phật có vài năm. Chắc phải đọc cả đời, hoặc đến vô lượng kiếp mới hiểu nhiều hơn nữa. Có người đọc kinh phật hai ba mươi năm mà vẫn chưa hiểu được cái “nghĩa chân thật của Phật”. Anh bạn đồng tu của tôi đã đọc kinh Phật trên 30 năm mà chưa hiểu thấu kinh Lăng Nghiêm. Lý do là đạo Phật có cả thiên kinh vạn quyển trong khi các đạo khác chỉ có một vài cuốn kinh. Lý do thứ hai là kinh Phật rất thâm sâu tỉ mỉ như ta lấy hòn đá cột vào đầu một sợi dây thòng xuống bể. Thòng mãi, thòng mãi mà chẳng bao giờ hòn đá chạm đáy bể.
Thông hiểu kinh Phật như cụ Nghiêm Xuân Hồng mà đã thốt ra những lời này, “Ðến như tôi tôi đọc kinh Lăng Nghiêm mà chỉ hiểu đôi chút. Rồi độ dăm mươi tháng hay một năm đọc lại mới hiểu thêm được chút ít!”
Vậy thử hỏi, trừ những bậc khoa bảng của Phật giáo cùng những vị tu sĩ đạo cao chức trọng, có Phật tử nào bằng cụ Hồng chưa? Một vị khoa bảng chuyên nghiên cứu Phật giáo nói rằng, “Ðọc kinh Bát Nhã mình thấy mấy chục cái Không cứ ném vào mặt mình!” Trong một băng giảng, một nữ tu sĩ cũng nói tương tự. Chính tôi cũng hốt hoảng khi đọc kinh Ðại Bát Niết Bàn, trong đó Phật dạy chẳng có Niết Bàn gì hết. Nguyên văn, “Có là nói Niết Bàn thiệt chẳng có, chứ Phật vì thế gian mà nói có. Như người đời thiệt không có con mà nói là có con, thiệt không đạo mà nói có đạo”. (Quyển 1, Phẩm Phạm Hạnh, trang 647).
Tôi bàng hoàng tưởng như mình đang ở trên trời cao té xuống đất. Nhưng vài năm sau, khi đọc một bài nói về “Ngũ Thời Thuyết Páp” của Phật, tôi mới vỡ lẽ ra là Phật nói “Có”, “Không” là tùy thời mà nói. Ðạo Phật là đạo bất biến, bất biến mà tùy duyên cũng như nước có thể lỏng, thể hơi, và thể đặc. Khi chúng sinh chấp “Có” dữ quá, Phật phải nói “Không”, và ngược lại, khi chúng sinh chấp “Không” cũng dữ quá, Phật phải nói “Có”. Ngài nói “Có”, “Không” là để đối trị cái bịnh chấp trước quá nặng của chúng sinh và hàng Nhị thừa: “Phàm phu chấp có, Nhị Thừa muội Không!”
Trở lại việc Phật đưa 132 căn hai cho Bồ Tát Tâm Vương giải, tôi sực nhớ dã đọc một tài liệu nói rằng một thần đồng Ấn Ðộ đã đọc được trên 40 con số Pi gì đó còn nhanh hơn máy điện toán nữa.
Nghĩ kỹ, thấy Phật rất khéo léo khi lấy những tâm trạng hay hành động của phàm phu đặt tên cho những vị Bồ Tát. Ví dụ Tâm Vương Bồ Tát phải giải 132 căn hóc búa thì chẳng những tâm vương mà còn tâm rối nữa. Thường Bất Khinh Bồ Tát đi đâu cũng vái lạy bá tánh và nói rằng, “Tôi vái lạy các Ngài vì các Ngài đều sẽ thành Phật”. Mục đích của Phật là để dạy các tu sĩ bỏ bớt cống cao ngã mạn.
Trong một băng giảng, một nữ tu sĩ đã nói rằng, “Mới tu được vài năm, cái Ngã của tôi bằng hột đậu. Tu độ năm mười năm , cái Ngã của tôi to bằng cái nhà; và tu được hai ba mươi năm, cái Ngã của tôi to bằng trái núi!”
Tại sao vậy? Tu hành là để phá Ngã chấp! nhưng vì thiện nam, tín nữ quá nhiệt thành cúng dàng và còn bái lạy mình nữa nên Ngã chấp lại tăng thêm. Xin lổi, tôi đã lạc đề mất rồi. Xin trở lại 132 căn hai của Phật.
Trong khoa Thiên Văn Vật Lý, các khoa học gia đã dùng những biểu tượng để mô tả thời gian vô tận, và khoảng cách của những Thiên thể ở xa lắc xa lơ trong vũ trụ. Ví dụ như Quang niên (năm ánh sáng). Ðơn vị Thiên văn (Astronomical Unit:AU), Parsec (PSC).
Quang niên (Năm ánh sáng)
Ánh sáng truyền đi trong chân không 186,000 dặm hay 300,000 cây số trong một giây đồng hồ. Một quang niên bằng 5 tỉ tỉ 88 dặm.
Ðơn vị Thiên văn (Astronomical Unit: AU)
Ðể ước tính khoảng cách của chín hành tinh và Rìa (Helipause) của Thái dương hệ ở cách xa Mặt trời bao nhiêu, người ta dùng AU. Người ta ước tính từ Trái đất đến Mặt trời là 93 triệu dặm, và dùng đơn vị AU để tượng trưng khoảng cách căn bản đó, nghĩa là một AU bằng 93 triệu dặm. Diêm vương tinh (Pluto) một hành tinh ở cách xa nhất trong Thái dương hệ có khoảng cách bằng 39 AUs. Nếu khoảng cách từ Mặt trời đến Rìa (Helipause) hay biên giới của Thái dương hệ bằng 100 AUs, hai Phi thuyền Voyager 1 và 2 được phóng đi năm 1977, (Voyager 1 đã bay cách xa Mặt trời 52 AUs, và Voyager 2 bay được 40 AUs; cả hai phải bay thêm 18 năm nữa mới đến Rìa của Thái dương hệ.
Ðơn vị Parsec (Psc)
Ngoài đơn vị Thiên văn AU, các thiên văn gia còn dùng đơn vị Parsec để ước tính khoảng cách xa vô cùng tận của những Thiên thể trong vũ trụ.
Một đơn vị Parsec = 206,265 AUs
Một kiloparsec = 1,000 Parsec
Một Megaparsec = 1,000 Kiloparsecs
Ðổi Parsec ra quang niên bớt được nhiều số không.
Một Parsec = 3.26 quang niên
= 3 x 10 lũy thừa 18 cm
Ðổi Parsec thành quang niên bằng cách nhân với 3
Ví dụ thiên hà Tucanae 47, đường kính khoảng 10 Parsecs và ở cách xa Mặt trời 1,500 Parsecs.
nếu 1 Parsec = 206,265 AUs
1,500 Parsecs = 309,397,500 AUs
Nếu 1 AU = 93,000,000 dặm.
1,500 Parsecs = 28,773,967,500,000,000, hay 28,773 tỉ tỉ, 967 tỉ, và 500 triệu dặm.
Bây giờ tính khoảng cách từ Rìa (Helipause) của Thái dương hệ đến Mặt trời. Người ta ước tính khoảng cách đó bằng 100 Parsecs.
Nếu 1 parsec = 206,265 AUs.
100 Parsecs = 20,626,265 AUs.
Nếu 1 AU = 93,000,000 dặm.
100 Parsec = 1,918,242,645,000,000, hay 1,918 tỉ tỉ , 242 tỉ, và 645 triệu dặm.
Ðó là những con số lớn kinh khủng của khoa học.
Nhưng cách đây 25 thế kỷ, đạo Phật cũng đã dùng những con số lớn kinh khủng hơn nữa mà 132 căn hai của Ðức Phật cho Bồ Tát Tâm Vương giải là một bằng chứng. Tôi xin tóm lại thành số của năm căn đầu:
Mộ Câu chi = 1 + 7 số 0.
Một A giu đa = 1 + 14 số 0.
Một Na do tha = 1 + 28 số 9.
Một Tần bà la = 1 + 56 số 0.
Một Căn yết la = 1 + 112 số 0.
Phật đã nói đủ những con số cực lớn và những con số cực nhỏ, nhỏ đến độ mô tả Hạt (Particle/Matter) và Sóng (Wave/Mind). Ví dụ mà Phật gọi là Cực vi (Hạt ảo) chỉ bằng 10 trừ lũy thừa 33 cm, tức 1/1000 tỉ tỉ của một cm.
Căn cứ vào những sự kiện này, quí vị có đồng ý với tôi rằng đức Phật là một bậc đại toán học hay không?
http://quangduc.com/khoahoc/67dpshk3.html