Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Có 3 cách để nắm bắt một đối tượng


(VHPGO) Có 3 cách để nắm bắt một đối tượng:

1/ Nắm bắt nó đúng như nó đang hiện hữu.

2/ Nắm bắt nó đúng như là nó không thực hiện hữu.

3/ Nắm bắt nó mà không phân biệt giữa việc có hay không hiện hữu.

Đối với một người không phải là Tôn Sư, tuy nhiên đã đạt được sự chứng thực về hư vô, tất cả ba cách trên đều sẽ có tác dụng. Còn với người chưa đạt được sự thực chứng về hư vô, chỉ cách thứ nhất và thứ ba mới có tác dụng. Lúc đầu, chúng ta có thể nói: “Cái này được gọi là một bông hoa”. Nhưng ngay khi chúng ta nói: “Đây là bông hoa”, chúng ta đang chấp vào bông hoa như thể nó thực sự tồn tại từ khía cạnh cơ sở danh xưng của nó. Chúng ta có thể biết chắc điều này theo kinh nghiệm. Ví dụ như khi bạn được giới thiệu với một người, bạn sẽ cố nhớ “Người này được gòi là Tashi”, khi bạn gặp người đó lần thứ 2, bạn có thể tự hỏi “Người này được gọi là gì nhỉ?”. Càng lúc càng dễ hơn, rồi sau một thời gian bạn nói “đây là Tashi”. Cơ sở danh xưng và danh xưng theo khái niệm đồng thời sinh ra trong tâm. Ngay khi có một cái gì đó được khẳng định danh, nó hiện hữu.

Khi một người không sẵn có sự thông thái ở trong quá trình dán nhãn mác “Đây là một bông hoa”, một người như thế không hề nghĩ “Đây là một bông hoa tồn tại không cố hữu”. Người này cũng không hề phân biệt như thế, mà chỉ đơn giản gán cho nó là một bông hoa. Một vị A la hán hay một bậc Tôn Sư đã đạt được thực chứng về hư vô sẽ nói: “ cái này được gọi là một bông hoa” trong khi nhận rõ ràng nó tồn tại không cố hữu.

Nhiều phương pháp được dùng để nhận diện hư vô. Một người có thể dựa vào sự chỉ dẫn của bật thầy tâm linh của mình hay vào những nguồn kinh sách xác thực. Bằng cách lắng nghe những bài giảng và suy ngẫm về chúng trong một thời gian dài, một người sẽ đến được một thời điể họ dường như thể nhập được nghĩa lý và cảm thấy sự thư thái ở đó. Người ấy cảm thấy thoải mái, với những trải nghiệm của chính mình tương hợp với những bài giảng và những luận thuyết người ấy nương vào. Chính vào lúc này thực chứng về hư vô xảy ra.

Trước khi bạn đạt được sự thực chứng về hư vô, bạn cần thiết lập ý nghĩa của hư vô và điều này ắt hẳn phải được thực hiện qua sự suy nghĩ lan man. Khi bạn chiêm nghiệm về nó và nhận ra nó theo khái niệm , thì nhận thức đó dần dần chuyển từ khái niệm sang không còn khái niệm. Người ta nói rằng bằng cách chiêm nghiệm cùng với khái niệm, tự thân những suy nghĩ sẽ dập tắt các quan niệm. Cũng giống như cọ hai mảnh gỗ vào nhau cho đến khi chúng đốt cháy nhau vậy. Có hai kiểu nhận thức: không theo khái niệm – tức nhận thức chỉ và nhận thức theo khái niệm với những khái niệm chung vẫn còn bền bỉ.

Có ba quá trình của tâm cũng cần phải được hiểu rõ để mà nắm được “sự thực chứng” có nghĩa là gì? Đầu tiên một người có lẽ chỉ đơn giản không tìm hiểu một cái gì đó. Thứ hai, một người có lẽ chủ động hiểu sai nó và thứ ba, một người có lẽ vẫn nghi ngờ về nó. Sự thực chứng đòi hỏi vượt qua được tất cả ba quá trình của tâm này. Nếu một người nhìn thấy một cái gì đó, không chắc rằng người đó đã nhận ra nó. Nhìn thấy không nhất thiết là nhận ra. Ví dụ như bạn có thể nhìn thấy một ngọn núi màu xanh, nhưng bạn không thể nhận ra, hay thực sự nắm bắt một ngọn núi màu xanh.

Bạn có thể đạt được sự chứng thực hư vô và nó bền bỉ được một thời gian, nhưng rồi bạn lại trược vào phiền não. Khi tuệ giác nhận diện hư vô khởi lên, cũng đã phá bỏ những con đường dẫn đến phiền não được chút ít rồi. Nhưng bạn cần phải liên tục nạp năng lượng vào tuệ giác đó và chuyên tâm vào nó, rồi bạn sẽ tìm thấy phiền não ngày càng ít quấy phá được sự thực tập của bạn. Và bạn sẽ có thể đưa được sự tỉnh thức hoàn toàn vào trong tuệ giác cảu bạn, lúc ấy những phiền não sẽ không còn khởi lên nữa. Cũng giống như đun sôi một bình nước vậy. Khi bạn đặt bình lên ngọn lữa, nước không sôi ngay. Hơn thế, nó từ từ ấm lên cho đến khi cái nóng lấn át nó. Khi bạn hạ bớt lửa, cái lạnh dần dần lấn át nó. Vô minh và tất cả những phiền não bắt nguồn từ nó cũng như vậy. Đây chính là lý do vì sao vun đắp sự bền vững có chủ tâm là rất quan trọng. Bằng cách thiết lập được sự bền vững có chủ tâm, nhiều trong vố số phiền não sẽ vơi đi, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ không còn phát khởi nữa. Thế nên nếu một người luôn tăng trưởng, sự bền vững của tâm đối với sự thực chứng hư vô, nó sẽ là một công cụ đầy sức mạnh.

Thực chứng hư vô thật sự có nghĩa là thăm dò tìm hiểu mọi thứ như thế nào? Nếu mọi thứ tồn tại bằng chính bản thể cảu nó – tức tồn tại bên trong và của chính nó – thì các hiện tượng khác sẽ không có thể ảnh hưởng đến chúng dù bằng cách nào đi nữa. Nói cách khác, nếu một cái gì đó độc lập hay tự do (Tib rang dbang) nó sẽ không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bất cứ cái gì khác (Tib.gzhan dbang). Nhưng ngay khi chúng ta thừa nhận rằng một cái gì đó tồn tại độc lập khỏi bất cứ cái gì khác, điều này có ý rằng, nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ cái gì khác. Nếu một cái gì đó độc lập, sẽ không có cái gì có thể thay đổi nó. Điều ngược lại cũng đúng, ngay khi chúng ta thừa nhận một cái gì đó bị ảnh hưởng, bị thay đổi hay bị tác động bởi các hiện tượng khác, thì sẽ không có cách nào thừa nhận nó độc lập, và điều đó có nghĩa rằng nó không thể thực sự tồn tại hay độc lập.

Ví dụ như, nếu chúng ta thừa nhận một cái gì đó tuyệt đối dài hay ngắn, nó sẽ phải dài hay ngắn mà không cần xem xét đến bất cứ cái nào khác. Nó sẽ phải dài hay ngắn tự bản thể của nó. Hiển nhiên trường hợp này không có. Chúng ta có thể lấy 3 ngón tay giữa cảu chúng và nói rằng ngón giữa thì dài hơn ngón đeo nhẫn, trái lại ngón đeo nhẫn thì ngắn hơn ngón giữa. Đây là nhưng trình bày có tính tương quan. Và quan điểm cửa sự luận bàn này là các hiện tượng hoàn toàn không có sự tồn tại độc lập, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không hề tồn tại. Chúng tồn tại theo kiểu duyên sanh. Chúng tồn tại trong mối tương quan với và trong sự trông cậy vào các hiện tượng khác.

Gen Lamrimpa

Loạt bài trong chuyên đề: Sắc dục qua góc nhìn Phật Giáo của bộ ảnh 

http://vanhoaphatgiao.com.vn/?p=2865