Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Quản lý nhân sự qua cái nhìn Duyên khởi



Quản lý nhân sự giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành một tổ chức. Tổ chức càng lớn, đòi hỏi kỷ năng quản lý càng cao. Với cái nhìn Duyên khởi, đó là một sự kết hợp chặt chẻ giữa các cá thể với nhau. Là mối liên kết giữa cấp trên và cấp dưới, giữa giám đốc và nhân viên, giữa chủ và tớ v.v… Nó đòi hỏi sự hội đủ của cả hai phía. Thiếu một, tổ chức không thành hình. Mặt tích cực nếu chỉ dồn hết về một phía, hoạt động của tổ chức cũng không mang lại kết quả tốt đẹp. Vì thế, để tổ chức hoạt động có hiệu quả, ngoài yếu tố hội đủ nhân lực, nó còn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng khác mà các cá thể trong tổ chức cần có như tác phong, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý v.v…

Với cái nhìn Duyên khởi, ngoài những nhân duyên hiện đời, sự thành bại của một tổ chức còn bị chi phối bởi nhân duyên của đời quá khứ, như tương lai bị chi phối bởi cái nhân của hiện tại. Nhân duyên đời quá khứ đóng góp không ít cho việc hình thành, phát triển hay suy bại của một tổ chức. Nó chi phối và kết hợp với các điều kiện trong hiện tại để tạo ra kết quả thành bại trong hiện tại và tương lai.

Chuyện hai người đi buôn


Thưở xưa trong nước Kàsi, tại thành Ba-la-nại có một vị vua tên là Bramadatta. Khi ấy Bồ-tát được sanh trong một gia đình thương gia làm chủ đoàn lữ hành, và tiếp tục lớn lên, đi chỗ này chỗ kia buôn bán với trăm cỗ xe, khi thì đi từ Đông qua Tây, khi thì Tây qua Đông. Tại thành Ba-la-nại có một chủ đoàn lữ khách khác còn trẻ và ngu si, không giỏi tùy cơ ứng biến.

Lúc bấy giờ, sau khi chất đầy năm trăm cổ xe với hàng hóa có giá trị lớn, Bồ-tát sẵn sàng lên đường. Người chủ đoàn lữ khách trẻ và ngu si kia cũng chất đầy hàng hóa tương tự trên năm trăm cỗ xe khác , sẵn sàng lên đường. Bồ-tát suy nghĩ : “Nếu người chủ đoàn lữ hành ngu si và trẻ này đi cùng với ta, với một ngàn cỗ xe, cùng đi một lần trên con đường sẽ không thể chịu nổi; thật sẽ khó tìm được củi, nước cho đoàn người, và cỏ cho các con bò. Hoặc là nó, hoặc là ta sẽ đi trước”.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định nghiệp

NSGN - Sự đời, nghiệm ra không gì qua khỏi hai chữ nhân duyên. Dây rún mẹ buộc ao ước con cái thuận hòa, thương nhau không qua được những định nghiệp con cái gây tạo với nhau.

Dây rún mẹ buộc…

Trong cái hộp nhỏ, tôi tìm thấy một nùi gì đó giống như ruột heo. Nhỏ xíu. Đã khô. Mẹ nói dây rốn của ba chị em. Buộc cho thật chặt để còn thương nhau.

Ngày còn nhỏ, tôi đã phải vào ở với ông bà nội. Hai đứa kế ở bên nhà bác. Còn ba đứa sau thì ở với mẹ tận ngoài Quy Nhơn. Lâu lâu gặp nhau, chỉ biết vui mừng, có khóc hay lẫy chỉ là nỗi buồn giành giựt trẻ con.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Bạch thủ tương tri do án kiếm!*

NSGN - Không riêng gì loài người mà cả loài vật cũng khát khao tìm tri kỷ, từ thế giới có sự sống của bao loài sinh vật cho đến thế giới tưởng chừng như vô hồn của sỏi đá, cỏ cây.

Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường!
(Hồ trường - Nguyễn Bá Trác) 

Con người sống trong đời, nếu không phải là bậc chân nhân thế ngoại tìm niềm vui trong cảnh giới tiêu dao tự tại của riêng mình, thì thường có nhu cầu đòi hỏi sự cảm thông và chia sẻ. Người ta thường nói niềm vui có người chia sẻ sẽ được nhân đôi, còn nỗi buồn nếu có người chia sẻ sẽ vơi đi một nửa.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Thượng tọa và chú tiểu

Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinh ưa thích, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa. 


Thời Đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là thượng tọa, trưởng lão. Vì thế, hàng thượng tọa được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường hậu hĩ đồng thời các ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng nên luôn được Phật ca ngợi, tán thán ví như voi chúa hay những con bò đực đầu đàn. Cũng vì sự trọng vọng này mà không ít người chưa điều phục được tâm tham, ao ước bước lên hàng thượng tọa để cầu lợi đắc, danh vọng và cung kính. 

Nói xấu người khác: Hậu quả và cách chuyển hóa

NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...


Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Một trong số những minh sư của tôi, ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Một bản nhạc Thiền

NSGN - Cách đây không lâu, một người bạn gửi cho tôi một bản nhạc, anh nói là một bản nhạc thiền mà anh rất thích. Có lẽ anh biết tôi là một Phật tử và cũng thích thưởng thức âm nhạc nên gửi cho tôi chăng? Anh bảođây là một bài nhạc nhiều thiền vị, lời lẽ rất cao siêu, nhiều chỗ rất khó hiểu, nên anh muốn tôi nghe để rồi thảo luận với tôi sau.

Nhạc Thiền

Âm nhạc được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực sinh hoạt của con người. Nhạc buồn khiến người sầu thương, quân nhạc thì phấn chấn, nhạc hòa tấu làm người vui vẻ, thánh nhạc tạo nên sự an tĩnh….. Âm nhạc không có sự ngăn cách giữa người và ta, nó thông suốt từ trong ra ngoài và từ xưa tới nay. Âm nhạc còn là một thứ ngôn ngữ chung của thực tại: không luận là tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy róc rách, tiếng cá lội tung tăng, tiếng côn trùng râm ran, tiếng cầm thú gầm rống; cả đến tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nỉ non hay tiếng la hét của con người. Nhạc tự nhiên được hình thành dưới sự cộng hưởng không đều của những tần số âm thanh ấy. Âm nhạc chính là một nghệ thuật chân thiện mỹ, là một mầu nhiệm của nhân sinh.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tương lai nhân loại

Lời người dịch: Vấn đề Khoa Học và Ðạo Ðức là vấn đề đã được thảo luận rất nhiều. Bài nói chuyện The Future of Humankind (Tương Lai Nhân Loại) của HT Tuyên Hóa tại Ðại Học British Columbia, Canada vào ngày 9 tháng Hai năm 1985 giúp chúng ta có một cái nhìn về Khoa Học và Ðạo Ðức từ một góc cạnh khác. Bản Anh Ngữ và Hoa ngữ của bài này đã được in trên báo Vajra Bodhi Sea số 362, tháng 7, năm 2000, trang 23-26; bản Anh ngữ chúng tôi dùng để chuyển dịch sang Việt ngữ là từ web site của Giáo Sư Ron Epstein trường Ðại Học San Francisco.
HH 10/00

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa

(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt ở Tây phương, thế nên trước hết chúng ta hãy hiểu vô minh nghĩa là gì. Truyền thống Phật giáo phân biệt hai loại vô minh: vô minh bẩm sinh và vô minh văn hoá (truyền thống). Vô minh bẩm sinh là căn cứ của sinh tử và là tính chất để định nghĩa chúng sinh bình thường. Nó là vô minh, sự không biết về bản tính chân thực của chúng ta và bản tính chân thực của thế giới, và nó đưa đến sự mắc bẫy vào những vọng tưởng của tâm thức nhị nguyên.

Hay và dở



(VHPGO) Tôi nhớ những ngày đầu tìm đến cửa thiền. Tôi và người bạn thường đi nghe Pháp thoại và tọa thiền. Thứ 2-4-6 tọa thiền, 3-5-7 nghe Pháp tại Thiền Viện Chân Không.

Chúng tôi tiếp nhận Phật Pháp không khác gì đói ăn khát uống. Ngày nào cũng hăng hái, mặc đồ mẻ, vai mang túi xách. Mỗi một bài Pháp thoại của Thầy như một vườn hoa lạ, như những liều thuốc bổ dưỡng cho tâm linh, trí não.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

THIỀN VÀ HOA ĐẠO

Nguyễn Minh Tiến


Hoa đã xuất hiện hàng triệu năm trước khi có loài người, tô điểm cho cảnh vật với muôn màu sắc. Và cũng từ lâu hoa có mặt trong cuộc sống loài người: hoa ngoài đồng nội, hoa cắm trên bàn, hoa dâng cúng nơi bàn thờ, hoa ngoài nghĩa trang khi ta thăm viếng người quá cố... Khi vui, lúc buồn, khi yêu, lúc giận, ăn uống tiệc tùng, lễ lạt tiếp đón, lúc sống cũng như khi qua đời, chúng ta lúc nào cũng thấy mình gắn liền với các đóa hoa tươi thắm. 

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Thầy và Trò

HUỲNH NGỌC TRẢNG


Có hai bậc thầy được thế nhân nhiều đời xưng tụng: Một là Thích Ca Mâu Ni Phật, được Tăng Ni, Phật tử hàng ngày, hàng giờ xưng tụng Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, Phật; và hai là Đức Khổng Phu Tử được tôn là Vạn thế sư biểu. Hai bậc Đại sư đó đã dạy thế nhân những gì là chuyện không bàn ở đây, bởi ai, không nhiều thì ít, cũng đã biết. Điều đáng lưu tâm là hai Ngài đã dạy đệ tử như thế nào. 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Tục thờ Ông Địa và Thần Tài

Huỳnh Ngọc Trảng

Hình tượng vị thần dân dã này rất đa dạng và phong phú, song chúng ta có thể tìm thấy ở ba dạng: Ông Địa dâng liễn trong lễ cúng đình, Ông Địa múa cùng Lân và Ông Địa trong tranh thờ, tượng thờ... Nói chung, trong danh mục các thần có lẽ chẳng có vị thần nào có khuôn mặt cười vui vẻ, rất... hề và gần gũi như Ông Địa.

Là cư dân nông nghiệp, trải qua suốt chiều dài lịch sử, thần Đất là một đối tượng tín ngưỡng quan trọng. Giờ đây, khi công thương nghiệp, dịch vụ phát triển thì Thổ Thần, Thổ Địa - nôm na gọi là Ông Địa - vẫn còn hiện diện ở khắp mọi nơi: hoặc trên nóc chiếc tủ con bán thuốc lá lẻ bên lề đường, hoặc một góc của cửa tiệm buôn, hay sát tường một tiểu sảnh, một phòng khách sang trọng, hoặc được thờ tự riêng trong các ngôi miếu, trong khuôn viên chùa chiền, đình làng...

NGUỒN GỐC THỜ THẦN TÀI

Thần tài theo người Hoa
HUỲNH NGỌC TRẢNG


1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. 

Chữ Hoà Trong Quản Lý


Huệ Minh

Sự thành công của doanh nghiệp không phải chỉ dựa vào lục hoà là đủ mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nữa, nhưng lục hoà sẽ là một trong những nền tảng không thể thiếu của doanh nghiệp trong vấn đề quản lý. Và nó cũng chính là cơ sở để xây dựng một văn hoá của tổ chức. Vậy lục hoà là gì? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích chúng theo từng nội dung cụ thể.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Nguyên nhân tục đốt vàng mã

 HT. Thích Tố Liên
Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả. Đến đời vua Hoàng đế (267 tr. TL) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế.

Các tác phẩm điện ảnh có chủ đề phật giáo của Im Kwon-Taek

(Lược thuật bài diễn giảng của GS. David James (University
of Southern California) tại Trường Đại học KHXH và NV TP.HCM
ngày 11 tháng 3 năm 2010)
ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm lược thuật

1. KHÁI QUÁT

1.1. Lịch sử Triều Tiên (Korea)

Joseon, triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Triều Tiên, đã phát triển bền vững trong hơn năm thế kỷ ở Triều Tiên (1392-1910), cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, vẫn hầu như tồn tại biệt lập và khép kín với thế giới phương Tây. Dưới triều đại này, Triều Tiên đã phát triển thành một quốc gia giàu mạnh và có nền văn hóa độc đáo. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Triều Tiên trở thành mục tiêu cho tham vọng xâm chiếm thuộc địa của cả Nhật Bản và Nga.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Nguồn gốc Ông Địa, Thần Tài

Huyền Ngu - Quảng Tánh

HỎI: Vui lòng cho biết, nguồn gốc của hai vị “Ông Địa và Thần Tài”. Là một Phật tử, có nên thờ hai vị trên trong nhà không?

ĐÁP: Về nguồn gốc của Ông Địa và Thần Tài, cho đến nay, hầu như có rất nhiều quan điểm khác biệt nhau. Trong vô vàn những quan điểm khác biệt ấy, chúng tôi tạm khái lược một số nét chung nhất về xuất xứ của tập tục thờ tự này.

Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vun vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc...Xin con hãy bao dung!


Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.