Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Trường chay phòng bệnh

BS. Hồng Phong

Nghiên cứu nhiều chế độ ăn chay khác nhau người ta đều cho một kết quả chung: giảm tổng lượng chất béo bão hòa, giảm hàm lượng cholesterol, có thêm nhiều axit forlic, nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa, các chất quang hợp và các carotenoid. Cung cấp đủ và cân bằng hai axit amin cần thiết là lysin và methionin.

Ăn chay có lợi gì?

Bằng những phân tích khoa học, người ta thấy đặc điểm đặc trưng của chất béo trong khi ăn chay là ít có axit béo bão hòa, vô cùng giàu axit béo chưa bão hòa. Dầu oliu, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng, dầu lạc, dầu ngô được coi là nguồn thực phẩm chay có họ hàng cung cấp những chất này. Vốn được coi là một axit béo có liên quan đến LDL, axit béo bão hoà vẫn được quy kết cho tội làm tăng cholesterol máu, là nguy cơ làm gia tăng các bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh đột quỵ Axit béo chưa bão hòa, trái lại, làm giảm các LDL và tăng các HDL, các cholesterol tốt có ý nghĩa làm giảm nguy cơ sức khoẻ của bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường týp 2. Như vậy, thực phẩm chay đóng góp một phần quan trọng trong điều chỉnh các yếu tố nguy cơ sức khỏe thuộc về chất béo.


Chế độ ăn chay cần cân bằng, đa dạng và phong phú.


Nghiên cứu nhiều chế độ ăn chay khác nhau người ta đều cho một kết quả chung: giảm tổng lượng chất béo bão hòa, giảm hàm lượng cholesterol, có thêm nhiều axit forlic, nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa, các chất quang hợp và các carotenoid. Cung cấp đủ và cân bằng hai axit amin cần thiết là lysin và methionin.

Sử dụng thực phẩm chay giúp làm giảm béo phì, giảm được chỉ số khối cơ thể. Cụ thể, nếu sử dụng chế độ chay thường xuyên thì có thể giúp giảm chỉ số BMI cỡ 2kg/cm2. Hạ được chỉ số BMI tức là chúng ta tiệm cận đến ngưỡng cân nặng chuẩn.

Chẳng những vậy, thực phẩm chay còn giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Nguy cơ bệnh mạch vành được giảm 35% khi có sử dụng chế độ ăn chay. Tác dụng làm hạ chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đã cho thấy ý nghĩa của chế độ chay với người bị tăng huyết áp. Người ta tính toán và thấy rằng, nếu giảm huyết áp tâm trương 5mmHg thì làm giảm nguy cơ đột qụy não 34%, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch 21%. Mà ăn chay lại làm giảm 5-10mmHg huyết áp cả tâm thu và tâm trương nên rõ ràng là nó vô cùng ý nghĩa với những bệnh nhân này.

Trên ảnh hưởng tới bệnh đái tháo đường týp 2, ăn chay cung cấp nhiều chất xơ. Điều này làm tăng chuyển hoá đường trong máu, làm giảm tỷ lệ nguy cơ bị đái tháo đường, giảm mức độ và tiến triển của bệnh.

Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng ăn chay còn có tác dụng với sức khoẻ hệ xương. Ăn chay không hề có tác hại xấu cho hệ xương mà còn có tác dụng tốt. Nó không làm giảm tỷ trọng xương. Một số nghiên cứu cho thấy rằng người ăn chay không gặp vấn đề tiêu cực gì về mật độ xương. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề, căn bệnh này còn phụ thuộc vào quá nhiều các yếu tố khác như lười vận động, ăn không đủ can-xi, rong kinh, rong huyết nên việc kết luận cũng mới chỉ dừng lại ở chỗ ăn chay có tác dụng với hệ xương.

Nhiều công trình nghiên cứu gần đây nhất còn kết luận ăn chay với điều kiện là ăn đầy đủ rau quả hàng ngày sẽ cải thiện được vóc dáng, và cải thiện được sức khoẻ nói chung. Đặc biệt là làn da sẽ trở nên khoẻ, đẹp và sáng hơn, đặc biệt là những người thuộc chủng tộc có da màu vàng như chúng ta và các quốc gia châu Á. Chưa hết, ăn chay, nhất là ăn các loại rau củ quả có màu đỏ đậm và màu vàng như cà chua, cà-rốt, bí ngô, gấc, dưa hấu chứa nhiều beta caroten có tác dụng chống oxy hoá, cực kỳ có lợi cho hệ miễn dịch và hệ sinh sản.

Gần đây, các nhà nghiên cứu về thận học còn thấy một kết quả đầy thú vị một lần nữa khẳng định thêm giá trị của chế độ ăn chay vốn đã đầy ưu việt. Được thử nghiệm thăm dò về hàm lượng chất phốt-pho trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh thận, người ta thấy, chế độ ăn chay làm giảm nồng độ các chất phốt-pho trong máu. Điều này là có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh lý thận có suy giảm khả năng lọc máu vì như vậy chế độ ăn chay làm giảm nguy cơ và mức độ nhiễm độc các hợp chất phốt-pho bị tồn lưu. Sử dụng chế độ ăn chay sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ và giảm thiểu những biến chứng do tình trạng suy thận gây ra.

Xét về góc độ kéo dài tuổi thọ, chế độ ăn chay cũng chứng minh được tác dụng độc đáo này. Bằng chứng được thể hiện trên 2500 người già có sử dụng chế độ ăn khác nhau. Một bên là ăn chay và một bên là sử dụng chế độ ăn giàu chất béo động vật. Sau 10 năm theo dõi, 40% người cao tuổi đã sử dụng chế độ ăn giàu chất béo động vật đã dừng cuộc sống trên trần gian sớm hơn so với người sử dụng chế độ ăn chay, 21% ca tử vong có liên quan đến chế độ ăn nhiều thịt. Mặc dù tuổi thọ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng dinh dưỡng cân bằng, bệnh lý đi kèm, điều kiện gia đình, chăm sóc y tế, nhưng những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của ăn chay tới tuổi thọ của con người cũng phần nào cho thấy, ăn chay là một yếu tố có vai trò kéo dài tuổi cuộc sống của chúng ta.

Các tác dụng khác của ăn chay bao gồm hạ tỷ lệ bệnh đột quỵ não, hạ tỷ lệ ung thư trực tràng, thực quản, dạ dày, phổi, vú. Giảm tới 40% ung thư trực tràng ở nhóm người ăn chay thường xuyên. Ăn chay cũng có tác dụng cải thiện các rối loạn về khớp và các bệnh về thận.


Khi ăn chay không nên ăn chỉ một loại thực phẩm.

Như vậy là ăn chay quả thực là có nhiều tác dụng. Nó còn đặc biệt được phát huy kết quả khi nó được sử dụng đúng cách.

Ai nên ăn chay?

Vốn được coi là yếu tố làm giảm béo phì, ăn chay như là lời khuyên đầu tiên với những người béo phì. Đặc biệt những người có chỉ số BMI báo động trên 40. Việc sử dụng chế độ chay thường xuyên sẽ cải thiện chỉ số này và do đó trả lại cho cơ thể vẻ khoẻ mạnh và gọn gàng.

Vì có những tác dụng chẳng thể chối cãi trên hệ tim mạch, nên ăn chay là một lời khuyên tốt cho những người bị bệnh lý tim mạch. Những người cao tuổi, những người bị bệnh tăng huyết áp, những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, những người phải đặt sten động mạch vành thì nên ăn chay thường xuyên. Sự gia giảm con số huyết áp không những có ý nghĩa với những bệnh nhân tăng huyết áp mà còn giúp làm chậm tiến hóa các quá trình bệnh lý ở các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch khác. Tăng cường lựa chọn các loại rau, củ, quả, hạn chế các loại thực phẩm chay giàu chất béo như dừa, vừng, lạc.


Nghiên cứu nhiều chế độ ăn chay khác nhau người ta đều cho một kết quả chung: giảm tổng lượng chất béo bão hoà, giảm hàm lượng cholesterol, có thêm nhiều axit forlic, nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hoá, các chất quang hợp và các carotenoid. Cung cấp đủ và cân bằng hai axit amin cần thiết là lysin và methionin.


Vì làm gia cố hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ nên những người bị bệnh mạn tính đường hô hấp, đường tiêu hoá, những người già, người ít vận động nên sử dụng chế độ chay. Vì ăn chay giúp kịp thời làm điều hoà các gốc oxy hóa dư thừa trong cơ thể, củng cố khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch.

Lại do có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm đường máu nên những bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người có nguy có bị đái tháo đường nên ăn chay. Vì có nhiều chất xơ nên những bệnh nhân bị táo bón, rối loạn tiêu hoá nên sử dụng chế độ chay.

Để có một chế độ ăn chay tốt, nên ăn chay thường xuyên, cân bằng, đa dạng và phong phú. Không ăn chỉ một loại thực phẩm, mà cần đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng nêu trên.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

http://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoa/an-chay/11530-Truong-chay-phong-benh.html