Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau.
Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm có hai loại là tích cực và tiêu cực. Vui mừng, hoan hỷ, thương yêu, lạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏe. Buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, bất mãn, ghen ghét, đố kỵ, bi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cực có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.
Tuy nhiên, dù là trạng thái tinh thần tích cực hay tiêu cực, nếu xuất hiện một cách đột ngột và thái quá cũng đều có tác hại. Điều này không khác với lý luận Đông y, y lý Đông phương cho rằng: Mừng vui quá làm tổn hại tim (hỷ thương tâm), giận quá làm tổn hại gan (nộ thương can), buồn quá làm tổn hại phổi (bi thương phế), lo nghĩ nhiều quá làm tổn hại lá lách (tư thương tỳ), sợ quá làm tổn hại thận (khủng thương thận), kinh hoàng, kinh hãi làm tổn hại dạ dày (kinh thương vị) (Hoàng Đế Nội kinh). Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông cũng nói: “Nội thương bệnh chứng phát sinh, thường do xúc động thất tình gây nên. Mặc dù đạo dẫn, tiên đơn, đâu bằng hai chữ “thanh tâm” nằm lòng”. (Vệ sinh yếu quyết).
Theo Bác sĩ J.A. Schindler người Mỹ cho biết trong quyển “Sống thế nào trong 365 ngày của một năm” (kỹ sư Đỗ Văn Thức và bác sĩ Đàm Trung Dương biên dịch, Nhà xuất bản Long An - 1991) có đến trên 50% bệnh nhân mắc bệnh có nguyên nhân từ stress (tình trạng căng thẳng, rối loạn tâm lý). Nhiều nghiên cứu cho biết stress gây ra một số triệu chứng như: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, dễ bực bội cáu gắt, đau gáy, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm loét dạ dày, các bệnh hệ thần kinh, tim mạch v.v... Các nghiên cứu khoa học thấy rằng khi tâm lý ở trạng thái căng thẳng, lo lắng, buồn bực hoặc tinh thần rối lọan thì hoạt động sinh lý bị xáo trộn và trương lực cơ bắp cũng tăng theo, lúc này khả năng phòng chống bệnh tật (sức đề kháng, miễn dịch) của cơ thể cũng bị suy giảm, mầm bệnh có điều kiện phát triển và các bệnh mãn tính thêm trầm trọng. Khi buồn bã, lo lắng, căng thẳng thì ăn không thấy ngon, ngủ không yên, giấc ngủ không sâu, tiêu hóa kém, thường bị tình trạng đầy hơi chướng bụng. Khi nổi nóng, tức giận, cơ thể tăng tiết adrenalin làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, hô hấp không điều hòa, động mạch vành ở tim co thắt đột ngột, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim… Những người thường hay giận dữ cũng dễ bị suy giảm chức năng của phổi. Sự tức giận có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính, gây suy hô hấp nặng.
Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cho biết: 70% người bệnh chỉ cần trút bỏ nỗi sợ hãi, lo buồn thì có khả năng khỏi bệnh. Tiến hành nghiên cứu trên 15.000 người bị đau dạ dày, cứ 5 người thì có 4 người bị đau dạ dày do nguyên nhân tâm lý: Lo buồn, sợ hãi, thù hận, giận hờn, cực đoan, ích kỷ. Nghiên cứu 176 doanh nhân chết ở tuổi bình quân 44,3 tuổi, thì hơn 1/3 vì stress trầm trọng mà bị các chứng bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và cao huyết áp.
Trong Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông có viết:
“Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động thất tình gây nên.
…Lợi dục đầu mối thất tình
Chặn lòng ham muốn thì mình được an.
Cần nên tiết dục, thanh tâm
Giữ lòng liêm chính (trong sạch, ngay thẳng) chẳng tham tiền tài.
Chẳng vì danh vị đua đòi
Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại thân
Giữ tinh (tiết dục), dưỡng khí, tồn thần
Tinh không hao tán thì thần được yên”.
(Thất tình: 7 tình chí, 7 loại tình cảm, cảm xúc: Hỷ (mừng), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ ngợi), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (kinh hãi), có thể rút lại thành 5 là: Mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ).
Đoạn Yếu quyết diễn ca nói trên được Hải Thượng Lãn Ông khai triển từ ý hai câu thơ dạy về phép tu dưỡng thân tâm của danh y thiền sư Tuệ Tĩnh: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Có thể tạm dịch là: Giữ tinh (tiết chế tình dục); Dưỡng khí; Dảo tồn thần (không để tinh thần hao tán); Giữ cho lòng thanh thản; Hạn chế ham muốn, dục vọng; Giữ gìn điều thiện, sống với lẽ phải; Rèn luyện thân thể.
Thất tình (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh), lục dục (danh vị, tài lợi, sắc dục, tư vị, hư vọng, tật đố), nói tóm lại các phiền não là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mà chỉ có liệu pháp tâm lý, sự tu tập, rèn luyện, chuyển hóa nội tâm mới giúp vượt qua. Trong Phật giáo thường đề cập đến 10 loại phiền não vốn là đầu mối dẫn đến các hình thái tâm lý tiêu cực hay lục dục, thất tình. Mười phiền não đó là:
1. Tham: Tham lam, ham muốn của cải, tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ, gọi chung là ngũ dục; Hay nói sâu xa hơn là tham muốn sắc (hình tướng, màu sắc), thinh (âm thanh), hương (các mùi), vị (các vị), xúc (sự tiếp xúc, va chạm), pháp (các sự vật, hiện tượng nói chung).
2. Sân: Sân hận, nóng giận, giận hờn.
3. Si: Si mê, vô minh, không sáng suốt, nhận thức tiêu cực, không có chánh kiến, chánh tư duy.
4. Mạn: Có hai loại: 1. Tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn, đây gọi là tự tôn. 2. Tự cho mình thấp kém, khởi tâm niệm buồn tủi, bất cần đời, bi quan, chán nản, đây gọi là tự ti.
5. Nghi: Nghi ngờ, không có lòng tin: Nghi ngờ bản thân, nghi ngờ người khác, nghi ngờ chân lý, sự thật, nghi ngờ phương pháp, pháp môn…
6. Thân kiến: Chấp thân ngũ uẩn là mình, sinh tâm tham ái, vì tham ái mà sinh ra lo lắng, sợ hãi, ưu phiền, sân hận; Vì tham ái mà tạo nghiệp.
7. Biên kiến: Thấy một bên, thấy biết khiếm khuyết, nhận thức lệch lạc, không đầy đủ, toàn diện.
8. Kiến thủ: Chấp chặt nhận thức, hiểu biết của mình, luôn cho mình là đúng, không chịu thay đổi cách nhìn, cách nghĩ (do không thông hiểu hoặc vì lòng tự ái).
9. Giới cấm thủ: Cố chấp bảo thủ những nguyên tắc, nề nếp, quy củ, điều lệ, thói quen một cách cực đoan, hoặc trì giữ những giới cấm lập dị không có ích cho mình cho người, hoặc chấp giới một cách sai lầm, cực đoan, không có hiểu biết đúng đắn về giới pháp.
10. Tà kiến: Thấy biết không chơn chánh, mê tín dị đoan, tin tưởng sai lầm, nhận thức không đúng chân lý, sự thật, trái với nhân quả, quy luật tự nhiên, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh lệch lạc.
10. Phiền não trên chẳng những khiến con người bất an, khổ não, bệnh tật, mà còn dẫn dắt con người tạo nghiệp sinh tử luân hồi từ đời này sang đời khác. Để đối trị 10 phiền não này, Đức Phật đã chế ra nhiều phương thuốc, đó là các pháp môn, ví dụ như: Nhẫn nhục, Tứ vô lượng tâm điều trị tâm sân; Thiểu dục, tri túc, bố thí điều trị tâm tham; Chánh kiến, chánh tư duy, thiền định, trí tuệ điều trị tâm si v.v... Tất cả các pháp môn đều hướng đến mục đích tiêu trừ phiền não bệnh, giúp chúng sinh ly khổ đắc lạc.
Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cho biết: 70% người bệnh chỉ cần trút bỏ nỗi sợ hãi, lo buồn thì có khả năng khỏi bệnh. Tiến hành nghiên cứu trên 15.000 người bị đau dạ dày, cứ 5 người thì có 4 người bị đau dạ dày do nguyên nhân tâm lý: Lo buồn, sợ hãi, thù hận, giận hờn, cực đoan, ích kỷ. Nghiên cứu 176 doanh nhân chết ở tuổi bình quân 44,3 tuổi, thì hơn 1/3 vì stress trầm trọng mà bị các chứng bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và cao huyết áp.
Trong Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông có viết:
“Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động thất tình gây nên.
…Lợi dục đầu mối thất tình
Chặn lòng ham muốn thì mình được an.
Cần nên tiết dục, thanh tâm
Giữ lòng liêm chính (trong sạch, ngay thẳng) chẳng tham tiền tài.
Chẳng vì danh vị đua đòi
Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại thân
Giữ tinh (tiết dục), dưỡng khí, tồn thần
Tinh không hao tán thì thần được yên”.
(Thất tình: 7 tình chí, 7 loại tình cảm, cảm xúc: Hỷ (mừng), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ ngợi), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (kinh hãi), có thể rút lại thành 5 là: Mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ).
Đoạn Yếu quyết diễn ca nói trên được Hải Thượng Lãn Ông khai triển từ ý hai câu thơ dạy về phép tu dưỡng thân tâm của danh y thiền sư Tuệ Tĩnh: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Có thể tạm dịch là: Giữ tinh (tiết chế tình dục); Dưỡng khí; Dảo tồn thần (không để tinh thần hao tán); Giữ cho lòng thanh thản; Hạn chế ham muốn, dục vọng; Giữ gìn điều thiện, sống với lẽ phải; Rèn luyện thân thể.
Thất tình (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh), lục dục (danh vị, tài lợi, sắc dục, tư vị, hư vọng, tật đố), nói tóm lại các phiền não là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mà chỉ có liệu pháp tâm lý, sự tu tập, rèn luyện, chuyển hóa nội tâm mới giúp vượt qua. Trong Phật giáo thường đề cập đến 10 loại phiền não vốn là đầu mối dẫn đến các hình thái tâm lý tiêu cực hay lục dục, thất tình. Mười phiền não đó là:
1. Tham: Tham lam, ham muốn của cải, tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ, gọi chung là ngũ dục; Hay nói sâu xa hơn là tham muốn sắc (hình tướng, màu sắc), thinh (âm thanh), hương (các mùi), vị (các vị), xúc (sự tiếp xúc, va chạm), pháp (các sự vật, hiện tượng nói chung).
2. Sân: Sân hận, nóng giận, giận hờn.
3. Si: Si mê, vô minh, không sáng suốt, nhận thức tiêu cực, không có chánh kiến, chánh tư duy.
4. Mạn: Có hai loại: 1. Tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn, đây gọi là tự tôn. 2. Tự cho mình thấp kém, khởi tâm niệm buồn tủi, bất cần đời, bi quan, chán nản, đây gọi là tự ti.
5. Nghi: Nghi ngờ, không có lòng tin: Nghi ngờ bản thân, nghi ngờ người khác, nghi ngờ chân lý, sự thật, nghi ngờ phương pháp, pháp môn…
6. Thân kiến: Chấp thân ngũ uẩn là mình, sinh tâm tham ái, vì tham ái mà sinh ra lo lắng, sợ hãi, ưu phiền, sân hận; Vì tham ái mà tạo nghiệp.
7. Biên kiến: Thấy một bên, thấy biết khiếm khuyết, nhận thức lệch lạc, không đầy đủ, toàn diện.
8. Kiến thủ: Chấp chặt nhận thức, hiểu biết của mình, luôn cho mình là đúng, không chịu thay đổi cách nhìn, cách nghĩ (do không thông hiểu hoặc vì lòng tự ái).
9. Giới cấm thủ: Cố chấp bảo thủ những nguyên tắc, nề nếp, quy củ, điều lệ, thói quen một cách cực đoan, hoặc trì giữ những giới cấm lập dị không có ích cho mình cho người, hoặc chấp giới một cách sai lầm, cực đoan, không có hiểu biết đúng đắn về giới pháp.
10. Tà kiến: Thấy biết không chơn chánh, mê tín dị đoan, tin tưởng sai lầm, nhận thức không đúng chân lý, sự thật, trái với nhân quả, quy luật tự nhiên, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh lệch lạc.
10. Phiền não trên chẳng những khiến con người bất an, khổ não, bệnh tật, mà còn dẫn dắt con người tạo nghiệp sinh tử luân hồi từ đời này sang đời khác. Để đối trị 10 phiền não này, Đức Phật đã chế ra nhiều phương thuốc, đó là các pháp môn, ví dụ như: Nhẫn nhục, Tứ vô lượng tâm điều trị tâm sân; Thiểu dục, tri túc, bố thí điều trị tâm tham; Chánh kiến, chánh tư duy, thiền định, trí tuệ điều trị tâm si v.v... Tất cả các pháp môn đều hướng đến mục đích tiêu trừ phiền não bệnh, giúp chúng sinh ly khổ đắc lạc.
http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/10559-Phien-nao-va-benh-tat.html