Hiển thị các bài đăng có nhãn quangduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quangduc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Học thuyết vô ngã trong Phật giáo

Trí Nguyệt

Giáo lý căn bản của Phật giáo nằm gọn trong Tứ diệu đế. Nhưng xét cho cùng, chúng ta thấy khởi điểm của đức Phật bắt đầu từ Khổ đế, một chân lý mà có thể tóm tắt vào trong một câu nói của Phật giáo thời kỳ đầu: Hết thảy các pháp là khổ, hết thảy các pháp là vô thường, hết thảy các pháp là vô ngã. Tại sao gọi là Khổ? Vì Vô thường. Tại sao Vô thường? Vì Vô ngã. Như vậy, ta thấy học thuyết Vô ngã rất quan trọng đến nỗi Phật thường dạy: Ai hiểu được chân lý Vô ngã sẽ chứng được Thánh quả và an trú Niết-bàn(Samyutta Nykaya III, 44, 45).

Dù các Kinh do chính kim khẩu của đức Phật nói hay do các Thánh đệ tử của Ngài nói để giải thích chân lý, vấn đề Vô ngã cũng luôn luôn được đem ra bàn luận như một chủ đề chính. Bộ Abhidharmakosa của Vasubandhu đã dành một phần tối quan trọng để nghị luận về thuyết Vô ngã. Tại sao thế? Vasubandhu là một cao tăng của Phật giáo thế kỷ thứ V, tác giả bộ Abhidhar-
makosa, đã trả lời một cách dứt khoát như thế này: “Vô ngã là con đường duy nhất đưa tới giải thoát. Ai còn tin vào thực thể của ngã tức là còn chấp mê. Đã chấp ngã thì không giải thoát được. Như thế rõ ràng Phật xem giáo lý Vô ngã là điều kiện không thể thiếu trong công cuộc giải thoát. Phật thường nói đến tam độc tham, sân, si, nhưng Ngài nói rằng chấp ngã là cái ngu si độc hại nhất”.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Biện Chứng Pháp Apoha

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương

Biện Chứng Pháp Apoha


Cá thể đặc thù và tổng thể khái quát

Trên phương diện luận lý học, trong các câu "Đây là cái bàn", "Đó là màu xanh", các danh từ 'cái bàn', 'màu xanh', không phải để chỉ vào cá thể đặc thù, mà là tên gọi những phẩm tính do biến kế chấp tạo và gán ghép cho cá thể đặc thù. Cá thể đặc thù là thực tại điểm vô ngôn không có danh xưng nên phải dùng đại danh từ 'đây', 'đó' để chỉ vào.

Trần Na (Dignàga), một môn đệ của Thế Thân (Vasubandhu), chủ trương chỉ có hai thứ đối tượng lượng biết. Một là cá thể đặc thù thực hữu gọi là tự tướng (svalaksana; particular) và hai là tổng thể khái quát không thật gọi là tổng tướng (sàmànyalaksana; universal). Sự phân biệt bản thể của sự vật như vậy dùng làm nền tảng cho một thứ nhận thức luận chỉ chấp nhận hai hình thái lượng biết, hiện lượng (pratyaksa; perception) và tỷ lượng (anumàna; inference). Hiện lượng trực tiếp nhận thức tự tướng bằng cảm giác đơn thuần; tỷ lượng gián tiếp nhận thức tổng tướng bằng suy luận.

Tự tướng là thực tại điểm, nên không có thể chất nhưng lại có lực tính (forces), nghĩa là có khả năng tính tác dụng trên thức để phát sinh tri giác và suy luận. Tổng tướng là hiện tượng nhất thể không sai biệt, hoàn toàn vọng tưởng, không có thật tính như tự tướng, nghĩa là không có khả năng tính tác dụng. Tuy nhiên tổng tướng không huyễn ảo như hoa đốm giữa trời hay mộng mị như trong giấc mơ.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Nhân Minh Luận

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương

Nhân Minh Luận

Lượng đoán: Nhận thức thực tại

Nhận thức luận theo Trần Na và Pháp Xứng hoàn toàn căn cứ trên sự phân định giữa hai thứ đối tượng là tự tướng và tổng tướng. Mỗi đối tượng tương ứng với một hình thái lượng biết riêng biệt, hiện lượng nhận thức tự tướng và tỷ lượng nhận thức tổng tướng. Bên này là vật tự thân đặc thù, là thực tại điểm có khả năng tính tác dụng, kích thích phân biệt vọng tưởng, làm phát khởi khái niệm mà phàm phu chấp cho là thật. Bên kia là cọng tướng tổng quát, là ảnh tượng hay khái niệm vọng suy, kết quả của phân biệt vọng tưởng. Tính cách của vật thể hai bên hoàn toàn khác biệt. Trên thực tế nhận thức thực tại tổng hợp kết nối hai vật thể nhân quả liên hệ ấy lại với nhau, mặc dầu chúng hoàn toàn khác biệt tính cách.

Sự tổng hợp bắc cầu nối kết tự tướng với tổng tướng, khả năng tính tác dụng với suy luận phán đoán gọi là lượng đoán (Judgment). Mọi nhận thức thực tại đều có tác dụng là thi thiết khái niệm để giải thích cảm giác đơn thuần. Rốt cuộc, nhận thức thực tại tóm thu lại chẳng qua chỉ là lượng đoán. Có hai cách lượng đoán. Một là tưởng đoán (ekatva-adhyavasàya; perceptual judgment), sự quyết định đồng nhất một khái niệm với cảm giác đơn thuần tức thực tại điểm. Hai là tự lượng đoán (svàrthànumàna; inferential judgment), sự kết nối quy hợp hai khái niệm về với thực tại điểm.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Nhận Thức Luận Phật Giáo

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương

Nhận thức và hành động

Nói đến nhận thức thời phải nói đến hành động, ngôn ngữ, và lý luận. Điều này được thấy rõ trong Tứ Diệu đế, một mô thức biện chứng trình bày quan hệ giữa tri nhận và mô tả, nhận thức và hành động, luận lý và thực tiễn. Tứ Diệu đế là khuôn mẫu ngôn ngữ và luận lý của những ai muốn thuyết trình về một vấn đề khoa học:

(1) Đây là những kinh nghiệm nhận thức của tôi về những sự kiện tôi đang tìm hiểu và xin mô tả như thế này;

(2) Theo tôi, đây là những nguyên nhân liên hệ đến những sự kiện ấy mà tôi đã dùng kinh nghiệm và suy luận để tìm thấy;

(3) Do những sự thấy biết như thế nên tôi nghĩ rằng mục tiêu cần phải thực hiện và thấu đạt phải như thế này; và

(4) cuối cùng, đây là những phương pháp tôi đã áp dụng, nhờ đó mà tôi đã thành tựu và chứng nghiệm được mục tiêu.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Lý Duyên Khởi

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương

Tính nhất quán trong quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo

Muốn thấu triệt tính nhất quán trong quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo, thời cần theo dõi những đường lối giải thích pháp duyên khởi qua các giai đoạn phát triển. Lý duyên khởi là một phương tiện độc đáo để Phật giải thích bản chất của sự hữu (bhava), lấy nhân sinh quan làm nền tảng, và không sa vào hai cực biên thường kiến (Eternalism) và đoạn kiến (Nihilism). Theo lý duyên khởi, thế giới hiện tượng là một mạng lưới 'nhân duyên sinh' vĩ đại trong đó hết thảy hiện tượng đều là tương đối, quan hệ chằng chịt với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Không một sự vật nào trong đó có thể tách rời mối quan hệ nhân duyên mà có thể tự tồn. Tuy đề cập đến toàn thể hiện tượng thế giới nhưng chủ yếu của lý duyên khởi là để khảo sát các hoạt động sinh mệnh, đặc biệt là hoạt động tâm lý của con người. Trong kinh Đại Duyên (Mahànidàna Sutta), Trường Bộ, có thể xem như đại biểu cho những kinh thuyết minh về duyên khởi rõ ràng và tinh tế nhất, đức Phật diễn tả quá trình phát kiến duyên khởi đầu tiên nhờ đó mà thấy được nguyên nhân của sinh tử và phương pháp giải thoát sinh tử. Ngài đã dựa vào mối quan hệ hỗ tương tồn tại giữa thức và danh sắc để lấy thức làm chủ thể nhận thức như điểm xuất phát, rồi xem danh sắc như là khách thể, và từ đó nói rõ cái thứ tự phát khởi của những hoạt động tâm lý lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, ... được xem như là những yếu tố kết hợp cá nhân với thế giới (hữu). Mối quan hệ đồng thời giữa thức và danh sắc ấy chính do đức Phật phát minh. Đó là kết quả Phật gặt hái nhờ chuyên chú quan sát những hoạt động hiện thực của tâm và thân để làm sáng tỏ những hoạt động hiện thực khác dùng làm căn bản thành lập hình thức thuyết minh duyên khởi quan.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Thấy vậy mà không phải vậy...

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 


Hồng Dương
---o0o---

Thông thường chúng ta hay nói: "Thấy vậy mà không phải vậy!" Câu nói này có thể áp dụng để tìm hiểu hai khía cạnh tương đối và tuyệt đối của chân lý, tức nhị đế, đề cập trong Trung Luận của Bồ Tát Long Thọ. Một đằng là tục đế hay chân lý ước định có thể dùng tri thức thường nghiệm để thông đạt. Đằng khác là chân đế hay chân lý tối thượng, cảnh giới tự chứng của Phật, người thường không thể nắm bắt được. Tại sao? Tại vì cái thấy, cái biết của phàm phu đã bị vọng niệm, vọng tưởng làm rối loạn. Phần lớn là do vô minh với thực chất là sự ngu dốt, mê lầm đã huân tập vào tâm thức từ vô thủy. Lại nữa, đà sống xã hội, tập quán, văn minh, giáo dục, và tín ngưỡng cũng góp phần bao phủ cái biết một lớp bợn nhơ dày đặc. Do đó cái biết của phàm phu là cái biết điên đảo: trong thế gian, các pháp đều vô thường mà cho là thường; chúng sinh chịu mọi thứ khổ đau mà cho là vui, sướng; vốn không có cái ta, cái của ta mà chấp là có ngã, có ngã sở; các pháp đều bất tịnh mà cho là tịnh.

Trên phương diện luận lý, khi nhìn vào thế giới thực tại, vọng tưởng phân biệt hay biến kế chấp tạo cho ta một thế giới biểu tượng. Và thế giới biểu tượng ấy với ngôn từ dùng làm khí cụ biểu thị hiện hữu của sự vật trở thành đối tượng của nhận thức. Thực tại khách quan bị cắt ra từng mảnh, mỗi mảnh được gọi là một pháp, chiếm cứ một vị trí trong không thời gian, sắp vào khuôn một khái niệm, và cuối cùng được gán cho một nhãn hiệu, đặt cho một tên gọi. Vì biến kế chấp, ta nhận thức sự vật không đúng với tính cách 'như thị' của chúng, gán vào chúng những đặc tính và thuộc tính chúng không có. Ta đã nhìn vào sự vật một cách sai lạc méo mó dưới lăng kính phân biệt vọng tưởng. Đáng tiếc hơn nữa, ta ngây thơ tưởng rằng biểu tượng của cái thực chính là cái thực và mù quáng tin tưởng những hiện hữu giả danh ấy như có thực.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

HÃY ĐẾN MÀ THẤY!

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương
---o0o---

PHẦN MỘT: NHẬN THỨC LUẬN PHẬT GIÁO

Cái tuyệt vời của đạo Phật là mời chúng ta đến để mà thấy (Pl. ehi-passiko), chứ không phải đến để mà tin. Thực ra, tin tưởng không cần thiết một khi thấy rõ, biết rõ, và hiểu rõ. Giống như trường hợp mở nắm tay ra cho thấy viên ngọc dấu trong đó thì sự tin tưởng có viên ngọc dấu trong tay tự nhiên biến mất. Trong sự tu tập và tìm sự giải thoát cho chính mình, trước hết phải giải tỏa mình ra khỏi hoài nghi, một trong năm món ngăn che: tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo hối, và nghi pháp. Nghi pháp là một trở ngại cho sự hiểu biết chân lý và cho bất cứ sự tiến bộ nào trong việc tu hành. Trong Phật giáo không có tín điều cho nên hoài nghi không phải là một “tội lỗi”. Hoài nghi cũng là một điều không tránh được khi ta chưa hiểu rõ, thấy rõ. Nhưng làm sao đoạn trừ hoài nghi hầu thực hiện tiến bộ? Nếu tự buộc mình phải tin tưởng và chấp nhận một điều mình không hiểu biết rồi nói “tôi tin”, “tôi không nghi”, làm như thế chắc chắn không giải tỏa được hoài nghi chút nào. Kinh Anh Võ, Trung A-Hàm, thuật lại lời Phật nói đến tu pháp “phân biệt như vậy, hiển thị như vậy” (tức là quan sát và phân tích phê bình) và khuyến cáo rằng tụng tập, thọ trì, học hỏi kinh điển vẫn chưa đủ để nói lên kết quả của chúng, nếu không “tự tri, tự giác, tự tác chứng”. Đức Phật nhấn mạnh trên sự tự chính mình thấy, biết, và hiểu rõ, vì đó là phương cách hữu hiệu để làm biến mất hoài nghi. Đã có lần Ngài khuyên những người thuộc bộ tộc Kalama ở Kesaputta như vầy:

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

NGÔN NGỮ VÀ BIỆN CHỨNG

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH 

Hồng Dương

Trong Bích Nham Lục có kể một câu chuyện như sau, với tựa đề Chí Đạo Vô Nan của Triệu Châu. Triệu Châu dạy chúng nói, “Đạo lớn không khó miễn đừng so đo. Vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn và dính mắc, có minh bạch. Lão tăng này chẳng ở nơi minh bạch. Các ông có còn trì giữ gì chăng?”

Lúc ấy có ông tăng hỏi, “Không ở nơi minh bạch, thì thầy trì giữ cái gì?”

Triệu Châu nói, “Tôi cũng chẳng biết nữa”.

Ông tăng nói, “Hòa thượng đã không biết, cớ sao còn nói là không ở nơi minh bạch?”

Triệu Châu nói, “Hỏi về vấn đề là đủ rồi. Mau lạy rồi trở lui.”

Trong lời Triệu Châu, câu “Đạo lớn không khó, miễn đừng so đo” vốn là từ bài Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán. “Đạo lớn chẳng gì khó, Cốt đừng chọn lựa thôi. Quí hồ không thương ghét, Thì tự nhiên sáng ngời.”

Tại sao vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn dính mắc, có sáng ngời minh bạch? Tại vì ngôn ngữ là hình thức của tư duy và tư duy thông thường dùng giác quan và ý thức phân biệt mọi sự vật có hình tướng khác nhau để nhận biết. Từ đó hoặc khởi sinh thương ghét, chấp trước, ái thủ, hoặc xuất hiện sự cố gắng vươn lên dùng trí tuệ thấu suốt tất cả mọi sự vật đều giả hợp, thể nghiệm được lý vô thường, vô ngã và tiến tới giác ngộ.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

LUẬT NHÂN QUẢ

Tâm Bình


Trong giáo lý của đạo Phật có rất nhiều trọng tâm để tham học và tu tập như là: Từ - bi - hỷ xả; Phật tánh; vô minh tứ đế; bát chánh đạo; ngã; ngũ uẩn; bát nhã; Bồ Đề..v..v.. nhưng chỉ có trọng tâm NGHIỆP là tinh yếu nhất, quan hệ nhất cho đời sống cá nhân nói riêng, cho đạo pháp chúng ta nói chung. NGHIỆP là nền tảng mà trên đó giáo lý căn bản của PHẬT GIÁO được xây dựng nên. Cho nên phải biết NGHIỆP đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong đạo Phật.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Ăn Chay và Sức Khỏe

Trần Anh Kiệt

PHẦN HAI



Phương Pháp Tự Nhiên Để Phòng Ngừa Bệnh Tật

I. KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
II. ĂN CHAY VÀ PHÒNG BỆNH
III. ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ TRONG THỜI KỲ THAI NGHÉN
IV. ĂN CHAY ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ CON
V. NGƯỜI ĂN CHAY SẼ CÓ LÀN DA TRẺ ĐẸP
VI. NHỮNG NGƯỜI SỐNG KHỎE VÀ SỐNG LÂU TRÊN THẾ GIỚI
VII. ĂN CHAY VÀ THỂ LỰC
VIII. NGƯỜI ĂN CHAY CÓ KHẢ NĂNG SỐNG TRƯỜNG THỌ
IX. NHỜ ĂN CHAY VÀ NGỒI THIỀN, MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐÃ THOÁT CHẾT VÀ BÌNH PHỤC
X. CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO: ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỆNH UNG THƯ
XI. ĂN CHAY ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁCH
XII. TÂM SỰ CỦA MỘT NỮ MINH TINH ĐIỆN ẢNH ĂN CHAY TRƯỜNG


Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Hẵy chấp nhận họ là họ - Achema - Zen - Accept them what they are (Phần 1)

Nguồn: Kim Morris - Diệu Ngọc


Những người tự cảm thấy có tội được chuyển hoá một cách thật dễ dàng. Những người cảm thấy vui sướng, cảm thấy mình là đúng lại thật khó chuyển hóa. Do đó, người đã có lòng tin tín ngưỡng rất khó chuyển hoá, trong khi người không có lòng tín ngưỡng lại dễ chuyển hóa hơn.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Chuyển khổ đau thành hạnh phúc

Transforming problems into happiness

By Ven. Thubten Gyatso
Thích Bảo Lạc dịch.


Bốn loại thức ăn

Thích Nhất Hạnh

Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chánh kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại. Chúng ta phải biết những thức ăn và thức uống nào gây tàn phá và làm mất sự điều hòa trong cơ thể. Khi chúng ta ăn những món hiền lành và bố dưỡng thì chúng ta cũng biết. Ðó gọi là chánh kiến. Ta thực tập chánh kiến ngay trong đời sống hằng ngày, trên bàn ăn và trong khi nấu ăn, chứ không phải chỉ thực tập trong thiền đường mà thôi. Trước khi ăn chúng ta nói: "chỉ xin ăn những thức ăn có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh", đó là chánh kiến áp dụng khi ăn và khi nấu ăn.

BƠ VÀ VIÊN ĐÁ CUỘI


Tâm Diệu dịch 

Một ngày nọ có chàng trẻ tuổi vừa buồn vừa khóc, tìm đến Đức Phật. Đức Phật hỏi:
 "Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?"
"Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua."
"Thì nhà ngươi làm gì được? Ông ấy đã chết rồi, buồn khóc chẳng thể làm ông ấy sống lại."
"Vâng, thưa ngài, con hiểu điều đó; buồn khóc chẳng thể làm cho cha con trở về với con. Nhưng con đến đây cầu xin ngài một điều: xin ngài hoan hỷ làm một điều gì đó cho người cha quá vãng của con!"
"Vậy ta có thể làm gì giúp cho cha con?"

"Thưa ngài, xin ngài làm một cái gì đó. Ngài là đấng toàn năng, chắc chắn ngài có thể làm được. Ngài hãy xem, các vị tu sĩ cúng tế, các thầy phát giấy xá tội, đã cử hành những nghi thức cúng lễ cầu siêu giúp người quá cố. Và nghi thức cúng tế cầu siêu nếu được tổ chức sớm ở đây, thì cánh cửa trên thiên giới sẽ được mở ra sớm và người quá cố sẽ được siêu thăng về nơi đó. Họ sẽ nhận được giấy nhập cảnh. Thưa ngài, ngài là đấng toàn năng, ngài có đầy đủ quyền lực! Nếu ngài chủ tế nghi thức cầu siêu cho cha con, cha con không những nhận được giấy nhập cảnh nơi thiên quốc mà ông ấy sẽ được ở thường trú luôn. Thưa ngài, xin ngài hoan hỷ giúp cha con!"

Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ phải trái trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng một phương tiện khác giúp cho chàng ta hiểu. Vì thế Phật nói: "Nhà ngươi hãy đi mua hai cái chậu đất nung." Chàng trẻ tuổi lấy làm sung sướng, nghĩ rằng Đức Phật đã nhận lời làm lễ cầu siêu cho cha hắn và đã tức tốc đi chợ mua hai cái chậu bằng đất nung. 

"Được rồi," Phật nói, "đổ vào chậu thứ nhất đầy đá cuội, chậu thứ hai đầy bơ." Chàng trẻ tuổi làm y như lời Phật dạy. 

"Bây giờ bịt miệng cả hai chậu lại, xong bỏ xuống hồ nước. Chàng trai trẻ làm xong, hai chậu chìm xuống dưới đáy hồ. "Bây giờ" Phật nói, "đem cái gậy ra đây, chọc bể cả hai chậu." Chàng trẻ tuổi rất lấy làm sung sướng, nghĩ rằng đức Phật đã cử hành nghi lễ cầu siêu cho cha hắn.

Theo tập quán cổ truyền cổ Ấn Độ, khi người cha chết, người con làm lễ hỏa táng. Vào khoảng giữa thời gian thiêu, người con dùng cây gậy thọc và làm vỡ sọ đầu. Cũng theo niềm tin cổ truyền của họ, cho đến khi sọ đầu được mở ra nơi trần gian này thì canh cửa thiên giới cũng được mở ra. Vì thế chàng trẻ tuổi tự nghĩ là, "Cha ta đã được thiêu đốt ngày hôm qua. Như là một biểu tượng, đức Phật muốn mình làm vỡ các chậu ngày hôm nay!" Chàng cảm thấy sung sướng nhiều với nghi thức này của Đức Phật.

Chàng trẻ tuổi đã dùng cây gậy làm bể hai chậu. Lập tức, chậu đựng bơ bị vỡ, bơ nổi lênh láng trên mặt hồ nước. Chậu kia đựng những hòn đá cuội vẫn nằm yên dưới đáy hồ. Rồi Đức Phật nói, "Chàng trẻ tuổi, đó là những gì ta đã làm. Bây giờ hãy mời các thầy cúng tế và nói với họ hãy tụng kinh và cầu nguyện: "Hỡi các viên đá cuội, hãy nổi lên, hãy nổi lên! Hỡi bơ ơi, hãy chìm xuống, chìm xuống!" Hãy cho chúng ta xem sự kiện xảy ra."

"Ổ, thưa ngài, ngài nói đùa với con! Không thể nào như thế được, những viên đá cuội nặng hơn nước, chúng chìm xuống đáy. Chúng chẳng thể bao giờ nổi lên được. Đây là định luật tự nhiên! Và thưa ngài, bơ nhẹ hơn nước, chúng nổi lên mặt nước, chẳng bao giờ có thể chìm xuống được. Đây là định luật tự nhiên."

"Chàng trẻ tuổi, nhà ngươi biết nhiều về định luật tự nhiên, nhưng nhà ngươi đã không hiểu về định luật tự nhiên này. Nếu trong suốt cuộc đời của cha nhà ngươi mà ông ấy đã làm những điều nặng như những viên đá cuội, (3) cha nhà ngươi sẽ bị đọa, ai có thể giúp cha nhà ngươi siêu thoát lên trên được? Và nếu tất cả việc làm của cha ngươi nhẹ như bơ, (4) ông ấy sẽ được siêu thoát; ai có thể đè ông ta xuống được?"

Nếu chúng ta hiểu định luật tự nhiên (5) và sống theo luật tự nhiên này, chúng ta sẽ vượt thoát khỏi những khổ đau và bất hạnh của cuộc đời.

Tâm Diệu

Cước Chú:
(1) Bản viết này được trích dịch từ quyển "The Art Of Living, Vipassana Meditation, As Taught By S.N. Goenka" của William Hart do nhà xuất bản Harper San Francisco phát hành năm 1987 trang 55-56. Cuối bản viết tác giả có ghi chú là "Based on S. XLII. viii. 6, Asibandhakaputta Sutta.
(2) Asibandhakaputta Sutta là một phẩm trong Tương Ưng Bộ Kinh, Tập IV hệ Pali (Samyutta Nikaya, IV). Chúng tôi không có bản Việt dịch của HT Minh Châu, nhưng có tham chiếu bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Bodhi do Dr. Bình Anson (U񣠃hâu) gửi tặng.
(3) Những điều nặng như viên đá, được hiểu là trong cuộc đời đã tạo những nghiệp xấu, nghiệp ác. Theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Bodhi là, "a person here who destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, speaks divisively, speaks harshly, chatters idly, one who is covetous, full of ill will, and holds wrong view".
(4) Những điều nhẹ như bơ, được hiểu là trong cuộc đời đã tạo những nghiệp tốt lành. Theo bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Bodhi là, "there is a person here who abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, from idle chatter, one who is not covetous, without ill will, who holds right view."
(5) Định luật tự nhiên (the law of nature). Luật nhân quả (kamma) là một trong năm định luật tự nhiên của vũ trụ vạn vật. Bốn định luật kia là: utu, bija, dhamma và citta. "Định luật nhân quả cho rằng nhơn gieo thì quả trổ. Nhơn lành đem lại quả tốt. Nhơn ác đem lại quả xấu. Đó là định luật tự nhiên, phải trổ sanh như vậy chớ không phải là một hình thức thưởng hay phạt..." (Đức Phật và Phật Pháp, trang 313, HT. Narada Thera, Phạm Kim Khánh Việt dịch)
http://quangduc.com/coban/12bo_viendacuoi-td.html
---o0o---
Trình bày: Linh Thoại
Cập nhật: 01-12-2003

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

ĂN CHAY- HẠI VÀ BẤT HẠI


HT. Thích Nhất Hạnh

Hại (harming) tức là làm hư hoại, tan nát, hại mình, hại người, hại thỉên nhiên và những hình thái khác của sự sống xung quanh.  Ăn chay là thực tập bất hại.  Có người ăn chay chỉ vì muốn thêm sức khoẻ, vì sợ ăn chất béo.  Nhưng trong khi ăn chay ta có thể nuôi dưỡng đức từ bi.  Thấy cắt cổ một con thú để máu chảy ra mà làm tiết canh, ta không chịu nổi.  

Đôi nét về tác giả Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

57.2
Tên thật:  Nguyễn Văn Hai
Pháp danh:  Hồng Dương
Tốt nghiệp Tiến sĩ Toán tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp quốc
Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế.
Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế.
Phó Giám Đốc Trung Tâm Liễu Quán.
Giáo sư tại Đại học Kentucky, Hoa Kỳ.
Đã nghỉ hưu, chuyên tâm việc nghiên cứu Phật học.
Đã cộng tác với các báo và websites Phật Giáo như Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, Buddhasasana, Phật Việt, Đạo Phật Ngày Nay, v.v...

Tác phẩm đã xuất bản:
-  Phân biệt ngôn ngữ và tu chứng
- Lưới tương giao
- Tổ giáo và Giáo tín
- Đồng thời và Dị thời
- Chân như và Duyên khởi
- Tìm hiểu Trung Quán: Nhận thức và Không tánh
- Luận giải Trung Quán: Tánh khởi và Duyên khởi
- Đi tìm ngã
- Hữu thể và Thời gian
- Nhận thức luận Phật giáo

Những bài viết khác:
-  Tổ tín và giáo tín
-  Tín và chứng trong Hoa Nghiêm
-  Nhân Minh Luận
-  Quán nhân duyên
-  Bát bất và duyên khởi
-  Viên dung vô ngại
-  Bốn pháp giới
-  Nhân duyên pháp giới
-  Chân như và duyên khởi
-  Hữu tình:  trí, tình, ý
-  Đi tìm ngã
-  Tham đồng khế của Thạch Đầu Hy Thiên
-  Từ, bi, hỷ, xả
-  Lối nhìn phân toái
http://www.quangduc.com/tacgia/hongduong.html

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Thuyết tương đối của Albert Einstein (Theories of relativity)

                                                                  Trích từ : NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH                             57.1
                                                                                 ( Phần NGÔN NGỮ VÀ BIỆN CHỨNG)                                                          
Hồng Dương

Trước hết, Einstein giả định rằng tốc độ ánh sáng không phụ thuộc vào sự chuyển động của quan sát viên hay của nguồn sáng và là một hằng số. Tốc độ ấy hữu hạn nhưng rất lớn,186,000 miles mỗi giây nếu đo trong khoảng trống. Đó cũng là tốc độ tối đa có thể đạt được ở thế gian này.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Tác động hỗ tương giữa Thân & Tâm


HT Thích Trí Quảng 

Có thể khẳng định rằng, nếu biết điều chỉnh thân tâm theo hướng Phật dạy, cơ thể sẽ là một cỗ máy kỳ diệu có khả năng loại bỏ những độc tố trong cơ thể.