Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Ăn Chay và Sức Khỏe

Trần Anh Kiệt

PHẦN HAI



Phương Pháp Tự Nhiên Để Phòng Ngừa Bệnh Tật

I. KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
II. ĂN CHAY VÀ PHÒNG BỆNH
III. ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ TRONG THỜI KỲ THAI NGHÉN
IV. ĂN CHAY ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ CON
V. NGƯỜI ĂN CHAY SẼ CÓ LÀN DA TRẺ ĐẸP
VI. NHỮNG NGƯỜI SỐNG KHỎE VÀ SỐNG LÂU TRÊN THẾ GIỚI
VII. ĂN CHAY VÀ THỂ LỰC
VIII. NGƯỜI ĂN CHAY CÓ KHẢ NĂNG SỐNG TRƯỜNG THỌ
IX. NHỜ ĂN CHAY VÀ NGỒI THIỀN, MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐÃ THOÁT CHẾT VÀ BÌNH PHỤC
X. CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO: ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỆNH UNG THƯ
XI. ĂN CHAY ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁCH
XII. TÂM SỰ CỦA MỘT NỮ MINH TINH ĐIỆN ẢNH ĂN CHAY TRƯỜNG



Bài I

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

Ngày nay khoa học đã tiến bộ rất nhiều trên mọi lãnh vực. Những cuộc nghiên cứu gần đây của các khoa học gia đã chứng minh rằng ăn chay giúp ích cho cơ thể của con người, làm cho có thêm sức khỏe, yêu đời và sống lâu hơn. Để giải thích cặn kẽ hầu cho mọi người không còn ngờ vực, họ đã cố gắng thí nghiệm xem cơ thể của con người mà Tạo Hóa đã sinh ra thích hợp với sự ăn chay hay ăn mặn. Các cuộc thí nghiệm đó đã dựa vào hai yếu tố sau đây: Thứ nhất là cấu trúc của cơ thể con người theo giải phẫu học và thứ hai là tiến trình tiêu hóa của thức ăn chay và thực phẩm bằng thịt trong cơ thể của con người khác nhau như thế nào.

Cấu trúc của hệ thống Tiêu hóa trong cơ thể của con người:

Trước hết người ta quan sát về tay và mồm của loài người. Răng của loài người được cấu tạo môt cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, được Tạo Hóa sáng chế một cách khéo léo để nghiền và nhai nát các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn thịt, nhưng có răng hàm và xương quai hàm để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. Ngược lại loài động vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chớ không hề nhai. Bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để lặt rau và hái trái, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.

Tiến trình của sự tiêu hóa:

Trong bao tử của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu hóa chứa đến 20 lần lượng hydrochloric acid nhiều hơn ở trong bao tử của loài động vật ăn rau quả và loài người. Sự khác biệt chủ yếu trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người với loài động vật ăn thịt là đường ruột, nơi thức ăn được tiêu hóa để biến thành dưỡng chất rồi được hấp thụ vào máu. Một miếng thức ăn bằng thịt chẳng qua chỉ là một phần nhỏ trong xác chết của một con vật. Dĩ nhiên sau khi màng ruột đã tinh lọc lấy chất dinh dưỡng rồi, chất cặn bã còn lại sẽ tích lũy lâu trong cơ thể và sẽ sinh ra nhiều độc tố, nguyên nhân và mầm móng gây ra các bệnh tật nguy hiểm. Để giúp loài thú có thói quen ăn thịt ít bị các chứng bịnh hiểm nghèo, Tạo Hóa đã ban đặc ân cho chúng cho có đường tiêu hóa chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn thảo mộc lâu hơn. Chính vì thế mà chúng có cơ hội sanh ra độc tố nhiều hơn. Thận phải làm việc vô cùng vất vả nhưng vẫn không đủ khả năng để thanh lọc hết các độc tố trong máu. Đối với người trẻ tuổi thận còn khỏe nên chưa có hề hấn gì. Tuy nhiên đối với người trọng tuổi thận đã suy yếu, nên d sinh ra các chứng bệnh hiểm nghèo hơn.

Sự Liên Quan giữa Ăn Thịt và Bệnh Tim Mạch:

Sự bất lực của con người là không thể tiêu thụ hết các chất béo thặng dư trong cơ thể. Ngược lại loài động vật ăn thịt bao giờ cũng tiêu hóa hết các chất béo và chất cholesterol một cách tự nhiên mà không hề sinh ra những phản ứng bất lợi. Người ta đã từng thí nghiệm với loài chó bằng cách cho vào thức ăn hàng ngày của nó 225g mỡ liên tiếp trong vòng 2 năm liền. Nhưng thành phần chất cholesterol trong máu của nó vẫn không có gì thay đổi.

Ngược lại loài người và loài động vật ăn thảo mộc có khả năng rất hạn hẹp trong việc đối phó với sự thặng dư các chất béo và chất cholesterol trong cơ thể. Sau nhiều năm chất cholesterol thặng dư đó sẽ lắng đọng và bám chặt vào thành các huyết quản nên d sinh ra chứng cứng dộng mạch (arteriosclerosis). Lưu lượng máu trở về tim bị bóp nghẽn, lâu ngày sẽ sinh ra bệnh tim hoặc chứng nghẽn động mạch có thể đưa đến tình trạng tử vong.

Đầu năm 1991, tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ báo cáo rằng từ 90 tới 97 phần trăm các trường hợp bệnh tim mạch đã gây ra phân nửa số lượng người chết vì bệnh tật tại Hiệp Chủng Quốc có thể ngăn ngừa được bằng cách ăn chay trường. Sự khám phá này đã dược Cơ Quan Nghiên Cứu về Bệnh Tim tại Hoa Kỳ tán đồng mạnh mẽ. Ngoài ra Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences) đã báo động một lần nữa rằng sự tăng cao lượng cholesterol trong máu đã được tìm thấy trong hầu hết dân chúng Mỹ. Nếu không tránh hoặc tiết chế việc ăn thịt thì nguy cơ chết bất đắc kỳ tử bởi bệnh tim mạch sẽ càng lúc càng gia tăng.

Tại hội nghị quốc tế lần thứ ba về ăn chay và dinh dưỡng hồi năm 1997, các khoa học gia đã trình bày rất nhiều cuộc khảo cứu liên quan đến việc so sánh tỷ số các bệnh nhân chết vì bệnh tim mạch giữa những người ăn thịt và những người ăn chay trường. Bác sĩ Margaret Thorogood thuộc viện Đại học Vệ Sinh và Y Khoa Vùng Nhiệt Đới của Luân Đôn báo cáo về cuộc nghiên cứu đó như sau : Bắt đầu từ năm 1980, người ta khảo sát bằng cách theo dõi liên tục sức khỏe của 600 người ăn chay trường và 500 người ăn mặn trong vòng 14 năm. Kết quả ghi nhận trong khoảng thời gian đó chỉ riêng số người ăn chay chết vì bệnh tim mạch có tỷ lệ 38% thấp hơn những người ăn thịt đã chết vì bệnh này.

Giáo sư Gary Fraser thuộc trường Đại học Loma Linda đã theo dõi để nghiên cứu về sức khỏe của 34,192 tín đồ của giáo phái ăn chay trường Seventh Day Adventist Church ở California trong vòng 13 năm và đã ghi nhận rằng tất cả những người ăn chay trường đều có sức khỏe và ít khi bệnh hoạn hơn người ăn thịt.

Sự Liên Quan Giữa Ăn thịt và Bệnh Ung Thư:

Gần đây các chuyên gia y tế nghiên cứu đã có nhiều bằng chứng chính xác chứng minh sự liên hệ giữa ăn thịt với chứng bệnh ung thư ruột già. Lý do gây bệnh là vì trong thịt chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ, nên d gây ra chứng táo bón. Trải qua lâu ngày các độc tố trong thịt sẽ làm cho ruột bị ung thối. Tiến sĩ Sharon Flaming thuộc Phân Khoa Dinh Dưỡng của viện Đại học Berkeley ở California đã viết rằng: "Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự nguy hiểm của bịnh ung thư ruột già và ruột cùng". Ngoài ra các nghiên cứu gần đây cũng khám phá ra rằng ăn nhiều thịt cũng là mầm móng phát sinh nhiều chứng bệnh ung thư khác đến mức phải báo động. Trong một bài tường trình của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ vào năm 1983, các chuyên gia y tế đã ân cần nhắc nhở dân chúng: "Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế thịt. Nên ăn nhiều rau quả và ngũ cốc". Ông Rollo Russell cũng đã phát biểu: "Tôi đã tìm thấy trong 25 quốc gia tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới có tới 19 quốc gia có tỷ số dân chúng mắc bịnh ung thư cao và chỉ có một quốc gia ở hàng tỷ số thấp. Ngược lại trong 35 quốc gia mà dân chúng không ăn thịt hoặc ăn rất ít thịt không một quốc gia nào có tỷ số cao về dân chúng mắc bệnh ung thư cả".

Những hóa chất nguy hiểm trong thịt:

Gần đây các khoa học gia đã tìm thấy rất nhiều chất hóa học độc hại tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết. Trong quyển Poisons in Your Body (Chất độc trong cơ thể của bạn), Gary và Steven Null đã nói về những mánh khóe của một số cơ xưởng sản xuất thực phẩm: "Người ta đã dùng nhiều loại thuốc kích thích tố, thuốc an thần, thuốc trụ sinh và hơn 2700 loại dược chất khác dể cho súc vật tăng trưởng một cách nhanh chóng bất thường và làm cho chúng béo mập nặng cân cũng như không bị chết chóc vì các loại bệnh tật. Họ dùng thuốc để nuôi con vật ngay trong khi chúng còn trong bụng mẹ và cũng dùng thuốc để ướp cho thịt chịu đựng được lâu ngày sau khi chúng bị sát sanh. Hiện nay chưa có quy luật nào bắt buộc các cơ sở chăn nuôi và các kỹ nghệ gia sản xuất thịt phải ghi rõ loại thuốc nào mà họ đã dùng qua trong thời gian chăn nuôi để người tiêu thụ có sự lựa chọn chín chắn.

Tại Úc Châu, người ta đã dùng chất kích thích tố Diethylstilbestrol trong kỹ nghệ chăn nuôi. Đây là một chất độc có khả năng gây ra bệnh ung thư nên đã từng bị khách hàng ngoại quốc từ chối và hủy bỏ hợp dồng thương mại. Nhưng còn bao nhiêu những chất độc hóa học khác được dùng trong kỹ nghệ chăn nuôi mà hiện thời vẫn chưa bị khám phá ? Nhờ những chất hóa học này, hàng năm các kỹ nghệ gia sản xuất thịt đã thâu vô một số lợi tức khổng lồ, song cũng đã gây ra biết bao chết chóc vì bệnh tật mà những khách hàng ngây thơ đã vô tình phải gánh chịu.

Năm 1972, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khám phá ra chất độc thạch tín (arsenic) đã được sử dụng trong kỹ nghệ chăn nuôi gà nên đã khuyến cáo các nghiệp chủ chỉ được phép sử dụng trong một mức độ an toàn mà thôi.

Chất Sodium Nitrate và Sodium Nitrite được dùng để giữ cho thịt khỏi bị hư thúi trong kỹ nghệ thực phẩm kể cả các sản phẩm của thịt đã được chế biến và cá đều là những chất có hại cho sức khỏe. Những chất hóa học này làm cho thịt luôn luôn trông có vẻ tươi tốt vì nó đã được nhuộm thấm vào máu và thớ thịt. Nếu không có các chất hóa học này, thịt để lâu sẽ đổi thành màu xám và có mùi hôi nên sẽ bị khách hàng từ chối. Một điều ít ai ngờ đến là chính những chất hóa học này đã làm cho chúng ta khó phân biệt được thịt nào đã để lâu ngày và thịt nào hãy còn mới. Vì vậy, cùng với chất độc hóa học, độc tố phát xuất ra từ thịt để lâu ngày sẽ cộng hưởng với nhau mà tha hồ tàn phá sức khỏe của chúng ta, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ thơ vì tạng phủ của chúng vẫn còn non yếu. Vì thế Cơ Quan Lương Nông Quốc Tế (FAO) đã khuyến cáo các kỹ nghệ gia chế biến thức ăn cho trẻ con không được dùng hai chất hóa học này để ướp vào thực phẩm. Ông AJ.Lehman nói: "Chỉ một số lượng thật nhỏ của chất nitrate cho vào thực phẩm được coi là trong mức độ an toàn cũng đã là một độc chất nguy hiểm huống hồ là với một số lượng lớn". Nơi chăn nuôi gia súc thường khi bẩn thỉu và chật hẹp nên d sinh ra các bịnh dịch. Để ngăn ngừa hoặc để chữa trị các bệnh truyền nhim lan tràn làm thiệt hại tài sản, các nghiệp chủ không ngần ngại sử dụng một số lượng trụ sinh lớn lao. Họ không đếm xỉa gì đến việc sử dụng thuốc trụ sinh một cách bừa bãi trên cơ thể của loài vật đã vô tình gây ra các chất kháng thể và những vi khuẩn có sức chống cự lại với công hiệu của thuốc trụ sinh. Sau dó những kháng thể độc hại này sẽ tự nhiên được truyền vào cơ thể của con người bằng đường ăn uống. Cơ quan kiểm soát thực phẩm của Hoa Kỳ ước lượng, nhờ các thuốc trụ sinh như Penicillin và tetracyclin mà nền kỹ nghệ thực phẩm sản xuất thịt đã được cứu vớt và nâng tổng lợi tức thu nhập hàng năm lên đến 1 tỷ 900 triệu đô la. Quyền lợi và lòng tham đã khiến các nghiệp chủ làm ngơ trước những ảnh hưởng tai hại tới sức khoẻ mà những khách hàng tiêu thụ là những kẻ vô tội phải hoàn toàn gánh chịu một cách oan uổng.

Những mầm bệnh sẵn có trong thịt:

Ngoài những hóa chất độc hại được người ta cho vào thịt trong thời kỳ chăn nuôi cho thú được mau lớn hoặc sau khi đã sát sinh để giữ cho thịt được lâu dài, thịt cũng còn chứa những mầm móng bệnh tật khác. Các nhà kiểm thực đã cố gắng thanh lọc các mầm bệnh, nhưng vì áp lực từ phía các kỹ nghệ gia giàu có và thế lực hoặc không đủ khả năng để thanh tra kiểm soát toàn bộ nên một số lượng lớn thịt đã lọt khỏi lưới kiểm tra và đã đến tay người tiêu thụ một cách d dàng.

Trong một bản báo cáo của cơ quan kiểm dịch Hoa Kỳ hồi năm 1972, xác nhận rằng có nhiều xác thú vật đã thông qua được các mạng lưới kiểm soát sau khi những bộ phận bị nhim bịnh đã được cắt bỏ hoặc tẩy sạch. Điển hình gần 100 con bò bị bệnh ung thư mắt và 3.596.302 trường hợp súc vật bị bệnh bướu gan đều đã qua mắt được sự kiểm soát. Cơ quan kiểm dịch cũng còn cho phép thông qua những trường hợp gà bị bệnh viêm phổi được phép đem bán ngoài thị trường sau khi đã rửa sạch bộ phận bị nhim bệnh bằng một loại máy hút đặc biệt. Song phương pháp này cũng không thể nào thanh lọc được hết mầm bệnh đã nhim vào thịt. Sự kiện tương tợ này hiện nay cũng đang xảy ra trong ngành kỹ nghệ sản xuất thịt tại Úc.

Sự dinh dưỡng không cần có thịt:

Một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu sót chất prtotein cần thiết trong cơ thể của con người, vì chất protein này chỉ có nhiều trong thịt gia súc mà thôi. Một số người khác thì cho rằng chất protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất protein động vật. Vậy thì loài trâu, bò, ngựa và voi...đâu có ăn thịt mà vẫn có đầy đủ chất protein và luôn khỏe mạnh bình thường. Thực ra chất Protein gồm có 22 amino acids. Trong số đó chỉ có 8 loại là cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người và đều đã hàm chứa đầy đủ trong các loại ngũ cốc và rau đậu. Đôi khi số lượng còn nhiều hơn các thực phẩm bằng thịt đã biến chế nữa. Một cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Fred Stare thuộc viện Đại học Harvard và tiến sĩ Marvyn Hardinge của Đại học Loma Linda bằng cách so sánh giữa hai nhóm người ăn chay và ăn thịt. Kết quả cho thấy rằng nếu được ăn uống đầy đủ thì chất lượng Amino acids trong cơ thể của họ đều gấp đôi nhu cầu cần thiết.

Trong khẩu phần của người Mỹ, chất protein chứa đến 20 phần trăm, gấp đôi số lượng cần thiết mà Tổ Chức Y Tế Quốc Tế đã ấn định. Mặc dầu sự thiếu kém chất Protein trong cơ thể sẽ làm cho con người bị yếu đuối. Nhưng nếu thặng dư, cơ thể sẽ không tiêu thụ hết. Nó sẽ biến dạng thành chất Nitrogen phế thãi và sẽ gây ra gánh nặng cho sự hoạt động của thận. Chất carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng nếu chất protein thặng dư cũng sẽ làm giảm thiểu sự cung cấp năng lượng này. Trong một loạt các cuộc thí nghiệm được thực hiện bởi tiến sĩ Irving Fisher của viện Đại học Yale (Hoa Kỳ), những người ăn chay trường có khả năng làm việc gấp đôi những người ăn thịt. Ông thử giảm thiểu 20 phần trăm chất protein động vật trong khẩu phần của những người ăn mặn thì thấy hiệu năng làm việc của họ gia tăng đến 33 phần trăm. Nhiều cuộc thí nghiệm khác đã chứng minh sự ăn chay đúng cách và đầy đủ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn ăn mặn. Tiến sĩ J. Iotekyo V. Kipani của viện Đại học Brussel (Bỉ Quốc) đã chứng minh người ăn chay có sức khỏe dẻo dai hơn người ăn thịt gấp đôi hay ba lần. Trong trường hợp bị mệt lã thì người ăn chay sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn người ăn thịt đến 1/5 thời lượng cần thiết.

Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta thấy rằng sự ăn chay không những không làm cho cơ thể của con người bị yếu đuối và suy giảm năng suất làm việc mà còn là một phương pháp tự nhiên để thanh lọc máu huyết gây ra bởi những độc tố trong thịt động vật, tăng cường tính min nhim của cơ thể và gia tăng hiệu năng phòng chống bệnh tật. Ý thức những điều hữu ích đó, người Phật tử chúng ta sẽ không còn ngần ngại khi vừa ăn chay trì giới và vừa đi làm hàng ngày. Tránh khỏi phạm giới sát sinh, thân tâm ta sẽ thường an lạc và thanh thản.




Bài II

ĂN CHAY VÀ PHÒNG BỆNH

Ăn chay là cách sống đạm bạc của những bậc tu hành nhằm giữ gìn cho tâm hồn được an nhiên tự tại vì không dính líu vào chuyện sát sinh. Song ngày nay, các khoa học gia đã khảo cứu và đã đi đến một kết luận thống nhất rằng người Mỹ và các nước Tây Phương sẽ không thể nào giảm thiểu được tỷ số dân chúng trong nước mắc bệnh ung thư, bệnh tim và một số bệnh nan y khác nếu họ không thay đổi thói quen ăn uống bằng cách từ bỏ các thức ăn có nguồn gốc động vật (ăn mặn) chuyển sang các thức ăn có nguồn gốc thực vật (ăn chay).

Ông T.Colin Campbell, nhà sinh hóa học, hiện là giám đốc cơ quan nghiên cứu về Sức Khỏe, Dinh Dưỡng và Môi Sinh Cornell-China-Oxford đã tiết lộ rằng: "Để ngăn ngừa các bệnh nan y hiện nay đang lan tràn trên thế giới, chúng ta phải can đảm chấp nhận thay đổi việc ăn uống theo sự chỉ dẫn của các khoa học gia. Chỉ cần tiêu thụ một lượng thịt nhỏ bé nào đó thôi cũng liên quan mật thiết tới nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, bệnh tim mạch..., điển hình là hiện trạng tại các nước Tây Phương và Mỹ Quốc". Ông nhấn mạnh: "Ăn ít chất béo theo như sự hướng dẫn của Cơ Quan Sức Khỏe và Dinh Dưỡng của Hoa Kỳ cũng chưa chắc có thể phòng ngừa được các bệnh nan y đó. Điều cần yếu là chúng ta phải ăn chay với những thức ăn thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng".

Hiện nay ông Campbell đang cùng một số khoa học gia khác thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu Cornell giữa Học viện Y Khoa Phòng Ngừa Trung Quốc và viện Đại học Oxford Hoa Kỳ. Nhóm khoa học gia này còn nhận được sự bảo trợ 200 ngàn Mỹ kim của Học Viện Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ nhằm khảo sát một cách rộng lớn về thói quen ăn uống, tập tục sinh hoạt và các bệnh tật thường xảy ra tại khắp lục địa Trung Quốc tận những vùng xa xôi hẻo lánh. Họ đã quan sát và phỏng vấn trên 7 ngàn gia đình người Trung Hoa và đã thu thập rất nhiều kiến thức mới mẻ cho các chuyên gia y tế trên thế giới về nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật khác nhau. Từ đó họ nghiên cứu ra phương pháp phòng chống bằng cách thay đổi thói quen ăn uống bằng rau quả và ngũ cốc thích hợp hơn là bằng y dược thuần túy.

Người Trung Hoa tại các miền thôn dã hàng ngày ăn nhiều đồ ăn thảo mộc gần như chay lạt. Do dó trong khẩu phần của họ chứa rất ít chất béo nhưng lại nhiều chất xơ khác với khẩu phần của người Mỹ và người Tây Phương ăn rất nhiều thịt. Vì thặng dư chất béo động vật nên người Mỹ và người Tây Phương thường hay bị phì mập. Nguyên nhân d đưa đến bệnh ung thư, bệnh tim mạch...Ngoài ra các khoa học gia còn nghiên cứu xem khẩu phần tiêu chuẩn do Cơ Quan Dinh Dưỡng và Sức Khỏe Hoa Kỳ ấn định cho dân chúng Mỹ có đạt được công hiệu trong vấn đề phòng chống bệnh tật không. Cuộc khảo cứu cho thấy mặc dầu giảm thiểu thịt động vật rất nhiều, nhưng dân chúng Hoa Kỳ vẫn còn bị mắc chứng suy thoái tế bào ( nguyên nhân gây bệnh ung thư) cao hơn ở Trung Quốc. Không những thế, ngay tại lục địa Trung Hoa cũng vậy, dân chúng trong thành thị vẫn có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn dân chúng sống trong vùng nông thôn. Vì dân thành thị ăn nhiều thịt động vật hơn dân ở nông thôn.

Hiện nay người Mỹ tiêu thụ hàng ngày từ 35 đến 38 phần trăm calories năng luợng cung cấp bởi thịt động vật. Trong khi tiêu chuẩn ăn uống được chính thức ấn định bởi Cơ Quan Sức Khỏe và Dinh Dưỡng chỉ có 30 phần trăm mà thôi. Ngược lại tại Trung Quốc, nguồn năng lượng cung cấp bởi thịt động vật cho cơ thể của con người hàng ngày là 15 phần trăm hoặc ít hơn. Chính nhờ phương pháp này mà người Trung hoa đã ngừa được từ 80 đến 90 phần trăm các trường hợp bị bệnh ung thư, bệnh tim và bịnh tiểu đường xảy ra trong dân chúng trước tuổi 65. Đây là kết quả nghiên cứu của ông Campbell nhằm tái xác nhận sự chính xác của tập tài liệu "Phòng bệnh nan y bằng phương pháp ăn uống" do Học Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ phát hành vào năm 1982.

Các chuyên gia y tế thường bảo các chứng bệnh nan y thường xảy ra tại Hoa Kỳ và các nước Tây Phương là "bệnh Tây Phương" (Western Diseases). Ý thức phương pháp phòng bệnh là một việc, nhưng có đem ra áp dụng hay không lại là việc khác. Bà Banoo Parpia, một trong những thành viên cao cấp của phái đoàn đã phát biểu: "Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là người Mỹ và người Tây phương khó mà thay đổi được thói quen ăn uống bằng cách dùng rau trái để thay thế thịt động vật. Chúng tôi khẳng định rằng phương pháp này chẳng những phòng chống được bệnh tật mà còn tiết kiệm được khoảng 120 tỷ đô la hàng năm trong ngân sách y tế của chính phủ". Đồng thời ông Campbell bảo nó cũng giảm thiểu được sự ảnh hưởng tai hại vào môi sinh vì bớt được sự lạm dụng tài nguyên thiên nhiên vào việc chăn nuôi gia súc.

Trong hai năm qua, ông Campbell đã cùng với các đồng nghiệp của ông cho phát hành trên 30 ấn bản về công trình nghiên cứu mà họ đã thực hiện được. Gần đây ông đã thu gọn những nghiên cứu đó vào một quyển sách mới vừa xuất bản với nhan đề Western Diseases: Their Dietary Prevention and Reversibility. Bà Parpia bảo một trong những khám phá nổi bật nhất của phái đoàn nghiên cứu trong dân chúng Trung Hoa về các bệnh nan y đáng ghi nhận như sau:
Bịnh Ung Thư Nhũ Hoa:

Các thiếu nữ ăn thịt hàng ngày từ thuở nhỏ sẽ có kinh sớm hơn các thiếu nữ ăn chay. Cho nên kích thích tố nữ sản sinh ra nhiều trong suốt cuộc đời thanh xuân của họ. Do đó khi tới tuổi trung niên trở lên, họ là những người d mắc bệnh ung thư nhũ hoa nhất. Nói tóm lại, giảm thiểu thịt động vật, ăn nhiều rau quả và ngũ cốc hoặc ăn chay trường sẽ giảm thiểu được chất hormone nên cũng sẽ có ít nguy cơ bị bệnh ung thư nhũ hoa hơn.
Bịnh Xương Xốp (Osteopororis)

Những phụ nữ ăn nhiều thịt, chất calcium trong cơ thể sẽ bị bài tiết ra ngoài quá nhiều bằng đường tiểu, gây ra tình trạng thiếu quân bình lượng calcium nên có nguy cơ do mắc bệnh xương xốp hơn, nhất là đối với những phụ nữ trọng tuổi.
Bịnh Ung Thư Gan:

Nguyên nhân chính gây ra bịnh này là vì nhim vi khuẩn viêm gan B trầm trọng. Nhưng tử suất của bệnh này cao liên hệ tới sự gia tăng chất cholesterol trong máu, nguyên nhân vì ăn nhiều thịt và mỡ động vật.
Ung Thư Thực Quản:

Người Trung Hoa ăn nhiều thịt có tỷ lệ mắc chứng bệnh này gấp 5 đến 9 lần nhiều hơn những người ăn ít hoặc không ăn thịt.

Ngoài các bệnh ung thư vừ kể, ăn thịt còn có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh ung thư khác, kể cả bệnh ung thư ruột già và bao tử. Ông Campbell kết luận: "Sau nhiều cuộc khảo cứu, chúng tôi khẳng định rằng sự ăn uống có phương pháp là động lực chủ yếu kiểm soát được sự phát sinh của nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên sự chấp vá khẩu phần bằng cách giảm thiểu lượng mỡ và thịt động vật chỉ hữu hiệu đối với một vài trường hợp nào đó. Nó không phải là phương cách tốt nhất để có thể khống chế được nhiều bệnh nan y. Chỉ có cách ăn chay trường là xét ra hữu hiệu mà thôi.

Gần đây cơ quan y tế ở Ba Lan cho biết, trong thập niên 1990, tử suất của những người chết vì bệnh tim mạch đã giảm thiểu rất nhiều vì dân chúng trong nước đã thay đổi thói quen ăn uống bằng cách sử dụng dầu ăn thảo mộc để thay thế cho dầu mỡ dộng vật mà họ đã dùng từ trước tới nay.

Tại Phần Lan,các khoa học gia bảo, đối với các bệnh nhân đang mắc phải chứng bệnh cao mỡ, chỉ cần giảm thiểu lượng cholesterol trong máu của họ xuống 10 phần trăm thì tử suất của những bệnh nhân chết vì bệnh tim mạch sẽ giảm thiểu được 20 phần trăm.

Cách nay 25 năm, Phần Lan là quốc gia đứng hàng đầu trên thế giới có tỷ số dân chúng đã chết vì bệnh tim mạch. Nhưng nhờ nhân dân trong nước đã ý thức, cải thiện thói quen ăn uống bằng cách tiết giảm rất nhiều thịt động vật, đồng thời phong trào ăn chay và dưỡng sinh được khuyến khích rộng rãi, nên Phần Lan ngày nay đã có một bộ mặt tốt đẹp về phương diện y khoa tại các nước trong vùng Bắc Âu. Phong trào ăn chay và dưỡng sinh cũng còn được phổ biến sang các nước văn minh khác như Anh Quốc và một số quốc gia có tỷ số dân chúng mắc phải các chứng bệnh nan y cao nhất trên thế giới.

Tóm lại ăn chay ngày nay không còn là thói quen ăn uống đạm bạc của những bậc tu hành nữa. Nó đã trở thành một phong trào sống khỏe và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp mọi nơi.



Bài III

ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ
TRONG THỜI KỲ THAI NGHÉN

Phần đông những phụ nữ thường hay thắc mắc, mình ăn chay trường vốn đã không có thịt cá rồi, bây giờ lại mang thai thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không. Nó có hại gì cho đứa bé sau này hay không ? Dĩ nhiên qua sự cố vấn của các chuyên gia y tế, họ sẽ e ngại mà phải trở lại ăn thịt như xưa để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên bà Joann Farb, nguyên là chủ tịch Hội Những người Ăn Chay tại thành phố Kansas (Hoa Kỳ) cũng đã từng có thắc mắc và nay đã tự giải tỏa những thắc mắc đó qua một bài viết như sau:

Tôi đã ăn chay trường từ hơn hai năm nay khi mới bắt đầu có thai đứa con gái đầu lòng. Cũng như hầu hết những người đàn bà khác lần đầu tiên sắp được làm mẹ, tôi băn khoăn nên tìm kinh nghiệm bằng cách đọc bất cứ tài liệu liên hệ nào mà tôi vớ được từ thư viện hay từ hội Phụ Nữ.

Tôi lần lượt đọc qua rất nhiều sách vở và tôi chú trọng đặc biệt tới những chương có đề cập tới vấn đề dưỡng sinh và ăn uống. Từ đó tôi rút ra được một gỉải đáp rõ ràng: Ăn chay không có hại gì cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cả. Nhưng cần phải bù dắp vào khẩu phần hàng ngày bằng trứng, sữa và các phó sản của sữa. Song tôi đã từng phục vụ nhiều năm trong trại chăn nuôi gia súc và đã từng chứng kiến cách thức người ta nuôi súc vật một cách phản tự nhiên như cho chúng ăn thúc bằng thuốc, chích vào thịt hoặc xịt vào da chất kích thích tố tăng trưởng để cho con vật được mau lớn. Nên tôi khẳng định rằng sữa cũng chẳng khác gì thịt của súc vật đã được chăn nuôi một cách không bình thường như vậy. Dĩ nhiên sữa lấy từ nông trại cũng chẳng phải là một thứ dinh dưỡng gì khác hơn thịt động vật. Tôi không muốn cho con tôi sau này sẽ chịu hậu quả chẳng lành, nếu có, do việc dùng sữa súc vật mà ra. Tôi biết có rất nhiều tác giả bảo rằng thức ăn này bổ và thức ăn kia không bổ bằng cách dựa vào một số tài liệu rất giới hạn. Nên tôi cương quyết tìm tòi một giải đáp thỏa đáng cho chính sự nghi vấn của mình.

Mặc dầu tôi đã được các chuyên gia hướng dẫn một cách đầy đủ về sự ích lợi của việc ăn chay. Nhưng tôi không biết nhiều về sự tương quan giữa vấn đề ăn chay và sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Nhiều bạn bè kể cả một người bạn làm nữ hộ sinh cũng là hội viên Hội Những Người Ăn Chay như tôi lại khuyến cáo tôi một cách ngược đời là nên ăn thêm thịt cá để bồi bổ. Vì vậy tôi phải tự tìm cho mình một sự xác tín vững chắc.

Công việc đầu tiên là tôi đến thư viện y khoa để tra cứu các sách liên quan đến vấn đề ăn chay và thai nghén. Lần lượt tôi đã thu thập được một giải đáp vô cùng thỏa đáng. Ăn chay không những an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén mà còn giúp họ tránh được sự nguy hiểm của các chứng bệnh huyết độc (Toxeamia) và bệnh tiểu đường của những người đàn bà có thai (Gestational Diabetes). Các kinh nghiệm này có lẽ phần đông các chuyên gia y tế, nữ hộ sinh và chuyên gia dinh dưỡng ít khi để ý tới. Nên tôi muốn chia xẻ với qúy vị qua những câu hỏi và giải đáp mà tôi đã từng thắc mắc trước đây.
Thức Ăn Chay Có Đầy Đủ Chất Calcium Không?

Câu trả lời là có. Calcium được hàm chứa trong rau xanh, hạt và ngũ cốc. Nghĩa là nó có rất dồi dào trong các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Mặc dầu chúng ta thường được khuyến cáo nên uống chất calcium thêm để bồi bổ. Nhưng thực ra những người trọng tuổi mắc phải bệnh xương xốp không phải vì lý do không ăn đầy đủ chất calcium mà vì họ ăn quá nhiều chất Protein hàm chứa trong thịt động vật. Khi Protein được hấp thụ quá nhiều sẽ phá vỡ trữ lượng calcium trong cơ thể và làm giảm độ pH trong máu. Cơ thể của chúng ta phải lấy Calcium dự trữ từ trong xương đem vào máu để quân bình lượng pH trở lại nên xương bị giòn và xốp. Lượng calcium bị hủy hoại sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu. Nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy lượng Protein mà con người ăn vào sẽ giảm thiểu lượng calcium trong cơ thể nhiều hơn lượng calcium mà chúng ta hấp thụ vào bằng đường ăn uống. Dân tộc Bantu ở Phi Châu chỉ ăn toàn rau quả. Lượng Calcium mà họ hấp thụ vào chỉ bằng 1/3 lượng calcium tiêu chuẩn được ấn định bởi cơ quan dinh dưỡng Hoa Kỳ. Tuy nhiên không hề nghe nói dân chúng Bantu bị bệnh xương xốp. Ngược lại dân Eskimo ăn rất nhiều thịt động vật hàng ngày vì đất đai vùng họ ở rất lạnh không thể trồng trọt được nên chỉ sống nhờ vào sự săn bắn. Họ là những người hấp thụ nhiều chất Protein động vật nhất trên thế giới và lượng calcium mà họ tiếp thu vào cơ thể bằng đường ăn uống cũng gấp đôi tiêu chuẩn ấn định, nhưng họ lại là sắc dân bị bệnh xương xốp có tỷ lệ cao nhất thế giới. - Á Châu rất ít người bị bệnh xương xớp vì họ tiêu thụ rất ít thịt động vật, sữa và các sản phẩm của sữa. Trong khẩu phần hàng ngày của người Á Châu, rau cải là chính yếu. Theo thống kê của Cơ Quan Nghiên Cứu Bệnh Xương Xốp, so với Á Châu, Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia đang bị hăm dọa nghiêm trọng về tỷ số dân chúng mắc phải chứng bệnh này.
Ăn Chay Có Đầy Đủ Chất Protein Không?

Nếu chúng ta ăn nhiều loại rau quả và ngũ cốc khác nhau để có đầy đủ calories cho cơ thể thì đương nhiên đã có đủ chất protein rồi. Thực ra sự thiếu chất protein trong cơ thể của con người rất hiếm thấy xảy ra. Trong các quốc gia nghèo đói, dân chúng thường ăn uống không đầy đủ calories chớ không phải thiếu Protein. Khi chúng ta còn ở thời kỳ trẻ con, cơ thể tăng trưởng rất nhanh chóng. Tuy nhiên khi cơ thể đứa trẻ có đầy đủ protein rồi thì không cần phải hấp thụ thêm vào nữa. Phân tích sữa của một người mẹ cho con bú, chúng ta thấy lượng calories bắt nguồn từ protein chỉ chiếm 5% tỷ số calories xuất xứ từ các hợp chất khác ở trong sữa. Như vậy thành phần protein trong sữa mẹ có thể coi như là thành phần tiêu chuẩn và an toàn cho cơ thể. Các cuộc khảo cứu cho thấy lượng calories cung cấp bởi protein trong ngũ cốc chiếm từ 8 tới 20 phần trăm; rau cải từ 10% tới 50%. Phần đông thức ăn nào cũng có protein ngoại trừ đường, chất béo và rượu. Kết quả của các cuộc nghiên cứu cũng còn cho biết, thặng dư chất protein trong cơ thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh tật hơn là thiếu kém.
Độc Chất Của Thuốc Diệt Sâu Bọ Trong Rau Cải Như Thế Nào ?

Điều đáng buồn là ngày nay chất độc của thuốc diệt côn trùng được tìm thấy ở khắp nơi, ngay cả trong các sản phẩm của thịt. Tuy nhiên khi chúng ta ăn rau cải thì ít bị ảnh hưởng bỏi chất độc DDT, Dioxin và Chlorane... Bởi vì thú vật cũng như loài người thường tích tụ những độc tố đã ăn vào ở trong mỡ. Cho nên khi chúng ta ăn thịt bò vào chẳng hạn là ăn tất cả những độc tố hóa học đã tích lũy sâu đậm từ bấy lâu nay trong cơ thể của chúng. Bởi vì khi trồng hoa màu để chăn nuôi gia súc, các nông gia không ngần ngại sử dụng tối đa các chất độc hóa học min sao thu hoạch càng nhiều càng tốt. Chất độc hóa học trong cơ thể của bò cũng sẽ tiết vào sữa và làm cho sữa mang nhiều độc tố hơn là trong các thức ăn thực vật. Nhiều cuộc phân tích so sánh sữa của những người mẹ ăn chay với sữa của những người mẹ ăn thịt cho biết lượng độc tố hóa học của thuốc diệt côn trùng trong thành phần sữa của những người mẹ ăn chay ít hơn trong sữa của những người mẹ ăn mặn. Do kinh nghiệm này mà chúng ta thấy người ăn chay cũng sẽ ít bị nhim độc của thuốc diệt côn trùng hơn.
Sự Liên Quan Giữa Các Sản Phẩm Của Sữa Và Bệnh Tiểu Đường - Trẻ Con Như Thế Nào ?

Đây là một đề tài hết sức thú vị. Gần đây đã có hơn 28 ấn phẩm về khoa học và y học bàn luận về vấn đề này. Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường ở trẻ con bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự di truyền và xảy ra trong một trường hợp đột xuất nào đó. Cũng có một số trường hợp bệnh xảy ra bởi vi khuẩn và cũng có thể bởi chất protein trong sữa và các sản phẩm của sữa. Một số nhà nghiên cứu đã nhận thấy được một loại protein đặc biệt ở trong sữa là mầm móng gây ra bệnh tiểu đường này. Cho nên những đứa trẻ nào dùng lọai sữa đó đều có lượng kháng thể chống bệnh tiểu đường cao ở trong máu. Những nhà khảo cứu khác thì dùng các chứng liệu về bệnh truyền nhim của Liên Đoàn Sản Xuất sữa Quốc Tế và so sánh sự tiêu thụ sữa với bằng chứng của bệnh tật. Các nhà khoa học ở Thụy Điển bảo tùy ở mỗi nơi người ta giải thích sự ảnh hưởng của bệnh này bằng những luận cứ khác nhau. Hội Đồng Kiểm Tra Dược Phẩm (Physicians Commitee For Responsible Medicine) đã bảo không có trường hợp bệnh tiểu đường nào của trẻ con liên hệ tới sự ảnh hưởng của chất protein trong sữa cả. Dù vậy một tờ báo đã đăng tải cho biết trẻ con bú sữa mẹ từ sơ sinh cho tới 4 tháng sau mới cho bú sữa kỹ nghệ giảm thiểu được một ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó một số cha mẹ quan tâm đến sức khỏe của con cái đã không cho con họ bú sữa sản xuất từ các kỹ nghệ nông phẩm. Ngay cả những người mẹ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú cũng không uống sữa bò nữa. Hiện nay có rất nhiều sách vở liên quan đến sự ăn chay và thai nghén do nhiều cơ sỏ xuất bản khác nhau. Quý vị có thể tìm đọc hai quyển tiêu biểu là Pregnancy, Children and The Vegan Diet của Bác sĩ Michael Klaper và quyển Diet For A New America của John Robbins để có sự nhận thức chín chắn.

Cũng như hầu hết những người làm mẹ khác, tôi quyết tâm làm bất cứ diều gì cho con tôi có đầy đủ sức khỏe ngay từ khi nó mới chào đời. Đồng thời tôi cũng dạy dỗ cho nó biết thói quen ăn uống nào thích hợp với sức khỏe của con người trong giai đoạn khoa học tiến bộ hiện tại. Công việc này không có khó khăn chi cả. Căn cứ vào các thống kê hiện nay, cứ hai người Mỹ thì sẽ có một người chết vì bệnh tim mạch. Nhiều cuộc xét nghiệm cho thấy khá đông trẻ con Âu Mỹ cũng đang bắt đầu đứng trên bờ vực thẵm của bệnh này.

Tuy nhiên đối với những người ăn chay trường, bệnh tim thường hiếm thấy xảy ra. Khi con tôi khôn lớn, bắt đầu biết chọn lựa cho mình cái khẩu vị riêng tư, ít ra nó cũng còn nhớ nó đã sinh ra và trưởng thành trong một gia đình không có thịt cá mà chỉ toàn được nuôi lớn bằng các thức ăn rau quả và ngũ cốc, với những hình thức nấu nướng khác nhau. Đó cũng là cách thức ăn uống thích hợp nhất với sức khỏe của nó vậy.

Tạm Kết:

Tại Úc Châu, sữa nuôi trẻ con rất an toàn vì đã được tinh chế một cách kỹ lưỡng, được gia hay giảm thành phần sinh tố và khoáng chất cho thích hợp với thể trạng và tuổi tác của mỗi đứa trẻ. Hiện nay thành phần sữa bò trong các loại sữa nuôi trẻ con cũng có chiều hướng được chiết giảm để thay thế bằng các chất thảo mộc thiên nhiên. Cũng có thứ được chế biến hoàn toàn bằng thực vật như đậu nành và hợp chất thảo mộc khác đang được khuyến khích bày bán trên thị trường.



Bài IV

ĂN CHAY ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
VÀ TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ CON

Qua nhiều cuộc khảo cứu, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy ăn chay giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất và trí thông minh của đứa trẻ. Những trẻ con ăn chay trường thường tăng trưởng cân đối và khỏe mạnh hơn những trẻ con ăn thịt. Những đứa bé được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ phù hợp với cách thức nuôi nấng tự nhiên nên cơ thể có đặc tính min nhim đối với nhiều loại bịnh tật cũng mạnh hơn các đứa bé được nuôi bằng sữa bò hay sữa hóa học đặc chế.

Khi đứa bé được ba tháng tuổi, nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ không thể cho con bú được có thể thay thế bằng sữa đậu nành vì loại sữa này tốt hơn các loại sữa đặc chế khác. Sữa bò thường gây cho đứa bé bị tiêu chảy và một số dị ứng. Tuy nhiên sữa đậu nành được bày bán tại các tiệm tạp hóa hay tiệm thực phẩm không phải là sữa dùng cho trẻ con mà phải tìm mua tại các tiệm dược phẩm đàng hoàng và loại sữa phải phù hợp với số tuổi cùng thể trạng của đứa bé.

Mức độ chất sắt trong cơ thể của đứa bé trong ba tháng đầu kể từ ngày sinh nở thường rất cao, nên không cần cho trẻ con bồi dưỡng thêm chất sắt ngoại trừ có sự khuyến cáo của bác sĩ. Nhiều bằng chứng cho thấy thặng dư chất sắt trong cơ thể sẽ làm cho hệ thống min nhim bị suy yếu nên d sinh ra các loại bịnh tật. Tuy nhiên khi đứa trẻ càng lớn thì chất sắt rất cần thiết cho sự tạo thành các hồng huyết cầu. Các loại đậu và lá của các loại rau xanh hàm chứa khá nhiều chất sắt. Ngoài ra sinh tố C trong rau cải và trái cây tươi có khả năng kích thích sự hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Sữa bò tuy có nhiều chất bổ dưỡng nhưng thành phần chất sắt rất ít. Nếu chúng ta chỉ dựa vào sữa bò và coi nó như một thứ dinh dưõng toàn hảo mà không cần đến rau trái thì là một điều thiếu sót vô cùng.

Nguồn calcium từ thực vật cũng rất dồi dào. Chính các loại đậu và lá rau xanh mới là nguồn cung cấp calcium thiên nhiên và đầy đủ cho cơ thể.

Trẻ con rất cần protein cho sự tăng trưởng, nhưng không cần phải ăn thịt động vật. Các loại ngũ cốc, rau đậu và trái cây là nguồn cung cấp protein dồi dào. Thực ra các bậc cha mẹ thường lo lắng con mình thiếu protein sẽ không tăng trưởng đúng mức cũng không nên quan ngại lắm. Dân chúng tại các quốc gia đói nghèo trên thế giới bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn nên không đầy đủ calories chớ không phải thiếu protein. Cơ thể của con người nếu thiếu protein thì không được, nhưng nếu thặng dư thì lại gây ra nhiều loại bệnh tật. Chúng ta chỉ cần ăn nhiều loại trái cây và rau cải khác nhau thì không sợ thiếu protein và sinh tố.

Trẻ con cần nhiều chất béo hơn người lớn. Đậu nành có khả năng đáp ứng trọn vẹn cho nhu cầu này. Tuy nhiên thặng dư chất béo lại là một điều không tốt. Khá đông trẻ em ở Hoa Kỳ hiện nay đã bị các chứng bệnh phì mập, bệnh tim mạch trước khi hoàn tất chương trình trung học. Trái lại ở Nhật Bản, tỷ số trẻ em bị bệnh phì mập và bệnh tim mạch rất thấp so với Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

Sinh tố B12 hàm chứa rất nhiều trong thực phẩm thuộc nhóm cốc loại (cereals) đã chế sẵn được bày bán đầy đủ tại các siêu thị hoặc tại các tiệm thực phẩm. Thực ra lượng sinh tố B12 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 3 microgram. Tiêu chuẩn này có thể đạt được d dàng nếu được ăn chay đầy đủ.

Trẻ con cũng cần ánh nắng mặt trời để tạo ra sinh tố D cho xương được rắn chắc. - dưới lớp da của mỗi người đều có một chất gọi là tiền sinh tố D (ergosterol). Một khi tiếp nhận được ánh nắng da sẽ chuyển hóa chất tiền sinh tố D đó thành sinh tố D thật sự và hữu ích cho cơ thể. Điều cần yếu là sự ăn uống có phương pháp và điều độ sẽ làm cho cơ thể luôn luôn được khỏe mạnh và kéo dài được tuổi xuân.

Những trẻ em nào chuyên ăn các loại thịt nướng, các thức ăn chiên xào bởi các tiệm thực phẩm bán thức ăn vội (fast food) thường là bệnh nhân của các bệnh tim mạch và ung thư trong một tương lai rất gần. Trong khi đó các nghiên cứu cho thấy những trẻ em ăn chay trường ban đầu phát triển chậm hơn, nhưng sau đó tăng trưởng rất nhanh, đồng thời cũng sẽ bắt kịp tầm vóc của một con người khỏe mạnh theo tiêu chuẩn sức khỏe.

Theo sách Food For Life của Bác sĩ Neal Barnard, năm 1980 tại Boston, các nhà nghiên cứu đã đo lường chỉ số thông minh IQ của các trẻ em ăn chay trường đều thấy trên mức trung bình. Chỉ số thông minh trung bình là 116. Do đó các bậc cha mẹ khỏi phải lo lắng khi thấy con cái của mình đã ăn chay vì lý do sức khỏe hay tín ngưỡng vì nó không ảnh hưởng gì xấu cho sự học vấn của chúng cả. Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy thịt động vật không có giúp ích gì cho sự phát triển của não bộ mà chỉ có các loại thực vật như lúa mạch, đậu nành, rong biển, củ cà rốt, giấm táo (apple cider vinegar), mè, cam, chanh, quít, bưởi và mật ong là những thức ăn cần thiết cho sự dinh dưỡng và tăng cường trí thông minh. Trà cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có chứa chất cafein làm cho tỉnh não và hưng phấn. Nên dùng nước trái cây hòa với trà xanh để nguội cho trẻ em uống. Trà cũng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh tật. Trà còn có sinh tố C không sợ bị nhiệt độ phân hủy. Trà cũng có chất sáp có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, điều hòa sự co bóp của mạch máu và là một thứ thức uống có tính kiềm cao.

Sinh tố B1 là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của tế bào não. Sinh tố B1 có trong lúa mạch, trái khổ qua, chỉ xại (tử thái), gạo lứt và các lọai rau. Gần đây người ta cũng phát hiện ra rằng sinh tố C tăng cường sự hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu sinh tố C thì trí tuệ kém phát triển. Sinh tố C rất d tìm trong các loại rau trái như cam, chanh, quít, bưởi, bôm, lê, nho v.v...



Bài V

NGƯỜI ĂN CHAY SẼ CÓ LÀN DA TRẺ ĐẸP

Khi ăn chay đầy đủ và đúng cách, con người sẽ có làn tóc óng mướt và da dẻ mịn màng. Tiến trình lão hóa cũng sẽ chậm lại và các loại bịnh tật ở lớp tuổi về chiều như bịnh thấp khớp, bịnh đục nhân mắt, da nhăn và tóc bạc cũng giảm thiểu rất nhiều so với mức độ bịnh tật đã xảy ra cho những người già nua và ăn mặn.

Thực ra da của con người được cấu tạo bởi hàng triệu triệu các tế bào nhỏ li ti cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên các tế bào này không thể chỉ được coi như các viên gạch để tạo thành các bức tường trong một ngôi nhà đồ sộ, mà chúng luôn luôn bận rộn với nhiều chức năng khác nhau như hàn gắn các vết thương và những trầy sướt lặt vặt, cũng như sẵn sàng đối phó với sự tấn công của môi trường chung quanh, ánh nắng mặt trời, các chất hóa học, rượu và thuốc lá vân vân.

Các tế bào da tuy rất mỏng manh nhưng chúng có sức sinh sản rất nhanh chóng bằng cách tự trực phân và tăng trưởng theo cấp số nhân như một thành hai và hai thành bốn vân vân. Tuy nhiên sự phát triển đó đến một mức độ giới hạn nào cũng phải dừng lại. Trung bình một tế bào có thể tự trực phân như vậy tối đa là 50 lần. Nhưng khoảng cách thời gian giữa hai lần trực phân mau hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà phần lớn tùy vào sự ăn uống và sức khỏe. Nếu chúng ta không tự săn sóc da của mình mà để cho nó luôn luôn chạm trán với những tác hại từ môi trường sinh sống và từ sự ăn uống bừa bãi thì tế bào da phải tăng trưởng nhanh chóng để thay thế các tế bào bị hủy hoại. Cho nên thời gian cạn kiệt các tế bào mới sẽ nhanh hơn nên tiến trình già nua cũng sẽ đến sớm hơn.

Mặc dầu người ta có thể cho là da đen hay xấu, nhăn nheo hay mịn màng là bản chất tự nhiên của cơ thể, không làm sao sửa đổi được, nên mới dùng mỹ phẩm để trang điểm. Tuy nhiên sự trang điểm chỉ có tính cách che giấu tạm thời. Điều cần yếu là làm sao biến đổi bản chất của da được đẹp đẽ một cách tự nhiên mới là quan trọng.

Da cũng được cấu trúc bởi nhiều tuyến mồ hôi. Chúng có tác dụng làm thay cũ đổi mới cho da. Trong mồ hôi có chứa 1.5 phần trăm các tế bào hư hoại phần lớn là muối u-rê và acid. Những chất cặn bã đó mắt trần không thể thấy được. Nếu chúng tích tụ lâu ở trong da sẽ làm cho da bị nhăn nheo và đen sậm lại. Những người ăn thịt nhiều sẽ làm tăng chất u-rê trong máu. Nó sẽ theo mồ hôi lần ra ngoài da. Nhưng vì nó không thoát ra được, càng làm cho da không đủ sức bài tiết nên có nguy cơ gây cho da bị viêm, sanh ra mụn nhọt làm mất vẻ thẩm mỹ.

Để ngăn ngừa và làm giảm bớt các chất acid tổn hại cho da, chúng ta phải thanh lọc máu bằng phương pháp ăn chay, vì máu sẽ được kiềm hóa nhờ chất kiềm trong rau cải làm trung hòa acid. Lúc đó độ acid sẽ giảm thiểu, không làm hại sự bài tiết của da, nên da trông có vẻ mịn màng và trẻ đẹp một cách tự nhiên. Chất calcium cũng có tác dụng loại trừ các chất bẩn trong huyết dịch. Sau khi máu huyết đã được thanh lọc, các mao huyết quản toàn thân sẽ hoạt động một cách điều hòa. Lúc đó da sẽ được tươi nhuận hồng hào, duy trì được sức khỏe và trẻ đẹp lâu dài.



Bài VI

NHỮNG NGƯỜI SỐNG KHỎE VÀ SỐNG LÂU
TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay trên thế giới vẫn còn một số dân tộc sống một cách đơn sơ như người thượng cổ. Đó là các sắc dân Hunzas sống tại khu vực chân núi Hy Mã Lạp Sơn trong lãnh thổ Pakistan, dân Georgians và Abkhazians thuộc Nga và dân Vilicambamban của xứ Ecuador. Các dân tộc này thường rất khỏe mạnh và tỷ số những người sống trên trăm tuổi rất nhiều. Họ không bao giờ biết đến bệnh thấp khớp, bệnh tim hay bệnh ung thư là gì cả.

Dân chúng trong các xứ này ăn toàn rau quả và ngũ cốc. Số calories trong các thức ăn mà họ hấp thụ vào cơ thể từ các bữa ăn thường nhật chỉ vừa đủ ở mức độ trung bình và không hề thừa thãi. Họ là những người năng hoạt động về thể lực, hít thở không khí trong lành tại những vùng đồi núi hoang sơ. Đặc biệt họ lại là những người thích sống cô lập với thế giới văn minh bên ngoài. Họ cũng không hề sử dụng máy móc và các tiện nghi khoa học kể cả các loại thuốc men được bào chế bằng phương pháp tối tân hiện đại.

Các khảo sát cũng còn cho biết, dân chúng sống trên các hải đảo Thái Bình Dương cũng là những sắc dân khỏe mạnh và trường thọ. Tuy nhiên tại những nơi nào mà người Tây phương đã đặt chân đến thì không bao lâu nơi đó sẽ xảy ra các bệnh truyền nhim và những bệnh tật chưa từng thấy tại nơi đó bao giờ. Số người bi bệnh phì mập, bệnh cao máu, bệnh cao mỡ, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường càng lúc càng gia tăng. Ngược lại những bộ lạc vẫn còn sống cách ly với thế giới bên ngoài và theo tập quán cổ truyền thì những bệnh tật này thường hiếm thấy xảy ra.

Tại Nhật Bản, người phụ nữ ít khi mắc bệnh ung thư nhũ hoa. Nhưng khi họ di dân sang Hoa Kỳ thì tỷ số phụ nữ Nhật mắc bệnh tật này vẫn ngang hàng với tỷ số phụ nữ Hoa Kỳ sở tại. Theo các khảo sát của chánh phủ Úc Châu, cứ mỗi giây đồng hồ thì có một số người mắc phải các chứng bệnh trầm trọng như sau: 1 trong 5 người bị bệnh thấp khớp; 1 trong 7 người bị bệnh suyn; 1 trong 10 người bị bệnh tim mạch và sau lớp tuổi 50 thì cứ trong số 5 người lại có 1 người bị bệnh tiểu đường.

Mặc dầu tuổi thọ trung bình của dân chúng Úc có gia tăng từ thập niên 1990, nhưng thực tế tử suất được giảm thiểu là nhờ khoa học tân tiến bảo toàn được mẹ tròn con vuông mỗi khi người phụ nữ lâm bồn sinh sản. Tuổi thọ trung bình của người đàn bà Úc tăng từ 10 năm và người đàn ông Úc tăng từ 5 năm. Tuy nhiên so với chiều dài của thế kỷ thì đây là một con số không có gì đáng kể.

Tóm lại, cái giá mà chúng ta phải trả bởi sự gia tăng các bệnh nan y trên thế giới là vì chúng ta thường ăn uống theo thói quen và sự thích thú của khẩu vị. Giả sử con người chỉ hưởng thụ một cách vừa phải các tiện nghi vật chất và không đua đòi theo các khẩu vị cầu kỳ được chế biến từ các thịt động vật thì biết đâu cuộc sống của chúng ta sẽ được nhàn hạ, không bon chen và sẽ an nhiên tự tại hơn.


Bài VII

ĂN CHAY VÀ THỂ LỰC

Người Lực Sĩ Ăn Chay Trường Nổi Danh Nước Úc

Ông Cliff Young, người lực sĩ chạy đường trường và nổi danh nước Úc năm nay đã 77 tuổi. Hiện ông vẫn còn tráng kiện và vẫn còn nuôi ý định thực hiện cuộc chạy bộ vòng quanh nước Úc với một lộ trình dài 15 ngàn cây số.

Cliff Young nổi tiếng về môn chạy đường trường và có một thể lực dẻo dai hơn các bạn lực sĩ chạy bộ khác. Năm 1993, ông đã vang danh về môn chạy bộ này từ Westfield, Sydney đến Melbourne. Tính đến năm 60 tuổi, ông đã đoạt được 6 giải thưởng về môn chạy đường trường trên thế giới.

Cliff Young là chủ nhân một nông trại trồng khoai tây, có một cuộc sống êm đềm và bình dị tại vùng Beach Forest ở Victoria. Ông là một người ăn chay trường từ thuở thanh niên. Được hỏi vì sao ông ăn chay và bằng cách nào mà có một sức khỏe dồi dào như vậy ? Ông bảo: "Bữa ăn sáng là bữa ăn chính của tôi. Tôi dùng toàn những thực phẩm chay tiện lợi chứa nhiều chất xơ như cốm giẹp bắp (corn flakes), lúa kiều mạch, lúa mì lứt, chế sữa vào rồi cho thêm một ít mật mía cùng sữa chua trên mặt. Cứ thế mà ăn và chạy bộ hàng ngày vẫn không thấy mệt. Bữa trưa tôi ăn bánh mì lứt với phó mát và trái cây. Buổi chiều tôi thường dùng spaghetti với nhiều loại rau cải, phó mát, trái cây tươi và sô cô la.

Tôi bắt đầu ăn chay trường là vì khi còn ở nông trại, tôi chăn nuôi bò. Tôi thường cho chúng ăn hàng ngày khi chúng mới vừa lọt lòng. Những con bò con này thường chạy theo tôi, quấn quít bên tôi và xem tôi như là mẹ của chúng. Đến năm sau, đàn bò con đã lớn. Tôi lùa chúng lên xe để đem bán cho lò sát sinh. Những đêm sau đó tôi không thể nào chợp mắt được vì cứ mãi suy nghĩ tới những con vật vô tội và đáng thương kia do chính bàn tay mình chăm sóc giờ đây đang bị người ta phanh thây xẻ thịt mà cảm thấy hãi hùng và rùng rợn. Sự tội nghiệp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi xúc động và từ đó chán ngán không muốn ăn thịt nữa vì tôi không muốn liên tưởng đến cảnh sát sinh hãi hùng bởi những tên đồ tể. Tôi đã ăn chay trường từ hơn 25 năm nay?Một hôm chị tôi nấu thức ăn cho tôi đã lén bỏ vào một ít thịt bò rồi cho thêm hành tỏi để gia vị, khử mùi và nghĩ rằng tôi sẽ không hay biết. Nhưng sau khi ăn rồi, tôi buồn nôn và khó chịu suốt cả đêm, không sao ngủ được. Không phải ai xúi giục tôi mà chính lương tâm tôi bảo tôi phải kiêng ăn thịt vậy.

Sự ăn chay đã làm cho tôi được khỏe mạnh. Tôi nhớ khi còn bé, tôi thường cho một con ngựa gầy ăn cỏ. Cha tôi bảo nên cho nó ăn lúa kiều mạch (oats) hoặc gạo mì lứt tốt hơn. Sau đó vài tuần l, con ngựa đã trở lại bình thường, khỏe mạnh hơn xưa và tôi đã cỡi nó rong chơi trên những đoạn đường rất xa trong đồng cỏ.

Tôi cảm thấy ăn chay rất tốt cho sự dinh dưỡng. Hiện nay chưa chắc một thanh niên 30 tuổi bình thường lại có sức khỏe hơn tôi. Tôi thấy có nhiều người bị bệnh bại liệt phải ngồi trên xe lăn. Tôi nghĩ nếu như lúc thiếu thời họ biết ăn chay và năng hoạt động, thì giờ này đâu có gánh chịu một số phận đau thương như vậy".

Sau một thời gian ly dị, theo tin mới nhất của tạp chí Woman’s Day số xuất bản ngày 8/11/1999, Cliff Young sẽ thành hôn với cô Dominga 38 tuổi. Hiện mỗi ngày ông vẫn chạy bộ 25km đường trường để tự rèn luyện thân thể.

Một Cụ Già Ăn Chay Trường Đã Đoạt Huy Chương Vàng Về Môn Chạy Bộ

Cuộc thi chạy bộ đường trường dành cho các cụ già trong lớp tuổi bát tuần ở Úc năm 1998 đã về tay cụ Bob Horman. Cụ đoạt huy chương vàng với thành tích 3 giờ 38 phút 18 giây, phá kỷ lục hơn năm trước là 29 phút.

Cuộc thi vừa rồi được tổ chức tại Brisbane. Cụ Horman đã 80 tuổi và là người ăn chay trường duy nhất đạt được thành tích kỷ lục. Phát biểu với lực sĩ huy chương bạc của thế vận hội là Lisa Ondieki, cụ bảo: "Thấy không, tôi là một người ăn chay trường đấy ! Kể cả một giọt rượu tôi cũng không uống".

Theo tin tức của hãng thông tấn Reuter loan tải gần đây cho biết số lượng các thức ăn chay nhất là Hamburger chay tiêu thụ gia tăng một cách mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Từ năm 1992 đến 1996, mức tiêu thụ đã tăng đến 50% . Trong khi đó cũng cùng thời gian này mức tiêu thụ của thịt đông chỉ gia tăng có 2 phần trăm mà thôi. Đặc biệt hiện nay nhà hàng Denny đã cho sản xuất một loại hamburger chay rất ngon và rất được nhiều người ưa chuộng, nên đã phân phối bán cho hơn 1600 chi nhánh khác. Một số trạm dừng chân của các xe vận tải và xe buýt cũng có bán các thức ăn chay này.

Hiện nay dân chúng Hoa Kỳ phần đông đã chán ngán với việc ăn thịt vì họ hiểu rằng thịt là nguyên nhân gây ra chứng phì mập, chứng cao mỡ trong máu và cũng là mầm móng gây ra nhiều loại bệnh tật khác. Đa số sinh viên tại Hoa Kỳ cũng thay đổi thói quen ăn uống bằng cách từ bỏ ăn thịt chuyển sang ăn chay vì họ e ngại thịt để lâu sẽ có nhiều độc tố và không tốt cho sức khỏe của con người. Chính cô Chelsea, ái nữ của Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton cũng là một người ăn chay trường.

Người Lực Sĩ Leo Núi Ăn Chay Trường

Tim Macartney-Snape, người lực sĩ leo núi nổi tiếng đã hai lần chinh phục đỉnh Everest của Hy-Mã-Lạp-Sơn cao nhấ trên thế giới. Ông là một người ăn chay trường và rất khỏe mạnh. Có lần ông đã khởi hành từ vịnh Bengal (Ấn Độ) để tìm đường leo núi và đã đi lạc vào biên giới của xứ Nepal, nên phải quay trở về điểm xuất phát với một đoạn đưòng dài 350 cây số. Hằng ngày ông phải lội bộ trung bình 60 cây số dưới cái nắng oi bức 35 độ C của khí hậu mùa hè nơi xứ Ấn.

Ngày 13 tháng 4 năm 1997, ông đã được Hội Ăn Chay và Sức Khỏe Tự Nhiên Úc Châu mời đến thuyết trình trong buổi hội thảo. Và sau đó cũng được một vài viện Đại Học mời đến din thuyết về khoa Dinh Dưỡng. Được phỏng vấn nguyên nhân nào khiến ông ăn chay và tại sao ông có một sức khỏe dẻo dai như vậy ?

Ông đáp: "Tôi là một người rất thích hoạt động. Lúc còn nhỏ, tôi sống chung với cha mẹ trong một nông trại chăn nuôi. Vào lứa tuổi học trò, tôi đã biết tự cầm dao để giết súc vật, xẻ thịt cung cấp cho nhu cầu của gia đình. Lúc đó tôi sát sanh một cách tự nhiên và thích thú mà không hề suy nghĩ gì cả. Nhưng đến khi đã trưởng thành, mỗi lần tôi cầm dao kề bên cổ con vật, tôi để ý thấy mắt của nó tỏ vẻ vô cùng buồn thảm, sợ hãi, dường như ngỏ ý cầu xin một sự khoan hồng và tha mạng. Tôi cảm nhận thấy con vật cũng có cảm giác đau đớn, kinh hoàng và tham sống sợ chết như con người. Tôi xúc động và hối hận về việc làm tàn nhẫn của mình rồi tự ý buông đi con dao đồ tể. Kể từ đó tôi bắt đầu ăn chay trường cũng như không muốn nhìn thấy hay nghe đến cảnh sát sanh hại vật nữa.

Ban đầu tôi không biết ăn chay có làm cho sức khỏe của mình bị suy yếu đi không. Nhưng lâu dần, tôi cảm thấy yêu đời, khoan khoái và khỏe mạnh hơn xưa. Khi đặt chân đến xứ Ấn Độ để chuẩn bị cho cuộc leo núi lần đầu tiên, tôi đã thuê mướn một vài người địa phương để khuân vác các dụng cụ cần thiết trong suốt cuộc hành trình. Tôi thấy họ là những người ăn chay trường nhưng lại rất cao lớn, khỏe mạnh, lực lưỡng và tay chân rất là gân guốc. Với kinh nghiệm bản thân cọng thêm sự nhận xét thực tin trong cuộc sống nơi xứ người, tôi khẳng định ăn chay không những làm cho con người được khỏe mạnh mà còn ít khi mắc phải một số các chứng bệnh hiểm nghèo hiện đang lan tràn trên thế giới.

Tôi không phải là một người đạo đức giả. Thật tình mà nói, giả sử từ lúc nhỏ tôi không sinh trưởng trong một gia đình nông trại chăn nuôi, có lẽ tôi chẳng hề biết cầm dao để sát hại súc vật là gì. Vả lại khi còn học ở bậc Đại Học, tôi rất thích khoa Nhân chủng. Tôi hiểu loài người từ thuở sơ khai chỉ biết đi thu nhặt các loại rau quả mà ăn. Dần dần họ mới có thói quen ăn thịt cho đến bây giờ. Từ đó suy ra tổ tiên của chúng ta vốn không phải là loài động vật ăn thịt mà họ vẫn khỏe mạnh bình thường. Tại sao chúng ta lại e dè không muốn trở về bản tính nguồn cội của mình.

Dù sao chăng nữa, tôi cảm thấy ăn chay đã làm cho tôi được khỏe mạnh và thu đạt được những thành tích đáng kể trong lãnh vực thể thao và mạo hiểm, cũng như tâm hồn tôi được an nhiên tự tại vì không dính dấp vào chuyện sát sinh. Đó là điều tôi mong muốn nhất trong cõi đời này".



Bài VIII

NGƯỜI ĂN CHAY CÓ KHẢ NĂNG 
SỐNG TRƯỜNG THỌ

Cụ Eric Storm, sáng lập viên Hội Ăn Chay của người Úc đã tổ chức mừng l sinh nhật 102 tuổi vào ngày 4 tháng 3 năm 1998 vừa qua. Cụ vui vẻ xuất hiện trước bạn bè, thân nhân, quan khách và đã trả lời cuộc phỏng vấn của báo chí như sau:

"Tôi cảm thấy sức khỏe của tôi không khác gì khi còn ở tuổi 70. Tôi không có đau lưng, nhức mỏi hay bị bệnh thấp khớp như những người già cả khác. Mỗi sáng khi thức dậy, tôi cảm thấy sảng khoái bình thường".

Cụ Eric Storm trông có vẻ hồng hào tráng kiện. Gương mặt của cụ không thấy xuất hiện các nếp nhăn. Nếu không nói ra thì chắc không ai biết được cụ đã trên 100 tuổi rồi. Tuy nhiên trong quá khứ, có thời kỳ sức khỏe của cụ cũng không được khả quan lắm. Khi cụ trên hai mươi tuổi thì Thế giới Đại chiến lần thứ nhất vừa chấm dứt. Cụ Storm hành nghề thương mại ở Java bằng cách đứng trung gian buôn bán các nhu yếu phẩm như trà, cà phê, gạo, đường và cao su vân vân. Bởi vì thời đó những mặt hàng này đang khan hiếm trên thị trường thế giới và giá cả tăng vọt như diều gặp gió. Cho nên cụ đã làm giàu một cách nhanh chóng. Vì thừa tiền lắm của, cụ sống một cuộc đời phóng túng xa hoa và rượu chè be bét.

Cụ bảo: "Khi tôi trở về Úc vào năm 1930, con người tôi vô cùng bệ rạc. Bởi vì tôi hút thuốc và uống rượu quá nhiều. Bụng của tôi thì phệ và sức nặng của tôi lên đến 110 kí lô. Điều đáng ngại hơn cả là lúc đó tôi mang phải chứng bệnh tim trầm trọng.

"Vào năm 34 tuổi, một buổi sáng, tôi cúi xuống để buộc sợi dây giày thì bị ngất xỉu bất thình lình. Sau đó bác sĩ điều trị bảo nếu tôi không chấm dứt hút thuốc và uống rượu bừa bãl thì tôi sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Từ đó tôi cương quyết nghe theo lời khuyến cáo của bác sĩ, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu và ăn uống một cách có điều độ và phương pháp. Đến giờ phút này, tôi vẫn còn minh mẫn và vẫn còn có khả năng ngồi đây hầu chuyện cùng quý vị. Tôi không tin hoàn toàn vào sự di truyền của huyết thống. Vì cha tôi đã mãn phần rất sớm vào năm 48 tuổi. Còn mẹ tôi thì qua đời vào tuổi 59".

Là một sáng lập viên Hội Ăn Chay của người Úc, cụ Storm ăn chay một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và đúng cách. Cụ thường dùng các loại rau cải và trái cây thiên nhiên còn tươi tốt, ít khi được nấu chín. Mục dích để bảo toàn trọn vẹn phẩm chất dinh dưỡng của các thức ăn khỏi bị thất thoát. Cụ ăn mỗi ngày chỉ hai bữa. Buổi sáng cụ dùng các thứ trái cây tươi như đu đủ, trái bôm và trái lê xắt thành lát mỏng. Tùy theo mùa tiết, cụ dùng thêm các loại hạt như hạt gai, hạt bông quì đã xay nát. Còn hạt mè và hat bí rợ thì được ngâm vào nước cốt trai bôm cho mềm. Để thay đổi, thỉnh thoảng cụ ăn cháo nấu bằng hạt kê, trộn vào một ít nho, bằng cách cho vào sữa đậu nành và đun sôi trong vài phút.

Buổi chiều cụ ăn nhiều loại rau cải tươi khác nhau và các loại giá. Cụ cũng ăn đậu hủ, khoai tây luộc, bánh mì lứt và phó mát. Đặc biệt trong bữa ăn nào cụ cũng dùng thêm vài tép tỏi. Cụ bảo tỏi là một thứ trụ sinh thiên nhiên có khả năng phòng chống được nhiều loại bệnh tật.

Cụ Eric Storm đã ăn chay trường từ hơn 60 năm nay. Cụ thường uống nước lọc, sữa đậu nành và nước cốt trái cây do chính tay cụ vắt lấy. Cụ cho biết cũng có dùng mật ong và trà dược thảo bồ công anh (Dandelion) nữa.

Cụ nhấn mạnh cụ không có khuyên bảo mọi người ăn chay theo quy thức của cụ mà chỉ kể ra những gì cụ đã ăn hàng ngày mà thôi. Tùy theo sở thích riêng, mỗi người có thể tự đề ra cho mình cách thức ăn uống cá biệt min sao đúng cách, đầy đủ và giữ sao cho rau quả vẫn còn được tính bổ dưỡng thiên nhiên.

Cụ cũng tập thể dục nhẹ hàng ngày. Vào mỗi buổi sáng, cụ có thói quen dắt chó đi rong trên bãi cỏ và dưới ánh nắng của mặt trời ấm áp. Mục đích làm cho máu huyết lưu thông điều hòa và làm gia tăng đặc tính min nhim của cơ thể.

Vào năm 100 tuổi, cụ bị bệnh phổi. Nhưng bây giờ xét nghiệm đã thấy hoàn toàn khỏi hẳn. Cụ bảo nếu sống theo thuận lý thiên nhiên thì cơ thể của mình cũng có đặc tính bẩm sinh tự nhiên đề kháng lại với các loại bệnh tật.

Trong ngày l kỷ niệm sinh nhật Nữ Hoàng 14 tháng 6 năm 1999 vừa qua, cụ Eric Storm đã được tuyên dương về những đóng góp thiết thực cho các công tác từ thiện và nhân đạo. Trong nhiều năm qua, từ một số vốn 800 ngàn Úc kim mà cụ đã tích lũy được qua sự kinh doanh vất vả và buôn bán cổ phần, nay đã lên đến 20 triệu. Cụ đã cống hiến tất cả lợi nhuận trên số vốn này cho các cơ quan từ thiện, trong số đó có hội Sức Khỏe Tự Nhiên của Úc Đại Lợi cũng được chia phần thụ hưởng. Cách nay 57 năm, cụ là người hỗ trợ mạnh mẽ trong việc sáng lập ra hội Thanh Niên và Sức Khỏe và đã đóng góp rất nhiều tài chánh và công sức để phát triển hội này càng ngày càng thêm rộng rãi.



Bài IX

NHỜ ĂN CHAY VÀ NGỒI THIỀN, MỘT BỆNH NHÂN 
UNG THƯ ĐÃ THOÁT CHẾT VÀ BÌNH PHỤC

Bác sĩ Thú y Ian Gawler bị bệnh ung thư xương vào năm 1975. Lúc đó ông vừa đúng 25 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và kết quả bị cưa mất hết bên chân phải. Một năm sau, bệnh tái phát trầm trọng. Bác sĩ điều trị bảo ông chỉ còn sống sót được trong một thời gian từ 3 tới 6 tháng mà thôi. Trước tình trạng tuyệt vọng đó, ông Gawler không chịu ngồi bó tay và buồn rầu chờ chết mà cương quyết chống chọi với t?thần hầu tìm cho mình một con đường sống. Ông nghiên cứu các phép ăn chay và ngồi thiền của một số giáo phái Đông Phương rồi cương quyết đem ra áp dụng để tự chữa.

Được sự hỗ trợ tinh thần của vợ là Grace Gawler, ông Ian Gawler ăn chay một cách nghiêm chỉnh và đúng cách, đồng thời cũng ngồi thiền một cách thành tâm và chăm chỉ. Kết quả bệnh tình của ông càng ngày càng thuyên giảm rõ rệt và cuối cùng đã hoàn toàn bình phục. Năm 1978, lần xét nghiệm y khoa cuối cùng đã chứng minh ông không còn mang mầm móng gì của bệnh ung thư nữa cả.

Ba năm sau kể từ ngày khỏi bệnh, ông bà Gawler chu du khắp nước Úc, đem những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết giảng và khuyến khích những bệnh nhân đồng cảnh ngộ hãy hun đúc lòng tự tin và áp dụng phương pháp tự chữa bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Cũng dựa vào những kinh nghiệm của chính bản thân đó, ông Gawler đã cho xuất bản hai quyển sách liên quan tới dưỡng sinh và sức khỏe. Quyển thứ nhất có nhan đề là You can conquer Cancer (Bạn có thể Khống chế Bệnh Ung thư) và quyển thứ hai là Peace of Mind (Tâm Bình An). Được hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta có cơ hội thanh lọc và đào thãi ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt vốn có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người. Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng những loại rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể".

- Quan niệm về vấn đề ngồi thiền, ông Gawler bảo: "Sự thiền định không những là một phương pháp tốt khiến cho tinh thần được an ổn mà còn gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính min nhim của cơ thể và làm cho cơ thể có khả năng bẩm sinh đề kháng lại một số bệnh tật. Việc ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải có lòng tự tin, thành tâm và ý chí cương quyết. Sự ích lợi của việc ngồi thiền giúp chúng ta có cơ hội trở về với trạng thái tĩnh lặng của tinh thần lẫn vật chất. Do đó cơ thể của chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu còn thanh khiết của lúc sơ sinh:

- Quân bình thể chất là làm cho chúng ta có một sức khỏe tự nhiên nhờ ở trạng thái thư dãn của các cơ quan và ngũ tạng.

- Quân bình tinh thần khiến chúng ta có cách suy nghĩ rõ ràng và chín chắn, có khả năng tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và dứt khoát.

Quân bình tâm linh là sự hòa hợp của các bản thể nội tại. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta sẽ trực giác được chính mình là ai và từ đó sẽ thấy tâm hồn của mình rất là đơn thuần. Đồng thời lòng vị tha và bác ái càng thêm phát triển. Ngoài ra thể nghiệm trực tiếp trong nội tâm cũng giúp chúng ta củng cố được lòng tin nội tại, sẵn sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách kể cả khi cận kề với cái chết mà mình không thể tránh được.

Năm 1992, ông bà Gawler đã cho thành lập trung tâm điều dưỡng tại Yarra Valley ở về phía Đông và cách thủ phủ Melbourne 70 cây số. Trung tâm này có khả năng cung cấp nơi tạm trú cho một số khách thập phương đến tham khảo và thực tập phương thức dưỡng sinh để trị bệnh. Trung tâm cũng có khu riêng biệt cho các bệnh nhân thực tập ngồi thiền. Đặc biệt bà Grace Gawler phụ trách săn sóc và hướng dẫn các bệnh nhân phụ nữ mắc bệnh nan y tự chữa trị mà phần lớn là những phụ nữ bị bệnh ung thư nhũ hoa.

Trung tâm cũng mở các khóa hướng dẫn cách thức nấu ăn chay bổ dưỡng và thanh khiết. Hàng năm trung tâm cũng có tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về phương pháp chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Đặc biệt trong hai cuộc hội thảo hồi tháng 3 và tháng 9 năm 1997, bàn thảo về đề tài Phương pháp tự chữa bệnh ung thư hiện đang lan tràn trên thế giới.

Ông Gawler bảo thỉnh thoảng cơ quan y tế của chính phủ cũng có theo dõi kết quả của các bệnh nhân đã chữa bệnh ung thư bằng phương pháp ăn chay và ngồi thiền do chính vợ chồng ông chủ trương và điều khiển. Ông bảo chữa bệnh bằng phương pháp này thường không gây ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên việc chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh không được phổ biến lắm vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm rồi đem ra áp dụng và chờ kết quả, chớ không dựa trên cơ sở khoa học là phân tích, thí nghiệm, chứng minh rồi mới đem ra áp dụng sau. Vì lẽ đó phần đông các chuyên gia y tế đã thờ ơ trước những kết quả tốt đẹp mà phương pháp này đã mang lại khá nhiều ích lợi cho bênh nhân.

Tóm lại thảo luận về vấn đề ăn chay và ngồi thiền theo quan niệm tôn giáo sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên phương pháp tự chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã lôi kéo được sự chú ý của khá đông quần chúng Úc. Ngoài trung tâm chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh do ông bà Gawler sáng lập ra ở Victoria, tại tiểu bang New South Wales, cũng có một trung tâm điều dưỡng tương tợ do các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) thiết lập. Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực Blue Mountain.

Theo đề nghị của một số độc giả, trong kỳ tái bản lần này, chúng tôi xin đăng địa chỉ của hai trung tâm điều dưỡng bằng phương pháp tự nhiên đó như sau:

- The Gawler Foundation, P.O.BOX 77G, Yarra Junction, Vic 3797, điện thoại (059) 671730. Riêng về những vấn đề liên quan đến bịnh ung thư nhũ hoa, xin gọi bà Grace Gawler, điện thoại số (059) 681977.

- Hopewood Health Centre, 103 Greendale Road, Wallacia, NSW 2745. Điện thoại (047) 738401.




Bài X

CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO :
ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỆNH UNG THƯ

Sau 3 năm sưu tầm và nghiên cứu, toán chuyên gia khoa học đặc trách tìm hiểu về sự dinh dưỡng và bệnh tật do Bộ Y Tế Anh Quốc thành lập đã chánh thức tuyên bố và báo động với công chúng rằng ăn thịt động vật là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư nhiều nhất trên thế giới. Toán chuyên gia này bảo hàng ngày mỗi người ăn trung bình từ 140g thịt trở lên đã có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư các loại. Những người ăn ít thịt từ 90g hoặc ít hơn mỗi ngày thì sẽ ít có nguy cơ mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo này hơn.

Mặc dầu bị nhiều áp lực bởi các nghiệp đoàn sản xuất thịt, nhưng sau nhiều cuộc bàn thảo, nhà cầm quyền Anh Quốc, vì sự an nguy đối với sức khỏe của dân chúng, đành phải loan báo kết quả cuộc nghiên cứu này một cách công khai.

Tuy nhiên tại Úc Châu, theo thống kê cho biết trong năm 1993-1994, trung bình mỗi người dân, hàng ngày tiêu thụ từ 218g thịt trở lên, vượt hơn mức báo động nguy hiểm đến 80g mỗi ngày cho mỗi đầu người. Trong khi chánh phủ Úc còn chậm chạp chưa loan báo rùm beng việc này ra cho công chúng biết, thì một số chuyên gia nghiên cứu, vì lương tâm chức nghiệp, đã có lời cảnh cáo.

Bà Kerin O’Dea, giáo sư về khoa Dinh Dưỡng tại trường Đại học Deakin bảo bà rất tán thành kết quả nghiên cứu của Bộ Y Tế Anh Quốc. Trong khi đó, giáo sư Bruce Amstrong thuộc hội đồng nghiên cứu bệnh ung thư của trường Đại học New South Wales khuyến cáo rằng chỉ có cách duy nhất để ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh ung thư là phải ăn nhiều rau cải và trái cây trong khẩu phần hàng ngày. Ông còn bảo nước Úc hiện nay là một quốc gia có tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư trực tràng đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới. Tuy nhiên theo tin cập nhật của nhà chức trách Y Tế (Health Authority) Úc Đại Lợi do công ty Dược Phẩm Norgine phổ biến, cứ 22 người dân Úc thì hiện nay đã có một người mắc phải bịnh ung thư đường ruột trước tuổi 75 và trung bình hàng năm có đến 4600 người dân Úc đã chết vì chứng bịnh nan y này. Đây là tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Một báo cáo khác của Cơ quan Nghiên Cứu bệnh Ung thư trên thế giới và Học viện Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư Quốc gia Hoa Kỳ đã dựa vào 4500 kết quả sưu tầm và nghiên cứu của các khoa học gia và chuyên gia y dược đã loan báo rằng sự ăn uống không đúng cách là nguyên nhân gây ra 1/3 tỷ số của những bệnh nhân đã chết vì bệnh ung thư. Sự kiện nghiêm trọng này có thể ngăn ngừa được bằng cách phải thay đổi thói quen ăn uống của dân chúng và có thể giảm thiểu được từ 3 đến 4 triệu người có nguy cơ mắc bệnh ung thư trên thế giới.

Các khoa học gia bảo mỗi người trong chúng ta cần phải tự chọn lựa cho mình phương cách ăn uống thích hợp gồm có thành phần các loại rau, đậu, trái cây và các loại ngũ cốc. Họ còn chủ trương kêu gọi chánh quyền khắp nơi trên thế giới hãy chánh thức loan báo cho công chúng biết để có ý thức phòng ngừa hầu bảo vệ sức khỏe an toàn cho họ. Hiện nay sự gia tăng tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư khắp nơi trên thế giới là một lo ngại lớn nhất cho tất cả mọi quốc gia. Theo thống kê của cơ quan Y Tế Quốc Tế, hàng năm có thêm 10 triệu trường hợp những bệnh nhân ung thư mới được phát giác. Con số này sẽ gia tăng thêm mỗi năm và tính đến năm 2020 sẽ có tới 14 triệu rưởi người mắc phải chứng bệnh nan y này.

Tiến sĩ Phillip James, giám đốc học viện Sưu Tầm và Nghiên Cứu Rowett ở Aberdeen Tô Cách Lan bảo phần đông người ta cho rằng vấn đề phương pháp ăn uống để phòng ngừa bệnh ung thư là chuyện cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên đó không phải là một việc đơn giản như vậy. Chánh quyền và cơ quan y tế của các quốc gia khắp nơi trên thế giới phải đóng góp một cách tích cực bởi vì tính chất của sự cải thiện phương pháp ăn uống sẽ bị ảnh hưởng các chính sách về nông nghiệp thuế khóa, kỹ nghệ thực phẩm và liên hệ đến nhiều vấn đề trọng đại khác. Bà Marion Nestle, chủ tịch phân khoa Nghiên Cứu về Thực Phẩm và Dinh Dưỡng của trường Đại học New York bảo rằng phần lớn chánh quyền các quốc gia không muốn bảo dân chúng của họ ăn ít thịt lại. Bà tiếp: "Mỗi khi chánh phủ Hoa Kỳ muốn đề nghị dân chúng ăn ít thịt lại hoặc từ bỏ việc ăn thịt thì các chính trị gia phản đối ầm ĩ. Rốt cuộc rồi nhà nước đành phải rút lại lời tuyên bố đó mà thôi. Mặc dầu từ cuộc nghiên cứu này đến hết cuộc nghiên cứu khác, các khoa học gia đều khuyến cáo dân chúng nên ăn ít thịt lại".

Tuy nhiên một khi đã biết được ăn thịt có liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc bệnh ung thư mà người ta vẫn cứ lao đầu vào sự nguy hiểm thì đó là quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Rất tiếc là thói quen ăn uống "bất cần đời" đó đã gây ra rất nhiều phiền toái và gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.


Bài XI

ĂN CHAY ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁCH

Bây giờ, chúng ta đã biết ăn chay là phương pháp dưỡng sinh tự nhiên nhằm để giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa được một số bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào để chọn lựa các thức ăn cho có đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của con người mới là một điều quan trọng. Theo sách Go Vegeterian của chuyên gia dinh dưỡng Chris Lehmann và Amanda Benham thì các thức ăn chay được chia ra làm bốn nhóm căn bản như sau :

1. Nhóm rau củ : Nhóm rau củ cung cấp cho chúng ta rất nhiều dưỡng chất cần thiết như sinh tố C, Beta-carotene, Riboflavin (Sinh tố B2), chất sắt, chất calcium, chất xơ (fibre) và nhiều loại chất bổ dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng này thường tìm thấy trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm như cải bông xanh (broccoli), cải bẹ dầy (spinach)...Đặc biệt những lọai rau củ có sắc vàng sậm và vàng cam như củ cà rốt, trái squach, khoai lang, và bí rợ cung cấp cho chúng ta một số lượng dồi dào về chất beta-carotene.

2. Nhóm cốc loại: Nhóm này gồm có bánh mì, gạo, bắp, hạt kê (millet), lúa mạch (barley) và lúa kiều mạch (oats). Thường thì cốc loại không nên chà trắng để còn giữ được trọn vẹn chất bổ dưỡng thiên nhiên. Đối với gạo thì đã có gạo lứt và bánh mì thì có bánh mì lứt tức whole meal bread bày bán đầy đủ trên thị trường. Cốc loại chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa sự tiêu hóa, tránh táo bón và ngừa được chứng ung thư ruột già, ruột cùng và bao tử.

3. Nhóm trái cây : Nhóm này phần lớn chứa nhiều sinh tố C, beta-carotene, chất xơ...Mỗi ngày ít nhất chúng ta phải ăn một lần trái cây. Đặc biệt cam, chanh, quít và bưởi chứa nhiều sinh tố C, một loại sinh tố giúp cơ thể chống lại nhiều lọai bệnh tật như bệnh cảm cúm. Sinh tố C cũng còn được các nhà khoa học Pháp gọi là sinh tố của sức mạnh hay sinh tố của sự cố gắng (vitamines de l’effort).

4. Nhóm đậu : Nhóm này gồm các loại đậu có màu xanh mà chúng ta thường dùng như đậu Hòa Lan, đậu đũa, đậu que.... Đậu nành cũng thuộc nhóm này và thường được chế biến dưới dạng đậu hủ, tương, chao và sữa vân vân. Ngày nay sữa đậu nành được bày bán trong các siêu thị có nhiều loại rất tốt và bổ dưỡng vì nó đã được pha chế thêm sinh tố và các chất dinh dưỡng khác theo đúng nhu cầu của cơ thể.

Ngoài bốn nhóm thức ăn chay được phân loại một cách đại khái như trên, chúng ta cũng còn nhiều loại thức ăn khác nhưng cũng không ngoài các nhóm được phân loại vừa kể. Hàng ngày chúng ta nên ăn uống cách nào cho đầy đủ các loại rau quả phối hợp gồm cả 4 nhóm thì cơ thể sẽ không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nào.

Ngoài ra chúng ta cũng còn cần phải dùng thêm các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt rẻ (chestnut), hạt walnuts... Các loại hạt này thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhất là chất béo. Tuy nhiên nếu lạm dụng các loại hạt này cũng có thể gây ra chứng thừa chất béo trong cơ thể hay gọi là bệnh cao mỡ.

Dầu ăn thảo mộc rất tốt nếu so sánh với mỡ động vật. Nhưng nếu chúng ta dùng dầu thảo mộc để chiên thức ăn xong rồi tiết kiệm để dành lại chiên thêm lần nữa thì dầu ăn này không còn thuần khiết. Nó lại trở thành một loại dầu khó tiêu trong cơ thể như mỡ động vật vậy. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng dầu chiên qua thức ăn một lần rồi bỏ. Dầu thảo mộc tốt nhất theo thứ tự là dầu mè, dầu ô-liu, dầu bông quỳ, dầu đậu nành và các loại đầu thảo mộc thông thường khác.

Người ăn chay trường nên ăn các loại thực phẩm thiên nhiên còn tươi tốt. Những loại rau quả để lâu hay đóng hộp hoặc được chế biến bằng các phương pháp hóa học để có mùi vị thơm ngon hạp với khẩu vị, có thể coi là thực phẩm chay chớ không phải là thức ăn dinh dưỡng.


Bài XII

TÂM SỰ CỦA MỘT NỮ MINH TINH ĐIỆN ẢNH
ĂN CHAY TRƯỜNG

Cô Alicia Silverstone, nữ minh tinh xinh đẹp và duyên dáng của thủ đô điện ảnh Hollywood. Cô có vóc hình thon gầy trong vai Batgirl (cô gái người dơi) trong phim Batman, rất được nhiều khán giả hăm mộ. Tuy nhi? sau khi đóng xong cuốn phim đó rồi, cô chẳng may lên cân vùn vụt và bị thiên hạ chế giu đặt cho cái biệt danh là Fatgirl (cô gái mập). Hiện nay nữ tài tử Silverstone chẳng những đã lấy lại được thân hình xinh đẹp mà còn khỏe mạnh hơn xưa. Sau đây là tâm sự của cô đã kể trong tuần san New Idea số ra ngày 11 tháng 3 năm 2000 về bí quyết mà cô đã hồi phục lại sắc đẹp như sau.

Khi tôi bị người ta gọi là Fatgirl, phải nói tôi không lấy đó làm điều hổ thẹn mà còn được hãnh diện coi như là một động lực giúp tôi phấn đấu, rèn luyện bản thân để cương quyết lấy lại cho mình một sự quân bình.

Theo tôi, nhan sắc, địa vị, áo quần xinh đẹp và xe cộ đắt tiền chẳng phải là những thứ quan trọng. Vấn đề là mình có tốt với chính bản thân mình, với mọi người và những liên hệ ràng buộc chung quanh không.

Bạn trai của tôi, Chris Jarecki, là một người ăn chay trường. Chúng tôi đã quen nhau từ mấy năm nay rồi. Tôi nghĩ con đường duy nhất để tìm hiểu người khác là tự mình phải xét coi mình có tốt hay không, tâm hồn mình có cởi mở hay không rồi mới xem người ta phản ứng lại như thế nào.

Hiện giờ tôi cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, vui tươi và yêu đời hơn bao giờ hết. Lý do là vì hai năm trước đây tôi đã quyết định trở thành một người trường chay thuần túy (vegan). Chuyện này hồi đó đối với tôi thật là khó khăn nhưng bây giờ đã là sự thật. Ban đầu hai động lực mạnh nhất thúc đẩy tôi trở thành một người ăn chay trường là luân lý và đạo đức. Sau đó tôi mới biết thêm sự ăn chay sẽ tạo cho mình có được một kho tàng sức khỏe.

Từ nay về sau, tôi sẽ không còn lo lắng về chuyện lên cân nữa. Thú thật tôi không biết mình đã mất được bao nhiêu kí lô vì không bao giờ tôi dám đếm số kí của tôi. Điều tôi muốn nói ở đây là tôi không còn bận tâm về chuyện sức khỏe, vì các thức ăn của tôi hiện giờ đều là những thực phẩm lành mạnh.

Một chuyện đáng nói khác là ngay từ lúc tôi bắt đầu ăn chay, thì thường đêm đều có một giấc ngủ êm đềm và không mộng mị bởi vì những thức ăn chay được tiêu hóa một cách d dàng hơn. Năng lực của tôi cũng được phát triển. Tóc của tôi cũng biến thành óng mướt. Da dẻ mịn màng và tôi có cảm giác nhẹ nhàng hơn trong khi đi đứng.

Tôi bắt đầu ăn chay trường từ năm 21 tuổi. Nghĩa là tôi đã từ bỏ thịt, cá, đồ biển, sữa và các sản phẩm của sữa. Điều đó đối với tôi khó khăn vô cùng nhưng tôi cứ cương quyết. Sở dĩ tôi lãnh hội được ý nghĩ để trường chay là vì tôi đã đọc được các tài liệu nói về sự tàn bạo bất công mà loài người chúng ta đã đối xử với các loài cầm thú trong các trại chăn nuôi nên tôi cương quyết bỏ tất cả thịt động vật ra khỏi thực đơn của mình.

Gần đây hầu hết các quán ăn nhỏ, các nhà hàng lớn đều có những món ăn đặc biệt cho người ăn chay trường. Nó được chế biến có hương vị giống như các thức ăn mặn, nhưng thành phần nguyên liệu đều là rau cải, đậu nành hay mì căn.

Vì thấy tôi càng ngày càng khỏe và đẹp hơn nên hầu hết bạn bè của tôi giờ đây cũng đã chuyển hướng ăn chay. Cha và mẹ của tôi cũng đang cố gắng để trở thành những người trường chay hoàn hảo. Tôi hết sức vui mừng vì gần đây cha tôi điện thoại bảo ông đã hoàn toàn từ bỏ các loại thịt thú vật. Chỉ còn đồ biển như tôm, cua, cá, tép thì ông tập từ bỏ dần dần để không còn vương vấn. Tôi quá sung sướng vì đây là một biến đổi lớn lao trong cuộc đời của cha tôi, một người đã ăn thịt gần suốt cả cuộc đời mình.

Sự ăn chay trường đã đưa tôi tới một cương vị tốt. Thánh Ghandi và khoa học gia Albert Einstein lúc sinh tiền đều là những vị ăn chay trường nổi tiếng trên thế giới. Linda McCartney, vợ quá cố của nhạc sĩ Paul McCartney của ban nhạc lừng danh The Beatles, hồi còn sống cũng là một người trường chay. Nhưng rất tiếc tôi chưa hề diện kiến được bà. Cũng đồng quan điểm với Linda, tôi nghĩ dân chúng cần nên được giáo hóa về sự đau khổ và khiếp đảm của súc vật trong khi được loài người nuôi nấng cũng như khi được đưa vào lò sát sinh. Mọi người cần phải được hiểu loài vật cũng cảm nhận được sự đau đớn về thể xác, cũng kinh hoàng la hét trước khi bị hành quyết như con người vậy. Tôi nghĩ sát hại súc vật để làm thức ăn cho loài người là một điều không cần thiết.

Nhưng bất kể vì lý do gì, một khi bạn đã chọn con đường trường chay để tránh sát sinh thì sự ích lợi thiết thực đầu tiên là có sức khỏe và trở thành một con người có đạo đức.

http://www.quangduc.com/AnChay/0achay03.html