Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Hẵy chấp nhận họ là họ - Achema - Zen - Accept them what they are (Phần 1)

Nguồn: Kim Morris - Diệu Ngọc


Những người tự cảm thấy có tội được chuyển hoá một cách thật dễ dàng. Những người cảm thấy vui sướng, cảm thấy mình là đúng lại thật khó chuyển hóa. Do đó, người đã có lòng tin tín ngưỡng rất khó chuyển hoá, trong khi người không có lòng tín ngưỡng lại dễ chuyển hóa hơn.


Đây là cái bí ẩn của cuộc đời. Đừng bao giờ cảm thấy mình là phải, và đừng bao giờ cố cho là mình đúng.........đừng bao giờ bị vướng mắc vào các ý nghĩ đó. Và cũng đừng bao giờ nghĩ người khác là sai. Vì cả hai việc này liên kết với nhau.......Nếu cảm thấy mình là đúng, là phải, thì sẽ luôn luôn buộc tội người khác vì cho họ là sai lạc. Đừng bao giờ buộc tội bất cứ ai và cũng đừng bao giờ tự khen mình; nếu không ta sẽ bỏ lỡ đi cơ hội học hỏi tốt. Bert Hellinger gần đây đã tới Malaysia và cho Wee một lời khuyên đặc biệt “Khi bạn nghĩ là bạn biết một việc gì đó; chính là lúc bạn không biết cái gì hết”.
Hãy chấp nhận mọi người là chính họ. Đó là con đường của chính riêng họ, và hơn nữa mình là ai mà dám quyết đoán họ là đúng hay sai? Nếu họ sai họ chịu khổ sở, nếu họ đúng họ được phước. Nhưng ta là ai mà dám buộc tội họ?
Việc buộc tội người khác làm bộc lộ cái ngã của chính mình ra. Đó là lý do thúc đẩy người ta nói nhiều về những sai lầm của người khác...... để có cảm giác chính họ là đúng. Người kia có ảo tưởng sai lầm ......chứ tôi không có ảo tưởng sai lấm đó........ Người nọ là kẻ giết người.......it ra tôi không thuộc loại giết người như vậy........ Rồi cứ tiếp tục như thế, cái ngã càng ngày càng phát triển mạnh mẽ thêm. Người ta đề cập đến những cái xấu xa, cái tội lỗi và những chuyện bất hạnh xẩy ra trong cuộc đời của người khác. Người ta không ngừng nói về những chuyện đó. Rồi phóng đại tô mầu thêm lên, vì việc đó mang đến cho người ta cảm giác “Tôi mới là người tốt” Nhưng chính cảm giác này sẽ trở thành bức tường ngăn chận cho chính họ.
Hãy từ bi, hãy thông minh, và hãy yêu thương hơn. Nên nhìn người khác mà không xét đoán. Và không bao giờ tự cho là mình đúng, cũng như đừng bao giờ cho là mình thánh thiện. Không bao giờ tự làm cho mình trở thành “Ông Thánh” hay “Bà Thánh” – Không bao giờ.
Hãy duy trì ở vị thế bình thường, ở vị thế không là gì cả. Và trong sự vắng mặt của chính mình (ngã), người khách sau cùng sẽ lộ diện.........người khách đó là sự chuyển hoá.
Ta có thể thấy những người đang cố sức giúp đỡ những người khác ... ... nhưng sự giúp đỡ đó không thật tình ... .sự giúp đỡ đó chỉ là cố làm cho người khác thay đổi chứ không là chấp nhận người khác như họ là chính họ. Khi cố gắng thay đổi một người nào khác là cố tình đổi họ thành một bản sao khác, cố đổi cho họ rập theo ý nghĩ của mình, mà tuyệt đối không chú ý tới cá nhân người mình muốn giúp. Mình có một lý tưởng nào đó, và mình cố làm cho người khác đi theo đường hướng của tư tưởng đó. Những người làm chuyện đó đã cho là: Ý tưởng là quan trọng hơn cả, và con người nhân bản không có gì là quan trọng nữa.
Trên thực thế, sự cố gắng làm thay đổi người khác theo ý nghĩ của mình là một chuyện tàn bạo. Ta có thể nhìn thấy biết bao nhiêu sự tàn ác đã ấp ủ sẵn trong tâm trí của ta. Đó là sự khiêu khích; đó là sự cố gắng tiêu diệt kẻ khác. Đó không thực sự là yêu thương nhưng ta lại cho đó mới đúng là thương yêu và dùng nó làm căn bản cho mọi đề nghị bắt người khác thay đổi. Đó không phải là lòng từ bi, vì từ bi bác ái là luôn luôn để cho người khác được tự là chính họ. Từ bi không có lý tưởng, từ bi chỉ là khí hậu. Từ bi không cho ta một hướng đi, từ bi chỉ cho ta thêm năng lực. Rồi từ đó ta chuyển động. Rồi hạt giống của ta, tùy theo bản tính tự nhiên, sẽ trổ mầm. Không ai cưỡng bách được ai làm bât cứ điều gì.
Thế giới này có đầy những người truyền giáo. Có quá nhiều người đang cố gắng thay đổi, chuyển đổi, biến đổi người khác theo lý tưởng của riêng họ. Ý nghĩ không nên phải là quan trọng hơn một cá nhân. Toàn thể nhân loại cũng không quan trọng hơn một cá nhân. Nhân loại là một ý tưởng; mỗi người riêng biệt là một thực tế.
Chia sẻ cái gì của mình, nhưng hãy để người khác hoạt động theo số phận của chính họ. Định mệnh đó không biết trước được; không ai biết cái gì sẽ nở hoa. Đừng đưa ra một mô hình; vì như vậy bông hoa sẽ bị phá nát. Và nên nhớ rằng mỗi cá nhân đều là một sự độc nhất khác biệt. Trước đó không có một ai như thế và sau đó cũng không có người nào giống như vậy nữa. Sự hiện hữu không bao giờ tái diễn, không có tính cách lập đi lập lại; nó cứ tiếp tục tự phát minh ra.
Nếu cố làm cho một người thành giống như Phật Cồ Đàm, ta sẽ là kẻ phá hoại, Đức Phật Cồ Đàm không thể trở lại được. Và không cần như vậy. Một vị Phật thôi là vừa đẹp, nhiều vị Phật quá sẽ là nhàm chán. Cũng đừng cố làm cho một người nào đó thành Jesus. Để người đó là chính họ; đó là phương cách họ tự đại diện cho chính họ trên trái đất này. Không những ta mà cả người đó cũng không biết chính họ đang mang trong họ một công việc gì. Chỉ có tương lai mới hiển thị cái công việc đó thôi. Không những chỉ riêng ta mà chính người đó cũng sẽ ngạc nhiên khi đoá hoa của họ nở rộ. 
Mọi người ai cũng có mang một bông hoa của triển vọng và quyền lực vô biên, của khả năng vô tận.

Kim Morris dịch dựa theo bài viết của Achema – Malaysia 2009
August 2012
http://quangduc.com/file_chinh/view-detail-7382-3-244-quan_diem.html