Hiển thị các bài đăng có nhãn langmai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn langmai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Phẩm 12: Đề bà đạt đa - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Chúng ta hãy đi sang phẩm thứ 12 là phẩm Đề Bà Đạt Đa, trang 314.

Các nhà khảo cứu cho chúng ta thấy rằng phẩm thứ mười hai, cũng như phẩm thứ mười ba và phẩm thứ mười bốn sau này, là những phẩm đã được thêm vào tương đối trễ trong lịch sử hình thành kinh Pháp Hoa, và những phẩm này không thuộc về Bản môn. Nếu phân kinh Pháp Hoa ra hai lãnh vực Bản môn và Tích môn, thì những phẩm này phải thuộc về phần Tích môn. Do đó tôi nghĩ rằng, đứng về phương diện hình thức mà nói, mình có thể đưa ba phẩm này lên trước phẩm thứ 11, tức là phẩm Hiện Bảo Tháp, thì sẽ hợp lý hơn.

Trong phẩm thứ 12, Bụt thọ ký cho em họ của Ngài là Đề-Bà-Đạt-Đa. Phẩm này có mục đích để chứng minh rằng những người đã làm chảy máu một đức Như lai, nghĩa là đã gây ra những tội ác rất lớn, như xuất Phật Thân huyết, giết cha, giết mẹ v.v... thìnhững tội đó vẫn không làm mất đi cái hạt giống, cái khả năng thành Bụt trong tâm của người phạm tội. Như vậy Bụt đã dùng một trường hợp khó khăn nhất để chứng minh rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Cũng trong phẩm này, chúng ta học được rằng một em bé tám tuổi và là một em bé gái, cũng có khả năng thành Bụt. Đó là con gái của Long Vương.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Phẩm 11: Hiện bảo tháp - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ 11, tức là Phẩm Hiện Bảo Tháp, trang 295.

Tôi có quen một người tên là Jim Forest. Một hôm tới thăm anh ở New York, tôi thấy anh chứa trong kho của anh những vỏ chai Coca Cola. Khi có người đến thăm, anh thường mời họ uống Coca Cola. Nếu người khách đó nổi tiếng, anh ghi tên vị đó vào một miếng giấy, dán vào vỏ chai và giữ lại trong kho làm kỷ niệm. Vỏ chai Coca Cola đâu có giá trị gì nhiều, nhưng tại vì chai Coca đó đã được nhân vật nổi tiếng kia uống, nên anh Jim đã thấy cái giá trị riêng của nó.

Cũng vậy, mảnh đất mà trên đó có người tụng kinh Pháp Hoa sẽ trở nên một vùng đất rất có giá trị. Chúng ta thấy những họa sĩ tài ba như Van Gogh hay những nhà văn nổi tiếng như Charles Dickens, những món đồ họ để lại như một cây gậy, một cái nón v.v..., tất cả đều trở thành những vật quí giá, rất đắt tiền. Vậy thì sự linh thiêng hay quí giá của một vật không phải là do bản chất của nó, mà do một cái có giá trị tâm linh đã đi ngang qua đó và đã đồng nhất với vật đó.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Phẩm 10: Pháp sư - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Ta hãy đi sang Phẩm thứ mười, gọi là Phẩm Pháp Sư, trang 281. Chúng ta có thể xem phẩm này là phần kết thúc của phần mà Tông Thiên Thai gọi là Tích môn, đồng thời cũng là sửa soạn cho việc mở cửa để vào pháp giới Bản môn.

Phẩm này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của Pháp. Pháp cũng quan trọng như Bụt. Cúng dường Pháp thì có phước đức, quan trọng tương đương với cúng dường Bụt. Niệm Bụt có thể đưa tới sự chuyển hóa, công đức vô lượng, nhưng niệm Pháp cũng có thể đưa tới sự chuyển hóa và đem lại công đức vô lượng. 

Trong phẩm này, chúng ta thấy kinh Pháp Hoa chính là bản thân của Bụt. Khi chúng ta cúi đầu, tỏ niềm cung kính đối với kinh Pháp Hoa tức là chúng ta cúi đầu và tỏ niềm cung kính đối với Bụt, công đức ngang nhau. Chính trong phẩm này chúng ta học được rằng kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh điển. Danh từ Pháp sư ở đây có nghĩa là người đem giáo pháp của Bụt ra để chia xẻ cho người khác. — đây Pháp sư được diễn tả là một vị đại sứ của Bụt, mang thông điệp của Bụt đi khắp cùng mười phương thế giới. Thông điệp này là thông điệp Pháp Hoa, thông điệp nói cho mọi người biết rằng ai cũng có khả năng tính thành Bụt, và có khả năng tính độ thoát cho tất cả mọi loài chúng sanh. Cũng ở trong phẩm này ta thấy rằng Bụt không những thọ ký cho những người sống trong thời Bụt còn tại thế, mà còn có thể thọ ký được cho những người sinh ra, lớn lên và hành đạo trong thời đại sau khi Ngài đã nhập diệt.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Phẩm 09: Thọ học vô học nhân ký - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Bây giờ chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ chín, trang 272, gọi là Thọ Học Vô Học Nhân Ký, tức là thọ ký cho những người hữu học và vô học.

Trong phẩm này, Bụt thọ ký cho hai vị tượng trưng cho giới khất sĩ trẻ là thầy A-Nan và thầy La-Hầu-La. Những vị này được thọ ký chứng tỏ rằng không phải chỉ có những vị La Hán lớn tuổi mới có thể thành Bụt, mà những người xuất gia trẻ tuổi cũng có khả năng thành Bụt như thường. Sau khi thọ ký cho thầy A Nan và thầy La Hầu La thì Bụt thọ ký cho 279 người khác trong giới hữu học và vô học. Hữu học ở đây có nghĩa là đang còn phải học hỏi và thực tập, còn chữ vô học này không có nghĩa là người ngu dốt mà là người không cần học nữa, người đó đã đủ kiến thức rồi, đã biết thực tập rồi, nay chỉ cần thực tập thêm thôi. Thành ra hai chữ hữu học và vô học ở trong kinh điển, phải được hiểu theo nghĩa đặc biệt, không thể hiểu theo nghĩa ngoài đời được. Theo danh từ đạo Bụt, hữu học là dở hơn vô học. Như vậy, những người còn đang cần phải học hỏi cũng có thể được thọ ký, và nếu chúng ta là những người đã học hỏi đủ rồi, chỉ cần thực tập thôi, thì chúng ta cũng được thọ ký.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Phẩm 08: Ngũ bách đệ tử thọ ký - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Hôm nay chúng ta đi sang phẩm thứ tám, Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ ký, tức là phẩm nói về việc thọ ký cho 500 vị đệ tử.

Phẩm này cũng có một thí dụ thật hay, gọi là Bảo châu trong áo, tức là viên ngọc được kết trong áo. Trong phẩm này thầy Phú Lâu Na được thọ ký trước tiên. Phú-Lâu-Na Di-Đa-La-Ni-Tử, Pũrna Maitr€yaẾỉputia, mình dịch là Mãn-Từ-Tử. Thầy nổi tiếng là một người thuyết pháp hay.

Lúc đó thầy Phú Lâu Na có mặt trong đại chúng. Bụt nhìn thầy và mở lời thọ ký cho thầy. Theo Bụt dạy, thầy Phú Lâu Na sẽ thành Bụt, hiệu là Pháp Minh, và ở trong cõi tịnh độ của Bụt Pháp Minh, thức ăn được dọn ra mỗi ngày có hai món, thứ nhất là Pháp hỷ thực, và thứ hai là Thiền duyệt thực. Trang 260, đoạn thứ ba: Nhân dân nước đó thường dùng hai loại thức ăn, một là Pháp-hỷ thực, hai là Thiền duyệt thực. Pháp hỷ tức là niềm vui được nghe pháp, được học Phật Pháp. Được nghe pháp thoại, được dự pháp đàm, được viết những bài tiểu luận về pháp, đó là một niềm vui và đó cũng là thức ăn của mình. Vì vậy khi tôi nói quý vị nạp bài cho tôi, thì quý vị phải biết rằng thầy mình đang cho mình ăn một món rất ngon, mình sẽ được Pháp hỷ thực, mà đừng nghĩ rằng mình phải lao động cực khổ. Pháp hỷ thực thuộc về phương diện học hỏi, còn thiền duyệt thực thuộc về phương diện hành trì. Cố nhiên khi nghe pháp, mình cũng có thực tập thiền duyệt, tại vì nếu nghe ở trong sự vắng lặng, nghe với định tâm, thì trong khi ăn món ăn Pháp hỷ, mình cũng có ăn món gọi là thiền duyệt. Thiền duyệt tức là lấy cái vui của sự thiền tập để làm thức ăn. Hỷ cũng là vui mà duyệt cũng có nghĩa là vui. Trong bài kệ cúng dường buổi trưa có cả hai danh từ này:

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Phẩm 07: Hóa thành dụ - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Chúng ta hãy đi sang phẩm Hóa Thành Dụ, phẩm thứ bảy, bắt đầu từ trang 211. Trong phẩm này chúng ta ghi nhận một thí dụ gọi là Hóa thành. Thí dụ này ở trang 240, đoạn thứ 16.

Thí dụ có một con đường rất dài, dài 500 do-tuần (7) (Yojana), đầy hiểm nguy, đầy tai nạn, rất hoang vắng, và có đủ thứ ghê sợ. Có một đoàn rất nhiều người muốn vượt con đường này để đến một kho châu báu, do một người đưa đường tài giỏi, thông suốt địa hình địa vật dẫn đường. Người đó gọi là đạo sư, tức là vị thầy chỉ đường. Đoàn người đi chưa được nửa đường thì kiệt sức, mỏi mệt và trong tâm phát sanh ra ý muốn không đi nữa. Đường thì xa và đầy hiểm nguy, tai nạn lại nhiều, đi đến đây thì kiệt sức, họ thối tâm nghĩ rằng chi bằng quay về cho rồi. Nửa đường muốn thối lui! Có ai trong chúng ta đã khởi tâm muốn thối lui chưa?

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Phẩm 04: Tín giải - Kinh PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Chúng ta đi sang Phẩm thứ tư, Phẩm Tín Giải. Phẩm này đưa ra một ví dụ về đứa con nghèo túng cùng cực. Thật ra ví dụ này không phải do Bụt nói, mà do một số các thầy đã đạt được giác ngộ nhờ những điều mà Bụt vừa chỉ dạy, nên họ đã có thể nói ra ví dụ này. Các thầy đó là thầy Tu Bồ Đề, thầy Đại Ca Chiên Diên, thầy Đại Ca Diếp, và thầy Đại Mục Kiền Liên.Các thầy này sau khi nghe Bụt giảng thuyết, giật mình tỉnh thức và quỳ xuống bạch với Bụt rằng: Chúng con thuộc về hàng Thượng tọa trong giới Thanh văn, tuổi chúng con đã lớn, chúng con nghĩ rằng mình đã được Niết Bàn tuyệt đối và không còn trách vụ gì nữa, và cũng không có ý định trở nên một vị toàn giác như Bụt. Nhưng bây giờ chúng con biết rằng điều đó không đúng. Chúng con được nghe Bụt khai thị rồi, nên mới cảm thấy mình có cái tiềm lực rất lớn ở trong tim, và chúng con đã từ bỏ cái mặc cảm nghèo hèn của một người tự túc, tự mãn, và chúng con mang trong lòng cái năng lượng vô lượng vô biên của một vị Bồ Tát. Nhờ Bụt giúp chúng con mở mắt ra, nên chúng con mới có được cái năng lượng vô lượng vô biên đó, chúng con xin đền ơn Bụt bằng cách nói ra cho đại chúng hôm nay một thí dụ. Và các vị đó đã nói ra cái thí dụ gọi là Cùng tử. Cùng tử là đứa con nghèo khó cùng cực. Người con đó, từ hồi bé thơ, đã bỏ nhà trốn qua một nước khác, trên hai, ba mươi năm nay. Lớn lên, người đó rất là nghèo khổ, đi tha phương cầu thực để nuôi thân, rồi tình cờ một hôm về tới quê hương của mình mà không biết. Người đó không biết gốc tích của mình từ đâu, không biết gia thế của mình ngày xưa ra sao.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Phẩm 03: Thí dụ - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Chúng ta hãy đi sang phẩm thứ ba là Phẩm Thí Dụ. Phẩm này gọi là thí dụ, nhưng thật ra không phải là phẩm duy nhất có nói về thí dụ. Trong toàn bộ kinh Pháp Hoa chúng ta còn thấy rất nhiều thí dụ trong các phẩm khác nữa.

Sau khi thầy Xá Lợi Phất nghe Bụt nói về đạo Nhất Thừa, và về sự thực tất cả mọi người đều có hạt giống Bụt, và có thể thành Bụt, thì thầy rất lấy làm sung sướng. Thầy liền phát tâm Đại Thừa, và mặc cảm tự ti của thầy tiêu tan. Thầy biết rằng trong tương lai mình sẽ thành Bụt và sẽ chuyển pháp luân vô thượng để giáo hóa các vị Bồ Tát giống hệt như Bụt bây giờ vậy. Đó là đại ý của bốn hàng chót, trang 103:

Con quyết sẽ thành Phật,
Được trời, người cung kính,
Chuyễn pháp luân vô thượng,
Giáo hóa các Bồ Tát.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Phẩm 02: Phương tiện - KINH PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Bây giờ chúng ta đi sang phẩm Phương tiện, phẩm quan trọng nhất của kinh. Phẩm Phương tiện là phẩm thứ hai và ta có thể nói đây là phẩm cương lĩnh của kinh Pháp Hoa.

Phương tiện là những cái khéo léo mà mình dùng để có thể hoàn tất được cái ý định của mình. Tiếng Pháp dịch là Moyen habile. Trong bản dịch tiếng Anh, phẩm Phương tiện được dịch là Experience device, Skillful means, tiếng Phạn là Upayakausalya, còn tiếng Hán là Phương tiện quyền xảo. Trong kinh ta chỉ thấy dùng chữ Phương tiện thôi.

Khi cầm một chiếc áo tràng lên thì chỗ ta nên cầm nhất là cái sống áo. Cương lĩnh cũng vậy, nắm được cương lĩnh tức là nắm được toàn bộ kinh Pháp Hoa. Cố nhiên kinh Pháp Hoa còn nhiều phẩm khác, nhưng các phẩm đó là để giúp phẩm này nói ra sự thật, nói ra điều quan trọng mà kinh muốn nêu lên. Sau khi đọc phẩm Phương tiện tức là phẩm cương lĩnh, chúng ta sẽ đọc những phẩm tiếp theo, từ phẩm thứ ba đến phẩm thứ chín, gọi là bảy phẩm tường thuyết. Tường thuyết tức là nói rõ ra. Như vậy, sau phẩm thứ hai, kinh có bảy phẩm khác để làm sáng tỏ thêm Phẩm Phương tiện. Biết vậy thì khi tụng đọc quý vị sẽ dễ theo dõi hơn.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Kinh Pháp Hoa - Phẩm thứ nhất: Tựa

Thích Nhất Hạnh

Không như kinh Duy Ma, kinh Pháp Hoa có nhiều nguyên bản bằng tiếng Phạn còn được duy trì cho tới ngày nay. Người ta tìm được rất nhiều bản Phạn ngữ từ Nepal, Kashmir (Pakistan), và từ Trung Á (Central Asia). Cũng có bản được tìm thấy ở Tây Tạng, và gần đây có một bản được tìm ra ở Khotan (còn gọi là Kustana ở Turkestan, trung tâm Phật giáo phồn thịnh nhất ở Trung Á cho đến khi bị người Hồi xâm chiếm. Đạo Bụt được du nhập vào đất này từ khoảng thế kỷ thứ hai trước tây lịch).

Về bản dịch bằng tiếng Hán, nghe nói tất cả có đến 17 bản. Có những bản dịch đủ, có những bản dịch thiếu, nhưng trong Đại Tạng, bây giờ chỉ có ba bản là đầy đủ, và bản dịch lưu loát nhất là bản dịch của thầy Cưu-Ma La-Thập (KumẠrajiva). Khi đọc tác phẩm Đại Trí Độ Luận của Thầy Long Thọ, ta thấy rằng bản kinh Pháp Hoa mà Thầy Long Thọ sử dụng là một bản nằm giữa bản của Thầy La Thập dịch và bản của Thầy Pháp Hộ dịch, tên là Chánh Pháp Hoa Kinh. Khi nghiên cứu hai bản này bằng chữ Hán, ta thấy bản mà chúng ta đọc ở trong Đại Trí Độ Luận, tuổi tác của nó nằm giữa nguyên bản tiếng Phạn mà thầy La Thập dùng, và nguyên bản tiếng Phạn mà thầy Pháp Hộ dùng.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.


Chìa khóa số 1

Nhận diện Tích môn và Bản môn 


Như đã nói ở trên, tổng quát, kinh có thể được chia ra làm hai phần, một phần có dính líu nhiều đến Đức Bụt của lịch sử, gọi là Tích môn. Phần thứ hai nói về kinh lý muôn đời, về giáo pháp vượt khỏi thời gian và không gian, trình bày cái bản chất của Pháp, gọi là Bản môn.

Chìa khóa để giúp quý vị khi đọc Pháp Hoa có thể nhận ra cảnh giới mình đang tiếp xúc là: Trong kinh Pháp Hoa, khi nào mắt của mọi người nhìn xuống đất, nhìn vào cây cối, vào đồi núi, vào nhau, thì lúc đó ta biết mọi người đang ở trong thế giới sinh diệt Tích môn. Khi tầm mắt mọi người nhìn lên không trung, thì lúc đó mình bắt đầu đi vào thế giới vô sinh vô diệt của Bản môn. Chỉ cần nhớ như vậy thì khi đọc kinh Pháp Hoa, ta sẽ không thấy bị ngỡ ngàng, phân vân.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Sự phân định các phẩm trong kinh Pháp Hoa

Người xưa phân kinh Pháp Hoa ra làm hai phần. Phần đầu gồm 14 phẩm, gọi là Tích môn. Phần thứ hai gọi là Bản Môn. Phần Tích môn nói về những gì đã xảy ra trong thời Bụt Thích Ca còn tại thế, một đức Bụt của lịch sử, nhìn qua con mắt thông tục của con người, tức là con mắt của người trần mắt thịt. Họ thấy Bụt có sinh ra, có lớn lên, có tu học, có hoằng Pháp, có thọ ký cho một số người thành Bụt sau này, trong đó có anh chàng rất khó tính Đề-Bà- Đạt-Đa, và có nhập diệt. Phần thứ hai là phần Bản môn, mở cho ta thấy Bụt trên một bình diện khác, vượt thời gian và không gian, Bụt của thực thể, Bụt của Pháp thân, tương đương với The Living Christ trong Ki-tô giáo.

Có người nghĩ rằng nếu Bụt còn ở tại đời này, thì Bụt sẽ chứng minh rằng sau này tôi sẽ thành Bụt, Bụt có thể thọ ký cho tôi, nhưng nếu Bụt nhập diệt rồi thì ai có khả năng làm điều đó cho tôi? Các Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên đều đã được thọ ký, còn tôi sanh ra hơn 2500 năm về sau, thì ai chứng nhận được cho tôi? Vì vậy mà kinh phải khai mở Bản môn,nghĩa là phải chỉ cho ta thấy rằng Bụt Thích Ca vẫn còn ngồi đó, và Ngài nói với mình rằng: Con ơi, con cũng có thể thành Bụt được như tất cả mọi người. Nghĩa là mình không cần phải trở về 2500 năm trước mới được nghe Bụt Thích Ca nói câu đó. Ngồi đây và mình chỉ cần lắng lòng là mình nghe được câu nói đó của Bụt. Như vậy trong phần Bản môn của kinh, chúng ta không thấy Bụt trong khung thời gian và không gian nữa, mà thấy Bụt vượt thoát thời gian và không gian.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Đạo Bụt Đại Thừa chống báng việc thần thánh hóa Bụt Thích Ca

Thích Nhất Hạnh

Ta nên biết rằng khi Bụt nhập diệt rồi thì có một niềm thương tiếc rất lớn lao phát sinh trong giáo đoàn. Ai cũng thấy có một khoảng trống rất lớn. Điều này cũng đã xảy ra trong lịch sử của Ki-tô Giáo. Khi Chúa mất đi, sự thương tiếc và quí trọng Chúa cũng đã trở nên rất lớn lao.

Đối với đạo Bụt, chính nhờ sự nhập diệt mà nhiều vị đệ tử của Ngài mới thấy được giá trị của Bụt Thích Ca. Sự thương tiếc, quí trọng đó đã được biểu hiện trên mọi hình thức. Hình thức đầu tiên là phải lập Tháp để thờ. Hình thức thứ hai là thần thánh hóa Bụt, trang sức cho Bụt bằng những phép thần thông, những khả năng mà người thường không thể đạt được. Như vậy, do sự thương tiếc, quí trọng, yêu mến mà người ta đã đem những phép tắc thần thông phủ trùm lên con người của Bụt, và từ một con người, Bụt biến thành một Siêu nhân, một Superman. Khi vòng hào quang phủ nhiều quá lên người, thì Bụt mất đi cái tính cách người của Bụt, cho nên giữa Bụt và chúng ta có một sự xa cách. Đó là một điểm tuy tích cực nhưng cũng là tiêu cực, vì từ đó mà có một số đông người đã cho rằng những điều Bụt làm, chỉ có Bụt mới làm được, còn chúng ta thì đành bó tay! 

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Hoa sen và các tông phái trong đạo Bụt

Nhật có một tông phái do Thầy Nhật Liên (Nichiren) thành lập, gọi là Nhật Liên Tông. Tông phái này lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản cho tư tưởng và sự thực hành. Đây là một tông phái nặng về thực hành, và phương pháp thực hành của họ là thay vì niệm Bụt, họ niệm Pháp. Ta biết rằng trong đạo Bụt có rất nhiều phương pháp tu học. Phương pháp niệm có công năng thoa dịu những đau khổ, những nhọc nhằn, những vọng tưởng của mình. Âm thanh của Bụt về được với thân tâm ta thì ta sẽ thấy êm dịu nhẹ nhàng, thanh thoát. Nếu những năng lượng của Bụt như thức tỉnh và thương yêu về an trú trong ta và nếu ta tiếp nhận được chúng từ đáy tim, thì ta sẽ được khoẻ khoắn vô vàn.

Niệm Bụt có thể dùng âm thanh, gọi là Trì danh, mà cũng có thể dùng hình ảnh, gọi là Quán tưởng. Niệm Bụt cũng có thể dùng hơi thở, gọi là Sổ tức. Đưa tất cả những tính chất của Bụt về trong tâm thức mình, hoặc bằng hình ảnh, âm thanh, hoặc bằng đức tính hay giáo pháp (recollections of the Buddha). Tuy vậy, phái Nhật Liên Tông không chủ trương niệm Bụt, mà lại chủ trương niệm Pháp, tại vì Pháp niệm là một trong nhiều phương pháp €nussati. Pháp của họ niệm là Pháp Hoa,và câu niệm của Tông phái Nhật Liên là Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Văn thể và các giai đoạn hình thành của kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa có nhiều trùng tụng hơn kinh Duy Ma. Trùng tụng tức là phần kệ tụng ở trong kinh, tiếng Phạn là Geya, mình phiên âm là Già-đà. Kinh Duy Ma chỉ có hai đoạn trùng tụng mà thôi. Đoạn thứ nhất là ca ngợi Bụt, nói về Phật Thân Quang, đoạn thứ hai là nói về gia đình của Như Lai. Nếu đọc kinh Pháp Hoa quý vị sẽ thấy trùng tụng là những đoạn thi kệ lập lại những ý đã được nói trong phần trường hàng (Sũtra). Trường hàng tức là văn xuôi. Khi đọc các kinh Đại Thừa, ta thường có cảm tưởng phần kệ tụng là để tóm thâu lại phần trường hàng.


Có rất nhiều thể tài của kinh điển, như Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi, Thí dụ, Nhân duyên, Vô vấn, Bản sanh, Bản sựv.v... — đây ta mới nói đến hai thể tài đầu của kinh điển đạo Bụt là Trường hàng và Trùng tụng. Ta có thể nghĩ rằng hai thể tài đó xuất hiện đồng thời. Khi còn trẻ tôi thường nghĩ rằng sở dĩ kinh có phần trùng tụng vì phần này dễ nhớ hơn, lý do là thi ca thì dễ đọc và dễ thuộc hơn văn xuôi. Điều đó cũng đúng, nhưng không đúng trong trường hợp này cho lắm. Lý do là lúc mới xuất hiện, kinh điển thường được viết bằng thi kệ mà không viết bằng văn xuôi. Tương tự như kho tàng ca dao tục ngữ của Việt-nam, được truyền lại bằng miệng, gọi là văn chương truyền khẩu. Kinh điển Đại Thừa cũng vậy. Ban đầu kinh xuất hiện dưới hình thức những bài kệ tụng truyền miệng. Do đó với kinh Pháp Hoa, những phần trùng tụng xuất hiện trước, và đó là giai đoạn đầu kinh Pháp Hoa xuất hiện. Ngôn ngữ mà những nhà tư tưởng này sử dụng để diễn bày kinh Pháp Hoa được gọi là tiếng Prakrit, một ngôn ngữ thông dụng trong xã hội Ấn độ thời đó, cho nên dễ hiểu và dễ học thuộc hơn. Ngôn ngữ này có luật lệ riêng của nó, cũng như thơ lục bát của Việt-nam:

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Nấu ăn trong chánh niệm

Bạch đức Thế Tôn, trong khi nấu cơm cho đại chúng hay cho gia đình, con cũng có thể thực tập chánh niệm, và nhà bếp cũng trở thành một thiền đường ấm áp của con. Cho nước chảy vào chậu rửa rau, con quán chiếu về nước để thấy được tính nhiệm mầu của nước. 
Con thấy được nước từ nguồn suối cao hay từ lòng đất sâu đã chảy về tới tận nhà bếp của con. Con biết trên trái đất có những vùng thiếu nước và dân chúng phải đi nhiều cây số dưới nắng nung người mới gánh được một gánh nước đem về. Ở đây, nước có mặt bất cứ lúc nào con vặn vòi nước. Khi nước bị cắt trong vài giờ đồng hồ con đã thấy lúng túng. 
Cho nên con biết trân quý nước. Con cũng biết trân quý điện, điện để thắp đèn hoặc để đun nước. Con chỉ cần ý thức là đang có nước, đang có điện là niềm vui của con được phát hiện ngay. Xắt gọt, xào nấu, con cũng có thể làm trong chánh niệm và với tình thương. Con biết nếu con làm việc trong tình thương thì con sẽ không mệt mỏi. 
Còn nếu con nghĩ rằng mình đang bị bắt buộc nấu bếp cho người khác thì con sẽ mất hết niềm vui. Nhìn trái cà chua, nhìn củ cà rốt, nhìn miếng đậu hũ con cũng có thể quán chiếu để thấy được sự mầu nhiệm của chúng và cội nguồn của chúng.

Hạnh phúc khi được ăn chay

Bạch đức Thế Tôn, con rất hạnh phúc khi được ăn chay, vì nhờ ăn chay con nuôi dưỡng được tâm từ bi, và tâm từ bi là nền tảng của hạnh phúc đời con. Nhìn ra, con thấy nhiều loài phải ăn nhau mà sống. 

Con nhện phải ăn con ruồi hay con bướm, con rắn phải ăn con ếch, con chim phải ăn con sâu hay con cá, con mèo phải ăn con chuột, con cọp phải ăn con nai... Con cảm thấy rất biết ơn khi con không phải ăn thịt các loài chúng sanh để sống. Con biết các loài thảo mộc cũng có cảm thọ, cũng ham sống sợ chết, nhưng những cảm thọ và sợ hãi đó rất bé nhỏ so với những cảm thọ và sợ hãi của loài người và các loài cầm thú. 

Con biết các vị bồ tát không bao giờ nỡ ăn thịt các loài chúng sanh, và con cũng muốn sống như một vị bồ tát. Trong kinh Tử Nhục, đức Thế Tôn dạy chúng con phải ăn trong chánh niệm, ăn như thế nào mà duy trì và phát triển được tâm từ bi của mình, và khi ăn thịt chúng sanh phải thấy như mình đang ăn thịt những đứa con bé bỏng của mình không khác.