Hiển thị các bài đăng có nhãn daophatngaynay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn daophatngaynay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông

Trịnh Văn Định

Thiền là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời đại và trong khu vực cũng có những phương thức tu duy khác nhưng không tiêu biểu và đặc thù như Thiền.

Tất cả những gì hiện diện được hình dung là văn hoá đều nhằm phục vụ cho con người. Từ cổ chí kim, những khát vọng, những tìm tòi ở mọi nơi mọi chỗ trên hoàn cầu này đều nhằm từ tìm hiểu bản ngã đến thúc đẩy tha nhân văn hoá hơn. Thiền với tư cách là đặc phẩm Á Đông là một sáng tạo như vậy. Cái được gọi là Thiền Á Đông, được hình dung là một nội hàm đa diện. Từ góc nhìn giáo dục, Thiền là một Phương tiện đặc thù của Á Đông. Bài viết quan niệm Thiền như một sáng tạo của Á Đông trong nhận thức con người và thế giới và từ đó Thiền trở lại với tư cách là một phương thức đặc phẩm của Á Đông trong thức ngộ tha nhân.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

Đại sư Henepola Gunaratana 
CS. Nguyên Giác dịch


Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về các bất toàn và thất bại, bạn hãy học để thấy rằng tất cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kính mọi thứ mà bạn kinh nghiệm.

Năm 12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới Sa di trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ cụ túc giới tại Kandy; lúc đó là năm 1947. Ngài tốt nghiệp các Trường Đại học Vidyalankara College và Buddhist Missionary College ở Colombo, rồi sang Ấn Độ làm việc cho hội Mahabodhi Society, phục vụ những người trong giai cấp bần cùng Harijana ở Sanchi, Delhi và Bombay; sau đó, sang Mã Lai 10 năm làm giảng sư, và giữ chức cố vấn tôn giáo cho các hội Sasana Abhivurdhiwardhana Society, Buddhist Missionary Society và Buddhist Yourth Federation of Malaysia. Ngài cũng là Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Kuala Lumpur.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Quán chiếu về sống chết

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Là nhà Phật học mình phải nói với nhà khoa học: Nếu đã chấp nhận không sinh không diệt rồi thì phải tiến tới một bước nữa là chấp nhận không có cũng không không, phải thoát ra ý niệm being và non-being.

Niềm vui chưa trọn vẹn


Chúng ta có bài tập:


Thở vào tôi biết tôi đang còn sống
Thở ra tôi mỉm cười với sự sống trong tôi và chung quanh tôi

Bài thực tập này giúp chúng ta có mặt thật sự và tiếp xúc được với sự sống. Theo nguyên tắc, khi thở vào, đem thân trở về với thân, tiếp xúc được với sự thật là ta đang còn sống và sự sống đang có mặt trong ta và chung quanh ta thì sự thực tập chế tác được niềm vui, niềm vui được biết là ta đang còn sống. Ta có tuệ giác là mình phải sống như thế nào cho xứng đáng, để không làm uổng phí sự sống mà mình đã được ban tặng. Thở vào tôi biết là tôi đang còn sống, ta có niềm vui do ý thức tạo ra.

Nhưng niềm vui nhờ ý thức được rằng mình đang còn sống có hàm chứa sự lo lắng mà mình không muốn đối diện. Mình lo lắng một ngày nào đó mình sẽ phải chết tại vì có sống thì phải có chết. Niềm vui đó có thể không trọn vẹn, mình trận quí sự sống, mình trân quí giây phút hiện tại nhưng phía sau vẫn còn một sự lo lắng nào đó: Ngày mai mình sẽ nằm xuống và thân xác của mình sẽ cứng đơ. Mình không còn thở, không còn cảm xúc, không còn cảm giác nữa, mình không còn suy tư và không còn có mặt trong cuộc đời.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tìm gặp vô thường

Nguyên Tịnh

Vô thường. Hai từ ấy thôi, mỗi lúc được nói lên là khiến cho những người có mặt gợi nhớ cảm giác gì thật rụng rời và mất mát.

Ngày xưa, mỗi lần tôi nghe hoặc nhớ nghĩ nhiều về vô thường, trong tôi cũng trào dâng cảm giác bất an, muốn chạy trốn, muốn vứt bỏ tất cả, thấy như mọi nguồn sống trong mình phút chốc bị chiếm đoạt, phút chốc tất cả như bị tê liệt, và phút chốc thấy ta trở thành tên nô lệ thật trớ trêu cho thân phận vô thường. Lúc đó, tôi chỉ là một chú bé cỏn con long nhong cùng lớp học.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Khổ và Vui – Nỗi Trăn Trở của Kiếp Người

Thích Chúc Đại


Qua cái nhìn thấu triệt và lời giảng giải cụ thể của Bậc Giác Ngộ về sự xuất hiện của bốn hạng người ở đời, chúng ta có thể nhận ra rằng, con người có mặt ở đời là do chiêu cảm của nghiệp quá khứ, nhưng con người cũng có thể chuyển hóa nghiệp quá khứ ngay trong hiện tại, bằng cách hướng đến điều thiện, hoan hỷ với điều thiện, biết tin sâu nhân quả. Chúng ta luôn ý thức rằng, những việc làm, lời nói và ý nghĩ của ngày hôm nay là chất liệu để tạo nên hạnh phúc hay khổ đau cho ngày mai. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết tin tưởng vào khả năng chuyển hóa, tức là ý thức con người sinh ra không phải bị đóng đinh trong một kết quả đã định, ai khổ đau thì mãi khổ đau, ai hạnh phúc thì luôn hạnh phúc. Mà chúng ta phải biết tu tập thiện nghiệp, huân tập thiện nghiệp, nuôi lớn và phát triển thiện nghiệp, dùng tuệ giác để chuyển hóa những khổ đau thành an lạc, chuyển hóa những bế tắc thành niềm hy vọng, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Nếu ý thức được như vậy, thiết nghĩ cuộc đời chúng ta sẽ có hướng đi mới, hướng đi của hạnh phúc và an lạc.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Hơi thở trị bệnh

Chân Pháp Đăng

Hơi thở còn là nhịp cầu nối liền với tâm. Tập thở là dựng lên một cây cầu cho thân bắt gặp được tâm và tâm tìm thấy được thân. Tâm không còn bỏ thân đi hoang nữa. Và thân không còn cảm giác cô đơn, trống vắng nữa.

Sống giữa cái xã hội bận rộn, ồn ào hiện nay, bạn nên biết dừng lại để thở thường xuyên. Không phải chỉ vào thiền đường bạn mới tập thở. Bạn nên tập thở ngay trong lúc đang làm việc, đang lái xe, đang ngồi trên xe buýt. Bất cứ ở đâu, bạn cũng nên tập thở. Tại sao phải thở? Bởi hơi thở là người bạn luôn ở bên bạn. Thở giúp tâm bạn trở về. Thở giúp bạn bớt căng thẳng. Thở giúp bạn nhiếp tâm.

Cuộc đời là một chuyến đi. Bạn đừng bị thụ động trong chuyến đi ấy. Bạn phải là người tự chủ. Hãy nắm lấy tay lái của con tàu đời mình. Nên đi về hướng mặt trời, hướng tỉnh thức, có hoa lá xanh tươi, có trời xanh mây trắng, có tình yêu tha thứ, bạn sẽ nếm được niềm vui, hạnh phúc trên ngay lối đi.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Con người là như thế nào?

Hà Hùng

Khi mới sinh ra tâm ta tróng không, không ác mà cũng không thiện, Và gần như chưa có ý thức, (lúc đó ý thức chỉ là căn phòng tróng không chưa có gì cả). Trong Tiềm Thức chưa có Siêu Hình, mà chỉ có cái CHÂN TÂM (linh hồn) đã có sẳn đó rồi. Vì thế, lúc đó ta cũng chưa hình thành tư duy.

Nếu bạn vượt qua Đúng Sai thì bạn sẽ thấy cái gì cũng ĐẸP (nghệ sỹ). Nếu bạn vượt qua Yêu Ghét thì bạn sẽ thấy cái gì cũng THƯƠNG (y sỹ). Nếu bạn vượt qua Tâm Linh và chạm tới Tâm Thức thì bạn sẽ thấy cái gì cũng VUI (bác sỹ). Ai phá bỏ được tất cả các vách ngăn này để đi đến Tâm Thức của mình thì Đại Giác Ngộ, và chạm tới Thực Tại Niết Bàn. Chân lý lộ ra và đó chính là SỰ THẬT. Lúc đó bạn sẽ không còn tâm trí và cả sự tưởng tượng lẫn sáng tạo...Và cuối cùng là cảm giác Niết Bàn cũng biến mất. Cái đó chính là HƯ KHÔNG.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Thời gian thật và thời gian giả

Thích Tâm Bình - Kim Liên

"Đối với con người thời tiền kĩ nghệ, thời gian trôi chảy một cách chậm chạp, nhẹ nhàng, người ta không bận tâm lo lắng về mỗi phút; bởi vì người ta cũng chưa bị ý thức về những thứ ấy." (Aldous Huxley).

Thời gian thật và thời gian giả là cách phân biệt thời gian rất tinh tế và mới lạ của W. Faulkner trong tác phẩm Âm Thanh và Cuồng Nộ.

Tác phẩm được viết theo một thủ pháp nghệ thuật hiện đại và mĩ học hiện đại. Thủ pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Mỹ thế kỉ XX.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Biểu Tượng Âm Và Dương

Pháp Nhật

Trong đông y, hình ảnh âm và dương rất quan trọng. Con người ta có bệnh khi âm dương không quân bình hay nói cách khác âm dương mất cân bằng thì sinh ra bệnh. Đó là y lý căn bản của đông y. Tất cả những phương pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt, hay uống thuốc sắc điều cũng dựa trên nền tảng y lý này. Giúp cho cơ thể quân bình lại âm dương.

Từ nhỏ tôi đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người. Tôi có cơ hội đó bởi vì ba tôi là một thầy thuốc. Gia đình tôi sống nơi một huyện miền núi, vì vậy những người bệnh nhân đến với ba tôi phần lớn là những người nghèo khổ. Tuy nghèo khó nhưng mọi người vẫn giữ được nét chân chất, dân quê mộc mạc. Cư xử với nhau đầy tình và nghĩa.

Vũ Trụ Trong Mắt Ai, Bất Định, Bất Toàn, Tin Cậy và Tình Yêu

Minh Đạt

Có phải chăng, phải bước qua Hệ quy chiếu Einstein, phải bước qua Hệ quy chiếu về các Chiều Không gian con bị xoắn, phải bước qua Hệ quy chiếu về Không Thời gian Đa chiều;... Phải bước qua Khoa học; phải phải bước sang Tôn giáo; phải bước vào Hệ quy chiếu Tâm Linh, Con người có thể tới gần được Chân lý?

Salisbury, ngày 9/7/2012.

1

"Thượng đế không thể chơi trò xúc sắc".

Đó là câu nói bực tức của người khổng lồ Einstein. Ông đã nói vậy. Ông đã nói vậy, sau khi đã công bố nhiều thí nghiệm tưởng tượng. Ông đã nói vậy, sau nhiều cuộc khẩu chiến ồn ào. Ông đã nói vậy, khi ông không thể chiến thắng. Không chiến thắng, không chỉ vì đối thủ của ông, Niels Bohr, cũng là một người khổng lồ và rất kiên định. Mà không chiến thắng, vì: Nguyên lý Bất định, nó có sức mạnh của nó. Sức mạnh của nó không thua kém gì sức mạnh của Thuyết Tương đối, học thuyết của ông.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Vũ Trụ của Galileo, Newton, Einstein, Bohr, Heisenberg,... Hạt của Chúa

Minh Đạt

Thuyết Tương đối đặc biệt và Thuyết Tương đối tổng quát đã thủ tiêu ý niệm về Không Thời gian tuyệt đối của Newton, sau ba trăm năm thống trị. Thời gian cũng đã trở thành một chiều chính, cùng với ba chiều của Không gian, để tạo nên một Vũ trụ bốn chiều.

London, UK, ngày 7/7/2012.

Mặt trời và ánh sáng, giải Ngân Hà và những vì sao,... Vũ trụ đẹp mê hồn và huyền bí, luôn là niềm cảm hứng của các Tâm hồn thi ca và cũng luôn là niềm say mê của các Nhà Khoa học, niềm hứng thú của những bộ óc sáng tạo. Vũ trụ kỳ bí và huyền diệu, luôn luôn thu hút trí tuệ và sức lực của nhân loại. Lịch sử phát triển Văn hoá và Khoa học của Nhân loại cũng là lịch sử tìm tòi và khám phá Vũ trụ. Khám phá Vũ trụ với phát triển Văn hoá và Khoa học không tách rời nhau, luôn gắn liền nhau. Lịch sử khám phá Vũ trụ là lịch sử hàng ngàn năm. Là lịch sử của sự tìm hiểu các chiều Không gian và Thời gian, là lịch sử tìm hiểu các Lực tương tác trong tự nhiên, là lịch sự của sự tìm hiểu Cấu tạo cơ bản của Vật chất. Đó là ba Nội dung cơ bản nhất, ba Nội dung luôn thu hút tâm trí, tri thức của các Nhà Khoa học.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

GIÁ TRỊ THẪM MỸ TRONG GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ

Thích nữ Liên Dung

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."

***

Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Cái Đẹp Theo Tinh Thần Phật Học

Thích Thiện Quang


Đẹp – tiếng gọi muôn thuở của con người. Đẹp là gì? Làm thế nào để kiến tạo một cuộc sống Đẹp? Có thể nói, không hướng đến cái Đẹp nhân loại không có sự phát triển, không có nền văn minh. Nhưng trong lúc đi tìm cách giải đáp cho câu hỏi ấy đã có những cuộc nhấn chìm sinh mạng cái Đẹp.

Theo dòng chảy triết học Đông – Tây: thời tiền Socrate, con người bị lãng quên, triết học đi tìm bản thể vũ trụ mang tính thiên nhiên hơn, đến khi Socrate đặt phạm trù cái đẹp thì ông lại nhầm với cái lợi. Quả thật, nếu gặp phải Dương Chu, há ông đã được một cái Đẹp vô cùng lớn – cả thiên hạ; nhưng Dương Chu đã khẳng khái từ chối: "bạt nhất mao dĩ lợi thiên hạ, ngã bất vi." Dẫu sao môn đệ nổi tiếng của ông là Platon, cũng đã phủ định ông từ thuở ấy, với câu hỏi hóc búa: "Thưa Thầy! Cái sọt phân cũng là cái đẹp." Socrate đành ngẩn ngơ. Nhưng cái sọt phân cũng Đẹp đấy! Nếu ông ta không nhìn bằng hữu ngã lưỡng biên mà thấy "bản lai thường tự tịch diệt tướng" và " thị pháp trú pháp vị" thì chắc chắn ông không ngẩn ngơ như thế.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Nền tảng Phật giáo của kinh tế học

Tuệ Sỹ

Hành xử kinh tế của một Phật tử tại gia là môt hành động có mục đích nhắm đến việc thu thập của cải cụ thể để tiêu dùng vật chất và tích lũy phước đức cho đời sống mai sau.

I. Giới hạn vấn đề

Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể. Đói và khát không ngừng thôi thúc nó phải chuyển. động. thế mà cơn đói chưa bao giờ được thỏa, và nỗi khát cũng chưa từng lắng dịu. Các nguồn tài nguyên trông có vẻ bất tận trong tầm nhìn, nhưng lại khan hiếm trong tầm với. Điều nó phải học hỏi để làm là phân phối các nguồn tài nguyên ấy một cách hợp lý.

Phật Giáo và Kinh Doanh



Tác giả: Pan 
Người dịch: Minh Chánh

Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ Kinh), đức Phật đã trình bày trách nhiệm và bổn phận tương quan để điều chỉnh các mối liên hệ gần gủi nhất của chúng ta, bao gồm giữa người chủ và người làm công- trrong bối cảnh xã hội ngày nay, cũng có thể bao hàm cả chủ lao động và người lao động.

Hòa thượng tiến sĩ Medagama Vajiragnana, viện chủ tu viện Phật giáo ở Lôn Đôn, thỉnh thoảng nghỉ rằng Phật giáo không liên quan đến các vấn đề vật chất, chẳng hạn như phát triển kinh tế và kinh doanh kiếm sống hằng ngày của một người nào đó. Tuy nhiên, điều này không phải như vậy. Đối với những người nổ lực sống đời sống của mình theo giáo pháp, những lời dạy của đức Phật, cũng có thể ứng dụng hoạt động kinh doanh và là một hướng dẫn hữu ích nhất trong việc học cách điều chỉnh chính mình sao cho hợp lý . 

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông


Trịnh Văn Định

Thiền là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời đại và trong khu vực cũng có những phương thức tu duy khác nhưng không tiêu biểu và đặc thù như Thiền.

Tất cả những gì hiện diện được hình dung là văn hoá đều nhằm phục vụ cho con người. Từ cổ chí kim, những khát vọng, những tìm tòi ở mọi nơi mọi chỗ trên hoàn cầu này đều nhằm từ tìm hiểu bản ngã đến thúc đẩy tha nhân văn hoá hơn. Thiền với tư cách là đặc phẩm Á Đông là một sáng tạo như vậy. Cái được gọi là Thiền Á Đông, được hình dung là một nội hàm đa diện. Từ góc nhìn giáo dục, Thiền là một Phương tiện đặc thù của Á Đông. Bài viết quan niệm Thiền như một sáng tạo của Á Đông trong nhận thức con người và thế giới và từ đó Thiền trở lại với tư cách là một phương thức đặc phẩm của Á Đông trong thức ngộ tha nhân.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Thiền Định Sáng Suốt Thực Tiễn

Venerable Mahāsi Sayādaw

 Dịch Việt : Mỹ Thanh


Trong kinh Mahā Satipatthāna Sutta ( Đại Tập Kinh), đức Phật đã nói, « Hãy thực tập suy ngẫm về thân, suy ngẫm về cảm giác, tâm thức và đối tượng của tâm thức. » Nếu không có sự chỉ dẫn từ một vị thầy có đủ tư cách, thì thật không phải dễ cho một người bình thường thực tập những suy ngẫm nầy một cách có hệ thống, để có thể tiến bộ, phát triển sự chú tâm và sự sáng suốt của chính niệm.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Chữ Hoà Trong Quản Lý


Huệ Minh

Sự thành công của doanh nghiệp không phải chỉ dựa vào lục hoà là đủ mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nữa, nhưng lục hoà sẽ là một trong những nền tảng không thể thiếu của doanh nghiệp trong vấn đề quản lý. Và nó cũng chính là cơ sở để xây dựng một văn hoá của tổ chức. Vậy lục hoà là gì? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích chúng theo từng nội dung cụ thể.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Chuyện về thiền sư Vinh Tây, ông tổ trà Nhật Bản

Nhị Giang


Thiền sư Vinh Tây (Myōan Eisai) (1141 – 1215) vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Hoàng Long. Ông được xem là vị Tổ khai sáng Thiền tông tại Nhật Bản. Sư đến Trung Quốc hai lần và, ông cũng là thầy đầu tiên của Đạo Nguyên Hi Huyền, người khai sáng dòng Thiền Tào Động tại Nhật. Và cũng là vị tổ sư của Trà Nhật Bản.

Vào thế kỷ XII, hai nước Trung - Nhật vẫn chưa hề có mối quan hệ bang giao chính thức thế nhưng việc giao thương buôn bán giữa hai nước, việc qua lại giữa tăng nhân thì càng nhiều, những cao tăng Nhật tới Trung để học tập sau đó quay về tổ quốc hoằng dương phật pháp ngày càng nhiều.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Đạo Phật là gì ?

Lama Yeshe


Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí chính bạn. Thay vì đề cao một thực thể cao cả siêu nhiên nào đó, Phật giáo chủ trương tập trung vào những vấn đề thực tiễn của con người, cách hướng dẫn cuộc sống, cách điều hòa thân tâm và tạo một đời sống an bình hạnh phúc cho con người. Nói cách khác, Phật giáo luôn nhấn mạnh những vấn đề mang tính thực nghiệm và khả thi trong hiện tại hơn là những quan điểm mang tính luận lý, xa rời thực tế. Thật ra, chúng ta cũng không nên xem Phật giáo như là một tôn giáo mang nặng màu sắc tín ngưỡng theo cách hiểu của phương Tây. Giáo lý đạo Phật vừa sâu sắc vừa thực tế vượt hẳn những ngành khoa học, triết học hay tâm lý học thế tục.