Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

THIỀN TẬP



THIỀN TẬP
Cư Sĩ Nguyên Giác biên dịch
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức


Chánh thân đoan tọa,
đương nguyện chúng sanh,
tọa bồ đề tòa,
tâm vô sở trước.Thẳng mình ngồi ngay,
nên nguyện chúng sanh,
ngồi tòa bồ đề,
tâm không vướng mắc.
(Thi Kệ Nhật Dụng)
MỤC LỤC
Lời Tạ Ơn
Tạng Truyền 
Hướng Dẫn Thiền Tây Tạng -- Đạt Lai Lạt Ma
Pháp Thở Đơn Giản – Kadampa
Đại Thủ Ấn -- Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche
Đại Tòan Thiện -- Tulku Urgyen Rinpoche
Nam Truyền 
Minh Sát Thiền -- Mahasi Sayadaw
Thái Độ Thiền Tập -- Henepola Gunaratana
Thiền Quán Là Gì -- Ajahn Chah
Bắc Truyền 
Mặc Chiếu -- Thánh Nghiêm
Thiền Công Án -- Genjo Marinello
Yếu Chỉ Tu Chứng -- Hám Sơn Đức Thanh
Một Vị Giải Thóat 
Bài Pháp Khẩn Cấp - Bahiya Sutta

Lời Tạ Ơn
Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.
Người dịch đã dùng rất nhiều sách tham khảo, và nơi đây xin ghi lời tri ân tới các tác giả, dịch giả nhiều tới không thể ghi hết ra – trong đó có sách hay bài của quý thầy Nhẫn TếMinh Châu,Duy LựcThanh Từ, cụ Phạm Kim Khánh… -- và một vài trang web Phật Giáo Việt, Thái, Miến Điện, Tây Tạng. Người dịch cũng xin ghi khắc ơn sâu về các lời dạy trực tiếp của Thầy Tịch Chiếu (Tây Tạng Tự, Bình Dương) nhiều thập niên trứơc về Tổ Sư Thiền.
Người dịch trân trọng biết ơn các tác giả được chuyển ngữ nơi đây, hầu hết là thuộc các bài phổ biến tự do, nhưng một ít cũng có bản quyền mà cơ hội xin phép chưa tìm được. Đặc biệt, người dịch xin cảm ơn Thiền Sư Thánh Nghiêm (Đài Loan) đã cho phép dịch bài “Mặc Chiếu Thiền,” và môn đệ thượng thủ của thầy là Thiền Sư Quả Nguyên đã giúp phiên âm một số từ sang Việt Ngữ. Được sự cho phép và giúp đỡ đó cũng là nhờ lời xin giùm từ Thiền Sư Trí Châu (Santa Ana, Calif.) – một nhà sư Việt đã tới nhiều thiền đường quốc tế tham học, và rồi trở thành truyền nhân của Thiền Sư Phật Nguyên (Quảng Châu, Trung Quốc), pháp tự dòng Vân Môn.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

THIỀN PHẬT GIÁO

Tâm Thái

Hỏi: Tôi nghe thấy nói nhiều về Thiền nhưng không biết các Thiền đó khác nhau thế nào và làm sao phân biệt được Thiền nào của Phật giáo? 

Ðáp: Khó mà nói về tất cả loại Thiền vì danh từ này được dùng đến rất nhiều nên đã gây nhiều lẫn lộn và hiểu lầm. Ðể giới hạn cho câu chuyện quá dài chúng ta chỉ bàn về Thiền của Phật giáo. Ngoài đạo Phật cũng có nhiều đạo khác có những pháp môn gọi là Thiền hoặc có những hình thức giống như Thiền. Danh từ Thiền có khi được dùng để chỉ cho những hình thức tập trung tư tưởng hoặc để cho tâm định, không tán loạn. Trước thời đức Phật cũng đã có nhiều đạo sĩ Thiền. Ngay trước khi đức Phật đắc đạo, ngài đã có theo học một số tu sĩ Thiền và đã thành công rất nhiều, tới những mức định cao nhất của các môn phái đó như định Phi tưởng phi phi tưởng. Nhưng ngài thấy rằng những môn Thiền đó không đem lại được những điều ngài muốn là đạt được là giải thoát, giác ngộ, nên sau đó ngài đến gốc cây bồ đề ngồi Thiền trong 49 ngày và thành đạo. Vì vậy về hình thức tuy có thể gần giống nhau nhưng về mục đích thì Thiền Phật giáo khác hẳn các môn Thiền ngoại đạo mà chúng ta cần phân biệt cho kỹ. Ngoài ra hiện có nhiều môn Thiền cũng dùng những phương pháp và những danh từ của Thiền Phật giáo, nhưng khi coi kỹ mục đích của những môn Thiền đó thì thấy họ chỉ lợi dụng Phật giáo để đưa những người không hiểu vào con đường sai lầm phục vụ những lợi ích cá nhân hoặc chính trị mà thôi. Muốn biết Thiền nào là của Phật giáo thì việc trước hết là coi về hình thức: phái Thiền đó phải có quy y đức Phật Thích Ca và theo đúng con đường mà đức Phật chỉ dạy. Có những người tuy dùng những danh từ nghe như của đạo Phật nhưng nhìn kỹ thì thấy họ dẫn dắt theo ngoại đạo.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

THIỀN TRONG TÌNH YÊU VÀ CÔNG VIỆC

THIỀN TRONG TÌNH YÊU VÀ CÔNG VIỆC 
Tác giả: Charlotte Joko Beck
Biên tập: Steve Smith
Dịch Việt: Lương Thanh Bình


THIỀN TRONG
TÌNH YÊU VÀ CÔNG VIỆC

Nguyên tác: Everyday Zen — Love & Work
Tác giả: Charlotte Joko Beck
Biên tập: Steve Smith
Dịch Việt: Lương Thanh Bình


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-108_4-14360_5-50_6-2_17-68_14-1_15-1/

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Thiền và sức khỏe

Giác Ngộ - 

I-Chuẩn bị

-Tọa cụ: Một tấm mút mỏng hình chữ nhật kích cỡ chừng 60x120 cm, cao chừng 2 cm. Có thể thay bằng chiếc chăn gấp (4 lần) để ngồi cho khỏi đau chân. 


-Bồ đoàn: Một chiếc gối tròn đường kính chừng 25 cm; cao chừng 20 cm bằng vải nhồi bông gòn hay mút. Có thể thay bằng chiếc gối gấp lại, mục đích nâng cao người, giữ thẳng lưng để ngồi cho vững.

-Y phục: Để ngồi thoải mái có thể mặc một bộ bà-ba hay vạt hò (thường phục của Tăng Ni, Phật tử cũng có thể mặc y phục này khi dự khóa tu, công quả ở chùa)… rộng rãi. Khi ngồi trước bàn Phật nên mặc áo tràng.

-Chỗ ngồi thiền: Có thể ngồi bất cứ đâu ngoài trời, bãi biển, trong vườn, sân thượng, tốt nhất là ngồi trong phòng thoáng mát, trước bàn thờ yên tĩnh…

-Thời lượng: Mới tập nên ngồi từ 15-20 phút mỗi thời, ngồi nhiều lần, khoảng 3- 4 lần mỗi ngày, tăng dần thời lượng từ 30- 45 phút rồi 60 phút hay nhiều hơn mỗi thời tùy theo khả năng, đồng thời rút bớt lần ngồi phù hợp điều kiện người tu tại gia. 

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

STRESS VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

HỎI: Tôi đang đảm nhiệm công việc quản lý của một công ty về trang trí nội thất bị rất nhiều áp lực từ mọi phía, nhiều lúc tôi muốn điên cái đầu, thần kinh bị căng thẳng, nhiều đêm không ngủ được hoặc rất khó ngủ, thường phải uống thuốc ngủ. Tôi đang bị chứng bệnh tinh thần mà người ta gọi là Stress. Bác sĩ y khoa đã trị liệu cho tôi bằng thuốc diazepam và ambient nhưng chỉ là tạm thời. Vậy xin cho tôi hỏi làm thế nào để chữa khỏi được bệnh này theo phương cách của đạo Phật ? (nguyencongminh 44@yahoo.com.vn) 

ĐÁP: Stress là một căn bệnh hoàn toàn thuộc về tâm lý, ám chỉ những phản ứng tâm lý của con người đối với những yếu tố gây bực bội trong môi trường sống. Stress đối với người lớn thường xảy ra do áp lực bởi công việc, mối liên hệ tình cảm gia đình và do cạnh tranh nghề nghiệp. Đối với trẻ em thường do áp lực về việc học hành, thi cử. Những phản ứng tâm lý ấy là những cảm xúc giận giữ, sợ hãi, buồn vui, thương ghét được lập đi lập lại nhiều lần và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tim mạch và dấu hiệu dễ thấy nhất là bị bệnh mất ngủ và bệnh lở loét bao tử. Theo tâm lý học Phật giáo, stress “bị gây ra bởi sự chấp trước và những hy vọng mong đợi ở tương lai. Khi ta hy vọng hay mong đợi một điều gì thì cũng sẽ lo sợ rằng điều ta mong đợi sẽ không trở thành hiện thực, nghĩa là những gì ta hy vọng có thể sẽ không xảy ra như mong muốn. Và thế là bị stress”. 

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đàm Đạo Về Thiền

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

Thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri; là tâm trí thấu hiểu chính nó, thấy biết chính nó, soi sáng chính nó để giải thoát khỏi tình trạng vô minh. Trạng thái vô minh của tâm trí tức là trạng thái vô minh của ý chí, tức là trạng thái vô minh của ông chủ sự sống.

1.
HỎI: Thiền là gì?
ĐÁP: Có người cho rằng, vì siêu vượt mọi tổ chức và hình thức quy định, vì siêu vượt mọi ngôn từ, mọi khái niệm và tướng trạng nên không thể nói được Thiền là gì. Nhưng, nếu không thể nói gì được thì đạo lí Thiền đã không có mặt ở cõi đời.
Thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri; là tâm trí thấu hiểu chính nó, thấy biết chính nó, soi sáng chính nó để giải thoát khỏi tình trạng vô minh. Trạng thái vô minh của tâm trí tức là trạng thái vô minh của ý chí, tức là trạng thái vô minh của ông chủ sự sống.
Tâm trí vô minh mang năng lượng khuôn đúc, quy định trạng thái óc não. Trạng thái óc não bị khuôn đúc chính là trạng thái chấp thủ, chấp ngã (khẳng định cái “tôi” huyễn ảo). Một óc não bị khuôn đúc thì không thể có tự do và minh triết trong nhận thức, trong tư duy.
Tâm trí vô minh, vì sống không minh triết, nên tích tụ năng lượng gây hậu quả đau khổ phiền não cho chính cuộc sống của nó (một cấu trúc thân-tâm-cảnh), trong vòng sinh hoá luân hồi.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thiền và phương pháp định Tâm

Nếu Quý bạn đọc đã đọc cuốn “Thiền và những lợi ích thiết thực", hẳn độc giả đã biết, việc thiền tập ngoài mục đính chính là Giác Ngộ giải thoát, còn có một lợi ích thiết thực khác là cải tiến sức khỏe.

Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?


Thiền và khoa học

Trong bài này, tôi muốn chia sẻ với quý vị “Thiền sức khỏe”. Lý do là, vì nếu nói đến khái niệm Giác ngộ và Giải thoát thì đối với nhận thức của đa số quần chúng vẫn còn quá cao. Con người, trước mắt vẫn cần phải đối diện với sự thiếu ăn thiếu mặc và bệnh tật, đặc biệt là các căn bệnh trầm cảm (depression).

Ảnh minh họa


Tại Âu châu có đến 40% dân chúng bị bệnh nầy, ở Việt Nam không kém (Báo Tuổi trẻ, 30.6.2013). Theo bác sĩ Herbert Benson, có từ 60-90% bệnh do căng thẳng (stress)* mà ra. Qua nghiên cứu, ông thấy, Thiền tập có khả năng làm giảm căng thẳng, cho nên nó có thể được áp dụng trong việc điều trị bệnh tật.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Ngồi thiền

Được ngồi yên là một đặc ân


Khi Tổng thống Nelson Mandela đến thăm nước Pháp lần đầu sau thời gian bị giam cầm, một nhà báo đã hỏi: “Ngài mong muốn điều gì nhất?” Thủ tướng Nelson Mandela trả lời: “Được ngồi yên và không phải làm gì cả. Từ khi ra khỏi tù, tôi không có được cái may mắn đó. 

Tôi quá bận, cho nên điều mà tôi mong muốn nhất là ngồi yên và không làm gì cả.” Có cơ hội được ngồi yên và thưởng thức hơi thở vào ra là điều rất tuyệt vời. Thở vào, thở ra, không có gì khó khăn. Mời bạn ngồi cho Nelson Mandela, ngồi cho tất cả những ai đang rong ruổi, cho tất cả những ai không có thì giờ trở về với chính mình để thực sự sống. Trong thời đại này, được ngồi yên là một sự xa xỉ mà cũng là điều hết sức cần thiết cho việc chữa trị và nuôi dưỡng thân tâm.

Chọn một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, ngồi trên tọa cụ hay trên ghế. Nếu ngồi trên ghế thì đặt cả hai lòng bàn chân xuống sàn nhà. Lưng thẳng, nhưng không cứng. Buông thư hoàn toàn, ngồi thật tự nhiên trên ghế hoặc tọa cụ, bụng mềm, miệng mỉm cười. Chú tâm hoàn toàn vào hơi thở vào, ra. Khoảng một vài phút, tâm bắt đầu bị xao lãng, khi ấy ta mỉm cười và nhẹ nhàng đưa chánh niệm trở về hơi thở. Nếu có quá nhiều suy nghĩ khởi lên trong khi ngồi thiền, bạn đừng lo lắng, bực bội, chỉ cần mỉm cười, dịu dàng kéo ý thức trở về hơi thở mỗi khi bị xao lãng. Trong một buổi ngồi thiền sẽ có nhiều lần bạn bị thất niệm, nhưng thực tập tinh tấn một thời gian số lần đó sẽ giảm đi.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Thiền trong Tịnh Độ tông



Tác giả: Tiến sĩ Alfred Bloom, Giáo sư Danh dự về Tôn giáo, Đại học Hawai’i - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Chúng tôi có thể nói rằng ‘Niệm Phật’ là hình thức thiền tập qua việc tập trung tâm thức chúng ta về Đức Phật Di Đà và ý nghĩa những đại nguyện của Ngài vì cuộc sống của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều thấy rõ sự phổ biến về thực tập thiền quán trong xã hội đương thời bất chấp sự hội nhập tôn giáo. Mặc dù thiền quán có một vị trí nổi bật trong việc thực tập của Phật Giáo từ lúc khởi đầu của nó, nhưng Thân Loan đã phủ nhận sự thực tập của tự lực (tự cố gắng) và đối lập đến niềm tin và nương tựa Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà như con đường để giác ngộ. Như một kết quả, Tịnh Độ Chân Tông đánh mất cơ hội để chia sẻ tuệ giác tâm linh của nó với nhiều người tìm cầu trong xã hội đương thời, những người tìm sự tin tưởng tâm linh qua thiền quán. Chúng ta cần phải thấu hiểu nền tảng quan điểm của Thân Loan Thánh Nhân liên quan đến sự thực tập thiền quán.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam



TK. Ta Bà Ha

Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Sơ lược sắc thái thiền Trung Hoa

Thích Phước Tiến

Thiền xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, nhưng các phuơng thức tu tập còn bị hạn chế trong khuông khổ phần lớn chỉ vận dụng kế thừa theo vài phương pháp cổ xưa, còn câu nệ hình thức nên chưa được phổ thông và rộng rãi. 

Đến khi thiền tông được Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, thiền được nâng lên một cấp độ rỏ rệt và làm nền tảng căn bản cho sự phát triển của thiền Trung Quốc sau này Đạo Phật ra đời hơn 25 thế kỷ. 

Sự ảnh hưởng của Đạo Phật càng ngày càng lan rộng khắp nơi, càng ngày càng được thêm nhiều giới trí thức đón nhận nồng nhiệt; điều đó chứng tỏ giá trị bất hủ của đạo Phật, không chỉ thời xa xưa, cho dù thời khoa học hiện đại, nó càng soi sáng thêm cho chân giá trị của đạo Phật. 

Trong kinh Tăng Chi đức Phật dạy: “Phật pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu”. Như vậy đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo của người trí, có hiểu biết đúng đắn. Nhờ 49 ngày đêm tư duy thiền quán dưới cội Bồ Đề, Đức Thế Tôn đã giác ngộ thật tướng của vạn pháp thành Phật. 

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Quan điểm Phá chấp trong thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Nguyễn Đức Diện


Theo Phật giáo, chấp là cố chấp, mê chấp, không đúng mà chấp là đúng, không thật mà chấp là thật, khổ mà chấp là sướng, thiên kiến đứng về một phía. Phá chấp là phá bỏ tư tưởng cho rằng giáo lí kinh điển nhà Phật là hoàn toàn đúng đắn.

Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230-1291) là học trò xuất sắc nhất của thiền sư Tiêu Dao - một nhân vật nổi tiếng cuối thời Lý. Tuệ Trung không chỉ là thầy của vua Trần Nhân Tông, của phái Trúc Lâm mà còn là nhà tư tưởng của dân tộc Đại Việt. Cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một tấm gương sáng, có ảnh hưởng không chỉ đối với Phật giáo thời Trần mà còn đối với không khí học thuật của thời kì đó. Ông là một nhà thiền học đã đem tư tưởng của mình góp phần tạo nên tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Giới thiệu đường lối tu thiền của Phật giáo

HT. Thích Thanh Từ

Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Chuyện Thiền

Cao Huy Thuần

“Trời trống mây thì trăng mới sáng”. Ngay cả câu căn dặn đó cũng phải trống đi trong đầu khi sắp rút kiếm, huống hồ mấy chuyện thiền thông thái kia! - Trích sách Thấy Phật (Tác giả: Cao Huy Thuần, Phương Nam Books, 2009)

Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.

Chẳng hiểu do đâu, các tay kiếm khách trong thiên hạ đều biết kiếm báu đang di chuyển. Ai cũng thèm. Rời nhà chẳng bao lâu, người gia nhân kiếm sĩ đã để ý thấy ba tay hảo hán đang theo dõi mình không rời gót.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Tư tưởng và phong cách thiền tông

Tranh chăn trâu Thiền Tông

Cự Tán - Định Huệ dịch

Từ khi Lục Tổ Huệ Năng chính thức kiến lập môn đình Thiền tông về sau trải qua sự truyền đăng hoằng hoá cuả Ngũ gia Thất tông, sử Phật giáo Trung Quốc cơ hồ trở thành sử Thiền tông, âm ba vang dội của nó đến nay vẫn còn. Hơn một nghìn năm nay, Thiền tông ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của Phật giáo Trung Quốc, không phải là việc giản đơn khi muốn trình bày cặn kẽ về mặt tích cực cũng như chỗ thiên chấp và biến đổi của nó. Nay tôi chỉ vận dụng thể tài sử thoại để nói tổng quát về căn nguyên tư tưởng và vài đặc điểm về phong cách Thiền tông.

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông

Trịnh Văn Định

Thiền là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời đại và trong khu vực cũng có những phương thức tu duy khác nhưng không tiêu biểu và đặc thù như Thiền.

Tất cả những gì hiện diện được hình dung là văn hoá đều nhằm phục vụ cho con người. Từ cổ chí kim, những khát vọng, những tìm tòi ở mọi nơi mọi chỗ trên hoàn cầu này đều nhằm từ tìm hiểu bản ngã đến thúc đẩy tha nhân văn hoá hơn. Thiền với tư cách là đặc phẩm Á Đông là một sáng tạo như vậy. Cái được gọi là Thiền Á Đông, được hình dung là một nội hàm đa diện. Từ góc nhìn giáo dục, Thiền là một Phương tiện đặc thù của Á Đông. Bài viết quan niệm Thiền như một sáng tạo của Á Đông trong nhận thức con người và thế giới và từ đó Thiền trở lại với tư cách là một phương thức đặc phẩm của Á Đông trong thức ngộ tha nhân.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

Đại sư Henepola Gunaratana 
CS. Nguyên Giác dịch


Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về các bất toàn và thất bại, bạn hãy học để thấy rằng tất cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kính mọi thứ mà bạn kinh nghiệm.

Năm 12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới Sa di trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ cụ túc giới tại Kandy; lúc đó là năm 1947. Ngài tốt nghiệp các Trường Đại học Vidyalankara College và Buddhist Missionary College ở Colombo, rồi sang Ấn Độ làm việc cho hội Mahabodhi Society, phục vụ những người trong giai cấp bần cùng Harijana ở Sanchi, Delhi và Bombay; sau đó, sang Mã Lai 10 năm làm giảng sư, và giữ chức cố vấn tôn giáo cho các hội Sasana Abhivurdhiwardhana Society, Buddhist Missionary Society và Buddhist Yourth Federation of Malaysia. Ngài cũng là Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Kuala Lumpur.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Thiền và sức khỏe

Giác Ngộ - Mong muốn chữa trị bệnh tật là cơ duyên khiến tác giả tìm đến Thiền. Bước đầu tiếp cận Thiền qua các sách như Thiền tông Việt Nam, Ba trụ Thiền, Ba mươi ngày thiền quán. Sau đó, tác giả may mắn được dự các khóa tu do Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức tại chùa Từ Hiếu, tu viện Bát Nhã…, cùng với duyên lành tinh tấn thiền định của tự thân mà vượt thắng bệnh tật. Thiền mang đến kết quả xa là giác ngộ, gần là an lạc thân tâm. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số kinh nghiệm hành thiền của tác giả đã mang lại kết quả trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe...


I-Chuẩn bị

-Tọa cụ: Một tấm mút mỏng hình chữ nhật kích cỡ chừng 60x120 cm, cao chừng 2 cm. Có thể thay bằng chiếc chăn gấp (4 lần) để ngồi cho khỏi đau chân. 

-Bồ đoàn: Một chiếc gối tròn đường kính chừng 25 cm; cao chừng 20 cm bằng vải nhồi bông gòn hay mút. Có thể thay bằng chiếc gối gấp lại, mục đích nâng cao người, giữ thẳng lưng để ngồi cho vững.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

TINH THẦN THIỀN TẬP - “Tôi có cái bạn muốn”

By Nguyễn Minh Tiến

Tại một khu vực ở thành phố cổ Jerusalem, có một khu chợ trời khá lớn. Sinh hoạt nơi đây rất náo nhiệt - những âm thanh, hình ảnh và những món hàng mua bán tới tấp ngập tràn giác quan ta. Có một lần khi tôi đến Israel hướng dẫn một khóa tu, tôi có đi với vài người bạn đến thăm khu vực ấy. Trong khi chúng tôi đang đi bộ trong một hẻm nhỏ, có một người bán hàng gọi vói theo tôi: “Này này, tôi có cái mà bà cần đây!” Tôi chợt thấy như có một cảm giác rộn ràng chạy rần khắp châu thân. “Ồ hay quá, ông ta có cái mà mình đang cần.” Tôi dừng ngay, quay lại, và đi về phía ông ta. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ: “Mà khoan đã. Trước hết, mình đâu có cần gì đâu; và kế nữa, làm sao ông ta biết là ông ta có cái mà mình muốn?”

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Thiền và sự sống

Trích từ:


THIỀN TRONG ÐỜI THƯỜNG
Thích Thông Huệ 
Nhà xuất bản Phương Đông 2003

Chúng ta có thể dùng văn tự ngôn ngữ để diễn tả hay định nghĩa Thiền?

Nếu Thiền có thể diễn tả bằng ngôn từ, lúc ấy không còn là Thiền nữa. Ðức Phật thuyết pháp ròng rã 49 năm, cũng không nói được đến chỗ nầy. Vì không thể tiếp cận Thiền bằng ngôn ngữ, nên nhiều vị Thiền sư ngày xưa, khi khai thị cho môn đệ, chỉ dùng những hành động kỳ quặc hay lời nói vô nghĩa. Từ đó, Thiền mang một vẻ bí hiểm, thậm chí quái dị đối với những người muốn nhận ra lẽ thật bằng tri thức và kiến thức.

Thật sự, ta không thể giới hạn Thiền trong một khuôn khổ, một hình thức, cũng không thể lý giải bằng tư duy suy luận. Thiền không thể tách rời khỏi cuộc sống, không thể tìm thấy ở một nơi xa xôi bí mật nào đó. Bởi vì, Thiền là Chân lý sống. Sự sống chỉ tươi nhuận luân lưu trong phút giây hiện tại, nên muốn trực nhận và thẩm thấu Thiền, chúng ta phải tự mình bơi lội trong dòng sống đang tuôn trào trôi chảy.

Như thế, Thiền có mặt trong mọi sinh hoạt đời thường. Nếu hiểu Thiền là trốn chạy sự sống, là xa lánh cuộc đời, thì vô tình ta đã đánh mất nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với xã hội; và lúc ấy, ta đã biến Thiền thành mảnh đất tâm hoang dại khô cằn.