Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Tai hại của vô minh và vọng tưởng

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó.

Vô minh

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó. Nó thấy một vật tồn tại từ bên cạnh của cái chuông, một vật tồn tại từ phương diện của chính nó, từ khía cạnh của đối tượng. Nếu tập trung chú ý, nếu phân tích cẩn thận cách mà cái chuông tồn tại là do tâm quy ước, thì bạn có thể thấy không có gì xuất phát từ khía cạnh của cái chuông. Khi quán chiếu sâu sắc về ý nghĩa của “chỉ đơn thuần do tâm quy ước”, bạn có thể thấy rõ không có gì tồn tại từ khía cạnh của đối tượng. Khi tập trung chú ý vào điều này, bạn thấy rõ cách thức mà sự tồn tại của nó chỉ xuất phát từ tâm của mình.

Tuy nhiên, cách mà cái chuông xuất hiện với chúng ta, cách thức chúng ta tin tưởng nó tồn tại, là rất nhẹ nhàng vượt thoát thực tại của nó, nhẹ nhàng hơn cả trạng thái tồn tại đích thực của nó, trạng thái mà chỉ đơn thuần do tâm quy ước. Đó chính là nơi vọng tưởng sanh khởi. Bắt đầu từ nơi này, tất cả nhừng gì hiện khỏi đều là vọng tưởng. Những gì xuất hiện, cách chúng ta tin tưởng nó tồn tại—như một vật nhẹ nhàng vượt thoát khỏi điều chỉ đơn thuần do tâm quy ước—là vọng tưởng lớn nhất của chúng ta, sự khổ đau lớn nhất trong đời sống nhân loại này. Đó là những gì khiến chúng ta liên tục xoay quanh trong luân hồi, sanh tử tiếp nối, thường xuyên đối mặt các vấn đề từ vô thủy. Sự nếm trãi khổ đau của chúng ta trong luân hồi là vô tiền khoáng hậu. Tại sao chúng ta vẫn nhận chịu khổ đau? Bởi vì chúng ta chưa hề nhận thức rõ tánh không, bản chất đích thực của các hiện tượng—các pháp là trống rỗng, các pháp tồn tại chỉ đơn thuần là tên gọi. Chúng ta chưa hề nhận rõ thực tính; chúng ta chưa hề khám phá trí tuệ cắt đứt nguồn gốc của tất cả vô minh và nghiệp, nguyên nhân của khổ đau, nguyên nhân của luân hồi. Chúng ta chưa hề diệt trừ vô minh, tâm mê mờ. Chúng ta liên tục gây tạo vô minh, nguồn gốc của luân hồi. Thay vì thiền định dựa vào tánh không và thực tập chánh niệm, chúng ta khiến tâm mình ngày càng chất chứa vô minh. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn nhận chịu khổ đau.

Vậy, cái chuông ấy là gì (hoặc bất cứ đối tượng nào khác bạn muốn quan sát)? Nó không gì khác hơn là chỉ do tâm quy ước. Tuy nhiên tâm của chúng ta chứa đầy những vết tích tiêu cực do vô minh quá khứ để lại, quan niệm bẩm sinh về tồn tại cố hữu, bởi vậy, mặc dù các pháp tồn tại chỉ đơn thuần do tâm quy ước, nhưng chúng ta bám chấp vào đó như thể chúng tồn tại theo khía cạnh riêng của chúng. Chúng bám lấy chúng như là sự tồn tại cố hữu, không phải do tâm quy ước.

Vì thế, cái chuông này chỉ đơn thuần do tâm quy ước. Bởi vì các dấu vết tiêu cực sót lại trong hoạt động liên tục của tâm thức bởi vô minh quá khứ, quan niệm về tồn tại cố hữu, bám chấp và tin tưởng rằng các hiện tượng tồn tại theo khía cạnh riêng của chúng, ngay khi tâm chúng ta tạo ra nhãn hiệu “cái chuông”, ngay khi đơn thuần nó quy ước “cái chuông” dựa trên căn bản, những dấu vết tiêu cực sót lại trong hoạt động liên tục của tâm thức biểu hiện ra vọng tưởng rằng nó tồn tại theo khía cạnh của chính nó. Điều này giống như khi bạn dùng cuộn phim để xử lý hình ảnh—các hình ảnh mờ nhạt được đặt trên một tờ giấy đặc biệt trộn lẫn với các hóa chất, và bức ảnh từ từ hiện ra tạo thành một bức hinh hoàn chỉnh—hoặc giống như đặt cuộn phim vào máy chiếu và rọi các hình ảnh thì nó nén lại trong màn hình. Bất cứ đối tượng nào—cái chuông, hoặc cái tôi của bạn—khi nó bị tâm quy ước, các ảnh hưởng tiêu cực phản chiếu nó với bóng dáng của tồn tại cố hữu. Các pháp hiện hữu mà chúng ta không biết hoặc lãng quên, những gì chúng ta đang thấy chỉ đơn thuần do tâm quy ước.

Về cơ bản, có ba cách trong sự tiến triển của tất cả điều này. Thứ nhất, như một khởi đầu, tâm chúng ta gán vào đối tượng. Thứ hai, các ảnh hưởng tiêu cực sót lại do các quan niệm quá khứ vầ tồn tại cố hữu phản chiếu lên diện mạo của tồn tại cố hữu mà đối tượng chúng ta trông thấy ngay bây giờ hiện hữu theo khía cạnh riêng của nó, có nghĩa có một cái chuông thực sự—không phải cái chuông do tâm quy ước, mà là một cái chuông tồn tại theo khía cạnh của chính nó. Đây là một ý tưởng hoàn toàn sai lầm—vọng tưởng tược gán vào cái chuông. Thứ ba, chúng ta để tâm mình tin tưởng vào điều đó một trăm phần trăm là đứng sự thực. Chúng ta đem tâm mình gán chặt, bám chấp vào điều này với bảo đảm một trăm phần trăm hoàn toàn đúng sự thực—có cái chuông thực sự và đó là thực tính.

Tuy nhiên, điều này là vô minh. Trong thời điểm đó, chúng ta đang khiến tâm mình trở nên vô minh, thiếu hiểu biết. Chúng ta đang khiến tâm mình trở nên mê mờ trước cái chuông đích thực, trong đó thực tại hoàn toàn trống rỗng từ khía cạnh của chính nó. Những gì tồn tại chỉ đơn thuần do tâm quy ước. Cái chuông là hoàn toàn trống rỗng theo khía cạnh của riêng nó, và nó tồn tại chỉ đơn thuần trong tên gọi. Bởi vì không nhận thức rõ đây là một ví dụ điển hình nên chúng ta khiến tâm mình trở nên vô minh.

Vọng tưởng.

Khi dùng ví dụ cái chuông để nói về vọng tưởng, nó trở nên hết sức chính xác đối với tất cả các hiện tượng khác. Bắt đầu từ cái tôi của chúng ta, cách mà chúng ta nhận rõ chính mình, mọi thứ chúng ta hiểu là chẳng khác nào quan điểm vọng tưởng của mình về cái chuông. Quan điểm của chúng ta hoàn toàn sai lầm và quá ư tin tưởng vào những gì mình nắm bắt. Bắt đầu với chủ thể, cái tôi, bất cứ điều gì chúng ta lãnh hội trong tiến trình 24 giờ một ngày không có tồn tại theo cách mà mình tin tưởng. Hãy nghỉ về mọi thứ chúng ta thấy suốt trong tiến trình thời gian của một ngày; tất cả các đối tượng hình thức với những gì thị giác chúng ta tiếp xúc—hình dáng và màu sắc, hàng tỷ sự vật mà bất cứ nơi đâu chúng ta nhìn thấy. Bất kể hằng tỷ đối tượng này mà mình quan sát, chúng ta thấy mỗi một đối tượng trong cùng một cách như tôi đã mô tả quan điểm của chúng ta về cái chuông. Khi không thấy cái chuông chỉ đơn thuần do tâm quy ước, tương tự, chúng ta không thấy bất cứ cái gì nữa mà mình quan sát theo bản chất đích thực của nó, chỉ đơn thuần do tâm quy ước và hoàn toàn trống rỗng theo khía cạnh riêng của nó. Mặc dù đã phân tích sự tồn tại của cái chuông một cách hợp lý theo khoa học, nhưng chúng ta hiểu rõ cách thức mà trong đó nó tồn tại không phải cách chúng ta thấy nó. Cái chuông mà chúng ta thấy là một vật hoàn toàn khác. Theo cùng cách này, chúng ta không nhận rõ mọi đối tượng hình thức khác xuất hiện trong nhãn thức (sự nhận biết của con mắt) của mình.

Khi đi vào một siêu thị hay cửa hàng bách tổng hợp, nơi bao gồm hàng ngàn đối tượng, nhưng chúng ta không thấy bất cứ đối tượng nào tồn tại. Chúng ta ở trong một thế giới hoàn toàn khác biệt với một đối tượng thực sự tồn tại; thé giới của chúng là một điều gì đó hoàn toàn khác. Những gì chúng ta thấy không có tồn tại trong siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa tổng hợp. Trên thực tế, những gì chúng ta thấy không có tồn tại bất cứ nơi đâu. Mọi thứ chúng ta thấy là do vọng tưởng quy ước. Chúng ta đi đến cửa hàng và tâm mình quy ước nhiều thứ “cái này, cái này, cái này” nhưng một đống tồn tại cố hữu hoàn toàn bao phủ tất cả các dối tượng đó chỉ đơn thuần do tâm quy ước. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng xuất hiện không phải đơn thuần do tâm quy ước, mà tồn tại theo khía cạnh riêng của chúng—một biểu hiện hoàn toàn không tồn tại, hoàn toàn vọng tưởng. Vọng tưởng này bao phủ toàn bộ thế giới hình thức, một thế giới tồn tại chỉ trong tên gọi.

Điều đó cũng giống như âm thanh. Trước đây, tôi đã đề cập đến các hình tướng, đối tượng của nhãn thức qua sự nhận biết của con mắt. Nhưng chúng ta nhận biết quá nhiều hơn điều đó. Chúng ta có bốn giác quan khác—thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác (nhỉ thức, thiệt thức, tỷ thức và thân thức). Như vậy, các âm thanh cũng tồn tại chỉ đơn thuần trong tên gọi và không theo khía cạnh riêng của chúng. Ngoài ra, chúng ta vọng tưởng với mỗi âm thanh mà mình lắng nghe và tin rằng nó vốn đã tồn tại, khi nó thực sự đối nghịch. Mọi đối tượng của các cảm giác tồn tại chỉ đơn thuần trên phương diện tên gọi, giống như một nền tảng căn bản chỉ đơn thuần do tâm quy ước. Nhưng khi không phát huy trí tuệ nhận thức tánh không, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được các dối tượng cảm giác theo bản chất của chúng, cách mà chúng tồn tại. Thay vì khoác lên mình những đối tượng cảm giác đơn thuần bị quy ước này với vọng tưởng tồn tại theo khía cạnh riêng của chúng và chấp chặt cho đó là sự thật, chúng ta hãy để tâm tin tưởng vào vọng tưởng của chính mình rằng có một điều gì đó thực sự tồn tại. Bởi vì không thực tập thiền chánh niệm dựa trên tánh không hoặc duyên khởi—chánh niệm dựa trên vọng tưởng để biết đó là vọng tưởng—nên chúng ta luôn khiến tâm mình ngày càng chất chứa đầy vô minh.

Ví dụ, khi mơ, chúng ta phải có chánh niệm rằng đây chỉ là một giấc mơ. Tương tự, suốt ngày, chúng ta có thể thực tập chánh niệm rằng những gì mình thấy chỉ là vọng tưởng. Nếu không thực tập điều này, thì chúng ta không suy nghiệm được rằng một cái gì đó tồn tại chỉ là vọng tưởng—chúng ta đang suy ngẩm vọng tưởng là vọng tưởng. Kết quả, những gì xuất hiện trong tâm mình là hiểu biết về tánh không, bản chất tuyệt đối của ba phạm trù luẩn quẩn—cái tôi, hành động và đối tượng. Bằng cách thực tập điều này, chúng ta không khiến tâm mình tăng trưởng vô minh. Chúng ta chấm dứt việc thường xuyên tạo ra cơ sở cho những ý niệm cảm xúc, vọng tưởng, cố chấp—những tâm niệm không cần thiết đó chẳng bao giờ mang lại ích lợi, mà chỉ gây tác hại, và thúc đẩy nghiệp trở thành nguyên nhân của luân hồi và khổ đau trong các cảnh giới thấp hèn.

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/tam-tanh/14241-tai-hai-cua-vo-minh-va-vong-tuong.html