Hiển thị các bài đăng có nhãn quangduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quangduc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

ÐỨC PHẬT ÐÃ THẤY VI TRÙNG



ÐỨC PHẬT ÐÃ THẤY VI TRÙNG

Trước khi uống nước, các vị tu sĩ thường chú nguyện như sau:

“Phật quán nhất bất thuỷ
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất trì thử chú
Như thực chúng sanh nhục”

Xin lưu ý quý vị tám vạn bốn ngàn (84,000) đây chỉ là con số tượng trưng của nhà Phật chứ không phải con số đếm thật. Ví dụ 84,000 pháp môn.

Nhân tiện, tôi xin phép nói qua về vi trùng

Vào thế kỷ thứ 17, một nhà Sinh vật học người Hòa Lan tên là Aton van Leeuwenhoek (1632-1723) đã khám phá ra nhiều loại Vi sinh vật (Micro-organism) như: Protozans, microbes (vi trùng), algae, fungi, bacteria, virus và rickettsiae …

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ EINSTEIN



 
NGƯỜI PHẬT TỬ EINSTEIN 

Trong cuốn Nền Tảng Của Ðạo Phật (Fundamentals of Buddhism), Tiến sĩ Peter D. Santina, viết, “đã nhận xét: Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây phương là Phật tử hoặc có những người không phải là Phật tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo. Thí dụ cụ thể là nhà bác học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo, nhưng nếu ông là một nguời có tôn giáo thì ông phải là một Phật tử.”

Nguyên văn, “There are many persons of considerable standing in western societies who are either Buddhists or who are sympathic towards Buddhism. This is most clearly exemplified by the remark made by Albert Einstein that he was not a religious man, but if he were one, he would be a Budhist.” 

Sau đây là những lý do khiến ông ca tụng Phật Giáo mà tôi trích dẫn trong cuốn “Buddhism in the Eyes of Intellectuals” của Tiến sĩ Sri Dhammananda (Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức), bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

VÔ TÁC DIỆU LƯC


VÔ TÁC DIỆU LƯC 

Trong kinh Phật dùng chữ vô tác diệu lực và trong kinh Thánh dùng chữ đức tin. Tuy tên có khác nhau nhưng ý nghĩa chỉ là một.

Kinh Phật hay kinh Thánh đều dạy Phật tử hay tín đồ phải có đức tin mới thấy chứng nghiệm hay được cứu rỗi như những chuyện kể sau đây:

Kinh Tân Ước (Mathew 14:22-32): Chúa Jiêsu đi bộ trên mặt biển mà đến cùng môn đồ. Khi thấy Chúa Jiêsu đi trên mặt biển thì môn đồ bối rối nói rằng ấy là một con ma và sợ hãi la lên. Chúa Jiêsu liền phán “các người hãy yên lòng, ấy là ta đừng sợ”. Pierre liền thưa rằng “Lạy Chúa, nếu phải là Chúa thì xin hãy khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa”. Pierre trên thuyền bước xuống biển đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Chúa. Song khi thấy gió thổi lên thì Pierre sợ hãi, hòng sụp xuống mặt nước, bèn la lên, “Chúa ơi xin cứu tôi!”. Tức thì Chúa Jiêsu đưa tay nắm lấy Pierre mà nói rằng, “Hỡi người thiếu đức tin, sao người hồ nghi mà làm vậy?.”

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

ÐỐI XỨNG VÀ SIÊU ÐỐI XỨNG



Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học Tài
Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997


                                                  THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT


ÐỐI XỨNG VÀ SIÊU ÐỐI XỨNG

LND. Vì tính cách quan trọng của Siêu Ðối Xứng trong khoa Vật lý Phân tử, tôi xin phép nói qua một vài trang.

Nét đặc thù của vạn vật trong vũ trụ là sự đối xứng. Một thí dụ của đối xứng là hình ảnh của mình trong gương.

Ta thấy có sự đối xứng từ những vật cực đại như những Thiên thể và những vật cực vi tế như những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Hạt ảo). Ví dụ Hạt tử Fermion là đối xứng của Hạt tử Boson.

Quan sát một con bướm, ta thấy những hình ảnh và mầu sắc ở mỗi cánh đối xứng với nhau một cách ngoạn mục. Nếu cắt ngang một quả cam, nhất là một trái lựu, ta thấy một hình ảnh đối xứng giống như hình Pháp luân (Bát Chánh Ðạo) trong kinh Phật.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

NEUTRINO


 Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học Tài
Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997

                                                  THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT




NEUTRINO 


LND. Neutrino là một phân tử (hay Hạt tử) rất quan trong để xác định sự cấu tạo của vũ trụ, tìm hiểu những hoạt động của Mặt trời, và cho biết vũ trụ sẽ tiếp tục bành trướng hay sẽ co rút lại, nghĩa là sụp đổ hay tự tiêu diệt?

Neutrino là gì?

Là một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử được tạo ra đầy rẫy trong thời kỳ vũ trụ bành trướng. Trọng khối rất nhỏ nhiệm, có thể chỉ bằng một phần ngàn tỉ (One Trillionth) của một Dương điện tử (Proton). Neutrino di chuyển bằng với tốc độ của ánh sáng (300,000 cây số/giây hay 186,000 dặm/giây).

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

THUYẾT SIÊU TƠ TRỜI (STT) VÀ THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT




Siêu Tơ Trời là một thuyết Vật lý Lượng tử cho rằng những Lượng tử Căn bản (Elementary Particles) là những vật được phóng dài theo đường thẳng y như nhửng sợi dây thay vì những Hạt tử vi tế, không Trọng khối, ở trong Không-thời như đã được các thuyết khác chủ trươmg.

Năm 1980, thuyết STT được phổ biến như sau khi Michael Grêen thuộc Ðại học Quêen Mary ở Luân Ðôn, và John Schwarz thuộc Viện Kỹ Thuật California (California Institute of Technology Caltech), trình bày rằng vài loại học thuyết này có thể đưa đến một thuyết về Lượng tử đẩy đủ và thích hợp trong việc mô tả Trọng tường cũng như các Lực yếu, mạnh và Ðiện từ lực.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

VŨ TRỤ CHỈ LÀ MỘT KHÁI NIỆM





Cách đây 16 thế kỷ, nhà Triết học Phật giáo Vô Trước đã nói rằng vũ trụ chỉ là một khái niệm, một tư tưởng, một ý kiến.

Gần đây, Michael Talbot cho rằng vũ trụ như huyễn (The Hollographic Universe), và Ken Welber chủ trương rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là những ảnh tượng (The Hollographic Paragdigm).

Về Nguyên tử, Ngài Vô Trước cho rằng Nguyên tử không có thực thể (The atom should be understood as not having a physical body).

Gần đây, Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi được phân tách đến cùng chẳng có gì là vật chất mà chỉ còn lại những rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves).

Sau đó, một số đệ tử của ông đã nêu lên thuyết Siêu Tơ Trời (Superstring) cho rằng xuống đến bình diện những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles hay Hạt ảo), những Phân tử chỉ là những Bụng sóng, những nốt nhạc của một sợi dây đàn rung lên.

Thuyết này đúng với thuyết Sát Na, thuyết về Quang minh, thuyết Tương sinh Tương Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi và thuyết Chân Không Diệu Hữu của đạo Phật.

Theo thuyết sát Na, vạn vật trong vũ trụ được dệt bằng vô vàn vô số những tia sáng hợp lại thành những ảnh tượng gọi là Tổng tướng ảnh tượng. Ðiều này cũng giống như việc chắp nối những bộ phận của những nhân vật trong các phim hoạt họa.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

CYBERNATICS (RÔ BÔ)

(Đạo Phật Siêu Khoa Học )
        
Cách đây trên dưới 50 năm, tôi đã đọc một bài báo nói về câu truyện độc đáo của một chàng thanh niên như sau:

Vào một chiều tối tại một địa điểm ở nước Thụy Ðiển, một thanh niên bước lên chuyến xe lửa. Anh này tuổi khoảng 18-20, ăn mặc đúng mốt, đeo kính đen, và tay xách một cái cặp nhỏ.

Lên tầu, anh kiếm một chỗ vắng vẻ ngồi lấy báo ra đọc. Một lát sau, anh lấy thuốc ra hút. Hành động của anh cũng bình thường như mọi người trên tầu nên không ai để ý. Chỉ có một kẻ để ý đến anh là tên ăn cắp trên tầu. Nó đang rình để giựt cái cặp da của anh. Tên ăn cắp bỗng trố mắt nhìn vì thấy anh thở khói qua hai lỗ tai thay vì qua lỗ mũi. Nó khích khủyu tay người bên cạnh và người này lại khích tay người kia, rồi hầu như cả toa đều trố mắt nhìn anh này thở khói ra lỗ tai.

Trong khi tầu ghé trạm, anh ta đứng lên có lẽ để đổi chuyến tầu và tránh cơn mắt soi mói nhìn của hành khách. Nhân cơ hội hành khách chen lấn xuống tầu, tên trộm nhanh như cắt giựt cái cặp của anh và bỏ chạy. Bất ngờ nó vướng phải cái ghế ngồi, té xuống đất và cái cặp da văng ra. Bỗng cái cặp da tóe lửa phát khói, và chàng thanh niên kia ngã gục xuống, quần áo cháy tiêu hết thành mốt đóng lửa. Khi lửa tan trong nháy mắt, mọi người sửng sốt khi thấy rõ chàng thanh niên không phải là con người mà là một Người máy (Robot).

Ðó là một câu chuyện khoa học giả tưởng.

Ngày nay nhân vật tưởng tượng đã gần trở thành sự thật.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

NGUYÊN TỬ

(Đạo Phật Siêu Khoa Học)



Minh Giác Nguyễn Học Tài



NGUYÊN TỬ 

Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhiệm cấu tạo mọi vật trên thế giới này. Cái bàn, cái ghế, cái đinh, cái búa, cái kéo và những vật chung quanh chúng ta đề được cấu tạo bằng Nguyên tử.

Một bức tường là do nhiều viên gạch xây thành. Một trái núi là do vô vàn vô số những hạt bụi kết thành. Nếu phá vỡ bức tường, người ta lấy lại được từng viên gạch. Viên gạch và hạt bụi được tạm gọi là những đơn vị căn bản cấu tạo vật chất mà tiếng Pháp gọi là Unité formant corps.

Ðể hiểu rõ Nguyên tử, chúng tôi xin định nghĩa rõ ràng những danh từ căn bản như sau:

Vật thể, Vật chất, Thể chất (Matter) (1): Là bất cứ vật gì choán một chỗ trong không gian và có phương hướng như không khí, nước đá và con người. Ánh sáng và nhiệt không phải là Vật thể vì không có Trọng lượng.

Phân tử (Molecule, Particle): Là những mảnh nhỏ nhất có những đặc tính của chất nguyên thủy. Ví dụ một Phân tử đường là một mảnh nhỏ nhất, nhưng vẫn có đặc tính của đường. Dùng những dụng cụ đặc biệt, người ta có thể phân tách Phân tử thành những phần nhỏ nhiệm hơn, đó là Nguyên tử.

Một Phân tử đường có thể chia thành 12 Nguyên tử than, 22 Nguyên tử khinh khí và 11 Nguyên tử Dưỡng khí. Và nếu người ta kết hợp những Nguyên tử đó với nhau, những Nguyên tử này trở lại thành một Phân tử đường như cũ.

Các Phân tử liên kết với nhau bằng Nạp điện (Electrical charge). Chúng liên kết chặt chẽ với nhau trong những vật rắn chắc, và di chuyển nhẹ nhàng trong không khí và nước.

Ngày 10-10-1996, báo chí Mỹ đã loan tải rằng giải thưởng Nobel Hoá chất đã được trao cho ba khoa học gia có tên là Richard Smally và Robert F. Curl thuộc Ðại học Rice ở Houston, Texas; và Harold W. Kroto thuộc Ðại học Sussex ở Anh-Cát-Lợi. Họ đã có công khám phá một loại Phân tử than trong đó có 60 Nguyên tử than liên kết với nhau thành hình một trái banh.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Đạo Phật Siêu Khoa Học - TÌM CẦU VÀ THỂ NGHIỆM


 Đạo Phật Siêu Khoa Học
Minh Giác Nguyễn Học TàiChùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997



TÌM CẦU VÀ THỂ NGHIỆM



Các khoa học gia và triết gia đã suy tư, tìm cầu, và thể nghiệm để tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, của Thái dương hệ, của các đại dương, các Thiên Thể; nhất là nguồn gốc của loài người nói riêng và của những sinh vật nói chung.

Không ai phủ nhận công lao của khoa học trong việc cải thiện nhân sinh. Nhưng công việc tìm cầu thực tại cuối cùng của sự vật thuộc lãnh vực khoa học hay tôn giáo, nhất là đạo Phật. Nói một cách khác, liệu đến một này nào đó, các khoa học gia có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng của họ không?

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Giáo lý Nghiệp

Ban Hoằng Pháp

Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ. Nghiệp có thể chi phối con người và vũ trụ. Nghiệp có một sức mạnh luôn khiến con người tạo ra nghiệp mới để rồi chịu nhiều quả báo khác nhau, trói buộc con người vào sinh tử luân hồi.

1. Ý nghĩa

Nghiệp, tiếng Phạn là karma, nghĩa gốc là hành động. Luật nghiệp liên quan mật thiết đến luật nhân quả, những hành động tự mình đã làm sẽ đem lại một kết quả tất yếu. Ví dụ, nếu hành động theo tham, ác, vô minh, điều này có nghĩa là chúng ta đang trồng hạt giống khổ đau. Khi hành động do động cơ trí tuệ, nhân từ, rộng lượng, có nghĩa là chúng ta đang tạo ra nghiệp nhân giàu có, hạnh phúc. Một ví dụ theo nghĩa vật lý để làm sáng tỏ điều này, nếu chúng ta trồng một hạt táo, cây táo lớn lên ra quả táo, không phải là quả xoài. Nếu muốn có xoài, chúng ta phải trồng hạt xoài. Nghiệp là tác ý, khởi lên ý tưởng (ý muốn, dụng tâm). 

Tác ý của mình là một khuynh hướng, hay động cơ đằng sau hành động. Phật nói rằng nghiệp là tác ý vì nó là động cơ quyết định nghiệp quả. Rõ ràng mỗi khuynh hướng trong tâm của chúng ta là một năng lực đủ mạnh để đưa đến kết quả. Khi hiểu được rằng nghiệp tùy thuộc vào tác ý, chúng ta có thể thấy được những trách nhiệm mà chúng ta phải gánh chịu về hành động của chính mình. Nếu chúng ta không biết được động cơ trong tâm ta, khi ước muốn bất thiện khởi lên, chúng ta có thể hành động sai lầm, tạo ra tương lai khổ đau. 

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Chữ Tu Trong Đạo Phật

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng. Nước mắt ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn còn dâng lên mãi nếu lòng tham lam dục vọng nơi mỗi cá nhân cũng như đoàn thể-không được vùi dập vào phần nào; hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không được sang bằng và tiêu diệt do lòng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến mình, đến người theo công lý và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cùng thấy rõ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo. Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nhìn nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.

Xưa nay các bậc thánh nhân, các vị đã giác ngộ như chư Phật, Bồ tát, không vị nào mà không trãi qua con đường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó. Vậy bất luận người nào ở trong xã hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không tự mình đã hư hỏng, mình đã làm tổn hại cho mình, thì mong giúp ích cho ai nửa?

Chuyển khổ đau thành hạnh phúc


Transforming problems into happiness
By Ven. Thubten Gyatso
Thích Bảo Lạc dịch.

Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới. Nhưng phải quán xét thật cẩn thận; vì không ai tránh khỏi già, bịnh, chết, kẻ thù và nhiều nữa...

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

GIÁO LÝ NGHIỆP (KARMA)

Thích Tâm Thiện

A* Dẫn nhập

Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their karma are the beings, heir of the karma. The karmar is their womb from which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.

B* Nội dung

I) ĐỊNH NGHĨA:

Nghiệp là gì?

Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma có nghĩa là hành động có tác ý (volitinan action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tac của tâm(y) thông qua những hoạt động của thân, miệng, và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác), nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ý Nghĩa Nghi Lễ Phật Giáo

Thích Viên Giác

I. LỜI NÓI ĐẦU :

Các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng một tôn giáo phải có đủ 3 yếu tố : Triết học , nghi lễ , và thần thoại . Phật giáo là một tôn giáo nên cũng có đủ 3 yếu tố trên . Tuy nhiên , là một tôn giáo không có thượng đế nên yếu ot61 nghi lễ và thần thoại của Đạo Phật mang sắc thái và ý nghĩa khác . Mặt khác hai yếu tố này đối với Phật giáo không được nhấn mạnh .

Thời Đức Phật còn tại thế , bàlamôn giáo rất chú trọng nghi lễ tế tự được coi là hàng đầu . Nghi lễ là đặc quyền của tu sĩ . Ý nghĩa của nghi lễ là sự giao tiếp giữa các tu sĩ với Thượng Đế , Thần linh , điều mà mọi người bình thường không với tới được .Đức Phật là người đã công kích một cách mạnh mẽ vào thành trì nghi lễ ấy , rõ ràng từ thuở ban đầu Đạo Phật đã từ bỏ một ý nghĩa nghi lễ như vậy .

Sau khi Đức Phật nhập diệt , đời sống của Tăng đoàn có thay đổi , do sự thích nghi với phong tục tập quán , đáp ứng nhu cầu của quần chúng để tồn tại và phát triển , vấn đề nghi lễ được đặt ra .

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Bố thí Ba-la-mật


Thích Trí Siêu

Mục lục

1. Mở Ðầu 
2. Bồ-tát Ðạo 
3. Bố Thí là gì? 
4. Bố Thí có mấy loại?

5. Bố Thí Ba-la-mật 
6. Bố Thí và sáu Ba-la-mật 
7. Những điều lầm lẫn về Bố Thí 
8. Kết luận





1. Mở Ðầu

Ða số chúng ta ngày nay hầu như không còn biết bố thí, cúng dường một cách trong sạch và lợi ích nữa! Bố thí là bố thí chứ có gì mà trong sạch với không trong sạch? Nói như vậy không phải là Phật tử! Nếu không phải Phật tử thì muốn nói sao cũng được, nhưng nếu là con Phật thì cần phải học đạo, hiểu đến nơi đến chốn. Có nhiều người trong chúng ta thường hãnh diện nói rằng: 'Tôi tu lâu, ăn chay trường, tụng kinh mấy chục năm rồi, biết Hòa Thượng này Hòa Thượng nọ từ lúc các vị ấy mới tu, chùa này là do tôi giúp từ lúc mới lập,..., và đa số đều là Bồ Tát tại gia (tức là thọ Bồ Tát giới). Thọ Bồ Tát giới tức là muốn bước trên Bồ Tát đạo; và Bồ Tát đạo thì gồm có Lục độ (Ba La Mật). Trong đó thì Bố thí đứng đầu. Bồ Tát mà không biết bố thí thì đó không phải là Bồ Tát. Vậy Bố thí là gì? Có mấy loại Bố thí? Phải Bố thí những gì: Bố thí làm sao, khi nào,...?

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Đạo gì?

Thích Trí Siêu
(Pháp quốc, 1996)

Kinh nghiệm hồi ký sau nhiều năm học đạo với Ðại Thừa,
Nguyên Thủy và Kim Cang Thừa Tây Tạng.


Mục Lục

Mở Ðầu

Chương I

Giác ngộ giải thoát
Giáo lý, giáo điều, giới luật
Ăn chay, ăn mặn
Thầy tu có vợ
Tìm thầy trong khung
Tìm thầy đắc đạo


Chương II

Theo Tây Tạng
Tông phái Tây Tạng
Nhập thất
Âm dương, nam nữ
Luân xa

Chương III

Ngã tâm linh
Nhân quả
Tình thương
Ðạo gì?



Mở đầu

Tôi bắt đầu đến với Ðạo Phật vào lúc 15 tuổi, nhân dịp lên chùa làm lễ cầu siêu cho ông nội tôi. Rồi từ đó tôi mua sách Phật đọc thường xuyên và thấy thấm thía làm sao. Năm 23 tuổi vào chùa đi tu, tôi tự nhủ thầm phải làm sao giác ngộ giải thoát ngay trong đời này, cố gắng noi theo gương của chư Tổ thuở xưa. Ôi, sơ tâm vào Ðạo bao giờ cũng ngây thơ và dễ thương. Nhờ đó nên tôi đã hăng say phục vụ chúng sinh (vì phục vụ chúng sinh là cúng dường mười phương chư Phật), hăng say học Ðạo, tranh đua cùng với huynh đệ. Sau một thời gian học những nghi thức cúng kiến, ứng phú căn bản của một Thầy tu cùng những giáo lý phổ thông để có thể hướng dẫn cho Phật tử hàng tuần, tôi vẫn cảm thấy mình còn thiếu nhiều hiểu biết, nên tôi đã lên đảnh lễ Thầy Tổ xin phép rời chùa, rời đại chúng ra đi tầm Sư học Ðạo thêm.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Vô thường là lẽ sống

AKONG TULKU RINPOCHE

Thiện Tri Thức dịch

Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, chấp nhận chúng như vậy, dù cho những xúc tình chúng khơi dậy nơi chúng ta. Mỗi khoảnh khắc của đời sống là độc nhất vô nhị và không bao giờ trở lại...

Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thật này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí tuệ đang mang trong bản thân. Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sống và tiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại

Dịch Giả: Thích Viên Lý

MỤC LỤC

Tựa của Thích Viên Lý

Chương 1 Điểm Đặc Sắc Cơ Bản Của Tâm Lý Học Phật Giáo

Chương 2 Tri Nhận Tâm Lý Học, Động Cơ Và Tình Cảm

Chương 3 Nhân Cách Tâm Lý Học

Chương 4 Tâm Lý Học Phật Giáo Và Tâm Lý Học Trị Liệu Tây Phương

Chương 5 Nguyên Lý Tâm Lý Học Phật Giáo Và Bệnh Lý Xã Hội Đương Tiền


TỰA

Phần I.

Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.

Phật pháp là những phương pháp tu tập cụ thể và mầu nhiệm để giải quyết một cách rốt rát sự khổ đau phiền não của con người. Do vì sự khổ đau của mỗi một con người cụng như trình độ hiểu biết, hoàn cảnh tiếp cận v.v.. ngàn sai muôn biệt, nên giáo pháp do Đức Phật giảng dạy cũng có vô lượng vô biên, và dù vô lượng vô biên nhưng cứu cánh vẫn quy về một mối, đó là giải thoát tận gốc sự tử sanh thống khổ của tất cả muôn loài. Đối với Phật Giáo thì phương tiện chính là cứu cánh và ngược lại. Trong phương tiện vốn có cứu cánh, trong cứu cánh vốn có phương tiện, phương tiện và cứu cánh không hai, không khác, đó chính là điểm sai biệt to tát giữa Phật Pháp và Tâm Lý Học Trị Liệu Tây Phương.

Phần II.

Điểm khác biệt to lớn khác giữa Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Tây Phương đó là, càn tu tập theo phương pháp của Phật Giáo thì bản ngã càng bị thu hẹp dần và cuối cùng bị triệt hủy toàn diện để đạt đến tâm thức giác ngộ, giải thoát tự tại tuyệt đối. Riêng Tâm Lý Trị Liệu ngày nay thì gần như chỉ xoa diụ, vuốt ve tâm lý con người để con người thỏa mãn được ngã chấp, và cuối cùng, vấn đề khổ c9au trầm thống của con người vẫn không sao bứng nhổ, diệt trừ một cách tận gốc rễ dù cho có đôi nét, vài điểm gần như tương tự về cách nhìn so với Phật giáo.

Tuy bản dịch này đã được cẩn trọng xem duyệt lại, nhưng, vì dịch giả đang trong giai kỳ rất bận rộn trong việc tạo mãi cơ sở để xây dựng tu viện hầu làm nơi nương tựa, tu học cho mọi giới, do vậy, nên rất có thể bản dịch vẫn chưa được trọn vẹn như ý nguyện. Rất mong các bậc cao minh bi mẫn bổ chính và chỉ giáo để lần tái bản dịch phẩm này được hoàn hảo hơn.

Dịch giả cẩn bút, 
Thích Viên Lý 

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Công án Thiền là một đối tượng nhận thức?

Đại Lãn

Khi chúng tôi đặt vấn đề này, chúng tôi vẫn biết đây là, một việc làm sai lầm ngốc nghếch; bởi vì vấn đề này đối với Thiền tông chúng không can hệ gì. Hơn nữa, như chính đức Phật đã dạy ngài Ma-ha Ca-diếp: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết-bàn, thực tướng vô tướng, nay trao lại cho Ma-ha Ca-diếp”. (Ngẫu kiến Đại Phạm Thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh), và cho đến Bồ-đề-đạt-ma khi mới sang Trung Quốc tuyên bố rằng: “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo”. (Huyết mạch luận trong Thiếu Thất lục môn). Rõ ràng đã nêu tông chỉ và sự kế thừa của Thiền tông như thế nào rồi. Nhưng ở đây, chúng tôi vẫn đặt ra vì chúng có những nguyên nhân sâu xa, và cấp bách của chúng.

Như chúng ta đã biết, hơn bốn thập kỷ qua phong trào học Thiền, đã và đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách, do môi trường sống chung quanh đang tác động, qua đó con người là nạn nhân chính do nền văn minh cơ khí vật chất hiện đại mang lại. Chúng đã làm băng hoại tất cả mọi giá trị tinh thần, kể cả những thành tựu về vật chất do chính chúng đẻ ra. Từ những đòi hỏi đó, chỉ có Thiền mới đáp ứng và, giải quyết một cách trực tiếp, sự điều hòa cuộc sống thế giới, trong đó con người là yếu tố cần và đủ cho mọi quyết định này, do đó Thiền học hiện đang là đối tượng cần được phát triển mạnh. Ở đây, chính vì muốn có sự phát triển mạnh này, nên Thiền đã trở thành đối tượng nhận thức tư duy cho mọi người, và cũng từ đó chúng đẻ ra không ít những sai lầm trong phương pháp học, cũng như trong việc thực hành do chính con người tạo ra; mà cái hậu quả của chúng sẽ trở thành một tác dụng nguy hiểm đối với chính họ và những người đi sau.