Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

CYBERNATICS (RÔ BÔ)

(Đạo Phật Siêu Khoa Học )
        
Cách đây trên dưới 50 năm, tôi đã đọc một bài báo nói về câu truyện độc đáo của một chàng thanh niên như sau:

Vào một chiều tối tại một địa điểm ở nước Thụy Ðiển, một thanh niên bước lên chuyến xe lửa. Anh này tuổi khoảng 18-20, ăn mặc đúng mốt, đeo kính đen, và tay xách một cái cặp nhỏ.

Lên tầu, anh kiếm một chỗ vắng vẻ ngồi lấy báo ra đọc. Một lát sau, anh lấy thuốc ra hút. Hành động của anh cũng bình thường như mọi người trên tầu nên không ai để ý. Chỉ có một kẻ để ý đến anh là tên ăn cắp trên tầu. Nó đang rình để giựt cái cặp da của anh. Tên ăn cắp bỗng trố mắt nhìn vì thấy anh thở khói qua hai lỗ tai thay vì qua lỗ mũi. Nó khích khủyu tay người bên cạnh và người này lại khích tay người kia, rồi hầu như cả toa đều trố mắt nhìn anh này thở khói ra lỗ tai.

Trong khi tầu ghé trạm, anh ta đứng lên có lẽ để đổi chuyến tầu và tránh cơn mắt soi mói nhìn của hành khách. Nhân cơ hội hành khách chen lấn xuống tầu, tên trộm nhanh như cắt giựt cái cặp của anh và bỏ chạy. Bất ngờ nó vướng phải cái ghế ngồi, té xuống đất và cái cặp da văng ra. Bỗng cái cặp da tóe lửa phát khói, và chàng thanh niên kia ngã gục xuống, quần áo cháy tiêu hết thành mốt đóng lửa. Khi lửa tan trong nháy mắt, mọi người sửng sốt khi thấy rõ chàng thanh niên không phải là con người mà là một Người máy (Robot).

Ðó là một câu chuyện khoa học giả tưởng.

Ngày nay nhân vật tưởng tượng đã gần trở thành sự thật.

Rô Bô (Robot) là gì?

Rô Bô là một bộ máy có thể dạy dỗ hay “thảo chương “ như một máy vi tính để làm những cử động hay một số công việc khác nhau. Những bộ máy nhỏ khôn ngoan mà chúng ta thường thấy trong những trung tâm thương mại không phải là Rô Bô vì chúng chỉ cử động nhờ một hộp điểu khiển từ xa. Những bộ máy chỉ biết làm một việc mà không thể dạy để làm những việc khác cũng không thể gọi là Rô Bô. Hầu hết những Rô Bô là những bộ máy khổng lồ cao lớn hơn con người.

Danh từ Rô Bô là một kịch gia người Tiệp khắc tên là Kariel Capek (1890-1938). Năm 1921, trong một vở kịch, Capek đã viết về một nhân vật đã chế tạo những Rô bô để làm việc trong xưởng của ông. Rô bô theo từ ngữ Tiệp khắc có nghĩa là làm việc hay nô lệ.

Ý kiến về Rô bô không phải mới mẻ gì. Trong mấy trăm năm qua, người ta đã mơ ước chế tạo những bộ máy giống người đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để làm những việc họ mong muốn.

Năm 1970, người Âu Châu rất khoái trá khi thấy những búp bê vặn cót biết viết, đánh dương cầm, và tự làm những công việc khác. Kể từ năm 1918, sau khi Mary Shelly (1897-1951) xuất bản cuốn sách nói về quỷ nhập tràng Frankenstein, rất nhiều sách truyện và phim ảnh đã ra đời mô tả những vật được sáng tạo giống người, vừa thiện vừa ác.

Nhưng kể từ năm 1960, hình ảnh Rô bô đã ra khỏi khoa học giả tưởng và trở thành sự thật.

Rô bô làm được những gì và không làm được những gì?

Trong một vài phương diện, Rô bô rất giống loài người. Chúng có thân thể để làm việc chân tay, và “bộ óc” để sai bảo chân tay làm việc. Rô bô có những cánh tay và bàn tay để nắm bắt đồ vật. Bộ óc của Rô bô là một máy vi tính được thảo chương những công việc mà Rô bô phải làm. Máy vi tính sai khiên chân tay của Rô bô làm việc.

Mặc dầu một số Rô bô có bộ óc là những bộ máy vi tính rất mạnh, chúng chưa thể làm những việc gì một cách dễ dàng như chúng ta. Bộ óc điện tử của chúng chỉ có thể học những con số toán học và làm một vài cử động căn bản.

Người ta có thể thảo chương để Rô bô dọn sạch một căn phòng , tránh lam đổ vỡ đồ vật nhờ những máy dò điện tử, nhưng chúng không thể quyết định nên hay không nên dọn sạch căn phòng.

Từ năm 1700 đến nay, trong những lãnh vực quân sự, y học, canh nông, địa chất, hải dương học, hàng không và không gian, cảnh sát, công kỹ nghệ, gia dụng và xây cất v.v… người ta đã chế đủ loại Rô bô để làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và khó khăn để thay thế con người.

Nói tổng quát, về quân sự, khoa học đã chế tạo những trái bom tinh khôn (smart bomb), hỏa tiễn tầm nhiệt, hỏa tiễn chống hỏa tiễn, hay máy bay không người lái v.v…

Về y học, khoa học đã chế tạo những chân tay giả để phế nhân có cảm giác nóng lạnh, và xúc chạm; cấy Linh kiện (Computer chip) để người mù thấy được; dùng điện não để điều khiển Con thoi (Cursor) của máy Vi tính để người hoàn toàn tàn phế nói chuyện được.

Về canh nông, khoa học đã chế ra con Bọ máy biết dọn sạch cỏ dại trong rừng và biết chừa lại những cây con và cổ thụ. Về ngành Ðịa chất và Hải dương học, khoa học đã chế tạo người máy để bước hỏa diệm sơn hay lòng đại dương để thám hiểm. Về Hàng không và Không gian, khoa học đang chế tạo người máy đi trong không gian để thay thế phi hành gia. Hiện nay, Công ty Lockheed mới trúng thầu chế tạo Phi thuyền không gian X-33 để thay thế cho Phi thuyền con thoi đã lỗi thời và quá đắt đỏ. X-33 là loại phi thuyền không người lái, có một tầng và tái xử dụng được. Phi thuyền này dùng để tiếp tế vật dụng cho những Trạm không gian rồi trở về Trái đất.

Một số công ty đã chế tạo những người máy để điều hòa lưu thông, canh gác phòng sở , ráp xe hơi và chế tạo những thiết bị nặng nề và phức tạp. Có công ty chế tạo Người máy để làm những việc nhà (House Robot).

Về xây cất, có một vài cônt ty đã xa5 cất một vài building tinh khôn (Intelligent building). Những building trông không khác những building thường mà chỉ khác là chi phí xây cất tốn kém 20% hay hơn những building khác. Kinh phi thặng dư này là để thiết bị những hệ thống tự động hiẹn đại đ giữ an ninh, phòng hỏa và cứu hỏa, những hệ thống tắt mở đèn tự động để tiết kiệm nhiên liệu, cùng những dàn máy Vi tính (Computer) tối tân để liên lạc với khắp nơi trên thế giới , tương tự như hệ thống Internet bây giờ.
Kỷ Nguyên Máy Cưa Bắt Ðầu Ló Dạng

Trong mấy tháng gần đây báo chí Mỹ đã loan báo một số Công ty Anh Mỹ đã chế tạo Nguời Máy có trí khôn, biết suy nghĩ và tính toán.

Có công ty đã chế tạo Người máy có thể trèo lên xe, đieu khiển cần số, và lái máy cày.

Một chuyên viên khoa học cho hay ngươi ta đang nghiên cứu chế tạo một máy Vi tính có tế bào thần kinh thật của con người.

Còn đang phân vân, tình cờ tôi đọc một tài liệu xác nhận điều này, nói rằng người ta sẽ chế tạo một bộ óc nhân tạo với những tế bào thần kinh thật được ghép vào một hệ thống điện tử tinh vi. Hiện nay Khoa học đang thí nghiệm tế bào thần kinh của một loài đỉa.

Trên nguyên tắc, người ta có thể chế tạo một bộ óc điện tử có thể làm những công việc của bộ óc con người.

Lấy nguồn cảm hứng từ một trong hàng loạt phim Sao Băng có tên “Thế Hệ Tương Lai”, Phòng thí nghiệm chế tạo Bộ óc nhân tạo đã chế tạo một người máy tên là Cốc.

Bộ óc của Cốc là một máy vi tính tối tân khiến nó có thể dò dẫm tìm hiểu thế giới bên ngoài y như một đứa trẻ con. Khi tiếp xúc với người và vật chung quanh, nó tự thảo chương và tái thảo chương. Nó học nhìn và học nghe. Người ta sẽ phủ cho nó một lớp da có cảm giác. Ví dụ khi đụng phải một vật quá nóng hay quá lạnh, Cốc sẽ rút tay lại y như bàn tay của con người.

Tuy nhiên, cảm giác nóng lạnh nhân tạo này chỉ có tính cách máy móc vì ngoài việc nhận biết cảm giác, con người còn biểu lộ sự kinh ngạc, giận dữ hay hốt hoảng. Ðiều đó người máy chưa có, hay khoa học chưa chế tạo được.

Ngoài Cốc, một công ty khác đã chế tạo một Người máy khác tên là Ba thông minh, nghĩa là bộ óc của nó đã tàng trữ một triệu dữ kiện để sẵn sàng đặt câu hỏi mỗi khi gặp phải những điều gì nó không hiểu.

Lại có công ty chế tạo những bộ máy đánh cờ tướng có bộ óc điện tử nhân tạo biết tính toán rất tinh vi, và khéo xử dụng những con cờ để mang lại thắng lợi cho mình. Nhưng đến lúc được hay thua, bộ máy này không biểu lộ được những xúc cảm vui mừng hay chán nản.

Với con người, cảm xúc được biểu lộ trong đầu mày cuối mắt, cử chỉ, hơi thở, cử động chân tay và mầu sắc của da mặt. Có những người đỏ mặt vì thẹn thùng, vì giận dữ, hay xanh mặt vì sợ hãi.. . Người máy chưa thể có những cảm giác đó vì Người máy có thể có đôi chút trí khôn nhân tại, nhưng không có linh hồn. Khoa học chế tạo được những Người máy có trí khôn, nhưng chưa thể cho nó một linh hồn vì đó là công việc của Thượng đế.

Các khoa học gia đã nghiên cứu và thí nghiệm việc chế tạo người máy có trí khôn trong bốn thập niên qua, và gần đây viêc người máy có trí khôn đã trở nên sôi nổi như hệ thống Internet bây giờ.

Ngoài câu truyện Người máy trên xe lửa, cách đây trên 5o năm, tôi đã xem phim nói tiếng Pháp tên là “La Vie Future” (Ðời Sống Tương Lai), và trong đó khoa học tưởng tượng trong tương lai, nhân loại sẽ có trực thăng, trạm không gian, và những căn nhà xây dươi bể. Ðến nay những truyện tưởng tượng đó đã thành sự thật. Chỉ là khác nhà xây dưới đáy bể chưa có nhưng đường hầm xây dưói đáy bể để xe chạy đã có rồi.

Gần đây các khoa học gia cho rằng sau năm 2000 sẽ đến kỷ nguyên Cybernetics mà tôi tạm dịch là Kỷ Nguyên Ngươì Máy. Tôi xin mượn lời của cụ Mạc Ngọc Pha để định nghĩa danh từ Cybernetics như sau:

“Cybernetics là khoa học điều khiển và truyền đạt ở động vật cũng như máy móc. Cybernetics là khoa nối liền Thế giới tự nhiên với Thế giới siêu nhiên. Ngày nay Cybernetics gắn liền với khoa điện tử cho nên có thể giải thích mọi hiện tượng của sự sống. Khoa học Cybernetics không những đáp ứng tinh thần phản phục hồi tác (Lơop fêedback) trong ngành khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật, mà còn mang cách tất cả tính cách huyền nhiệm của Dạo Học Ðông Phương.”

Ðó là những câu truyện đời nay. Ðời xưa, thời Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô tranh hùng, Khổng Minh đã biết chế tạo xe tăng phun lửa.

Trong trận đánh thành Troas ở Tây Bắc Tiểu Tây Á (Asia Minor), người ta đã biết chế tạo ngựa gỗ (The Trojan Horse), trí một ít quân trong bụng ngựa va đánh thắng trận này.
Rô-Bô Dế Mèn

Tháng 1/1997, báo chí Hoa Kỳ loan tin rằng các khoa học gia Nhật Bản đã chế tạo được một con Rô-Bô Dế Mèn bằng cách gắn trên mình nó một hộp điện tử tí hon. Họ chọn dế Mỹ vì chúng to con, cắt hết cánh râu, thay vào đó những dây ăng ten điện tử, và gắn những Ðiện cực Tuyền xung động. Dùng hộp điểu khiển từ xa, các khoa học gia Nhật bản gửi tín hiệu đến hộp Ðiện tử gắn trên mình dế khiến chúng quay phải, quay trái, bò thẳng hay bò giật lùi.

Một giáo sư khoa học tại Ðại học Nhật Bản nói rằng côn trùng có thể làm những công việc mà con người không làm đươc. Họ làm thí nghiệm này để khiến công việc của con người trở nên phong phú. Trong vài năm nữa, những côn trùng điện tử sẽ được gắn máy ảnh hay những dụng cụ thăm dò để được dùng trong những công việc tế nhị như bò qua những đống gạch vụn trong một cuộc động đất để tìm kiếm nạn nhân.
Mũi người và Mũi Ðiện tử

Với mũi thường, chúng ta chỉ ngửi được 2,000 mùi khác nhau. Chúng ta ngửi mùi như sau: (1) Mùi vào lỗ mũi, (2) Dây thần kinh bắt mùi gây nên những Xung động để đáp ứng với những hoá chất trong mùi, (3) Những xung động này được đưa đến núm bắt mùi ở trong óc gồm có trên 50 triệu Dây Thần kinh Bắt Mùi, (4) Bộ não phân tách những hóa chất trong mùi, và (5) Bộ não nhận biết mùi.

Mũi Ðiện tử

Sau mười nghiên cứu, các khoa học gia đã chế tạo được một Hệ thống Bắt mùi khiến có thể ngửi được 10,000 mùi khác nhau. Kinh Pháp Hoa, trang 437-438 nói rằng những người thụ trì kinh này, trọn nên tám trăm tỵ công đức sẽ được ngửi trăm nghìn thứ mùi ở trong tam thiên Ðại Thế Giới. Họ có thể phân biệt được mùi của người, voi, ngựa, dê… và mùi của Thiên, của Bồ Tát và của Chư Phật.

Trong một loạt phim nói về Six-Million-Dollar-Man và Bionic Woman, khoa học tưởng tượng sẽ chế tạo được những người điện tử có mắt nhìn xa vạn dặm, tai nghe vạn dặm và chân đi vạn dặm.

Ngày nay, khoa học đã chế tạo được một thứ máy có thể ngửi được 10,000 mùi khác nhau. Như vậy kinh Pháp Hoa đâu có nói những điều hư vọng?

Ngoài ra, báo chí Anh Mỹ đã loan báo rằng trong tương lai gần, hai người có thể nói chuyện với nhau cách xa năm mươi cây số mà không cần điện thoại. Rồi phóng viên chiến trương chỉ cần đứng ở hậu phương cũng có thể chụp hình hay quay phim những cảnh chiến đấu ngoài mặt trận. Với lối ghép lăng kính mới, người ta có thể nhìn thấy một cây viết chì đặt trên mặt trăng. Các trường tiểu học sẽ dạy cho học sinh ngôn ngữ của chó mèo khiến một ngày nào đó chúng ta có thể nói chuyện được với súc vật. Tại sao súc vật hiểu được tiếng nói của chúng ta mà chúng ta không hiểu được ngôn ngữ của chúng?

Chúng ta sẽ thấy khoa học ngày càng thực hiện được những chuyện thần thông ngoài sức tưởng của loài người. Tuy nhiên, thần thông của khoa học chỉ là một thứ thần thông sơ đẳng, không thể theo kịp được với thần thông siêu đẳng và bất khả tư nghì của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Thần thông của khoa học là do sưu tầm và nghiên cứu mà được trong khi thần thông của những bậc đắc đạo là do Tự tánh mà có.

http://quangduc.com/khoahoc/67dpshk1.html#CYBERNATICS (4) (RÔ BÔ)