Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu tuệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Tu Tuệ - Bản Chất Của Mọi Hiện Tượng

9. Bản Chất Của Mọi Hiện Tượng


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông


Bản chất của mọi hiện tượng

BÌNH GIẢI

Tính cách tổng thể và các thành phần của hiện tượng
Sau khi trình bày về tính cách vô-ngã của con người (chương VIII trên đây) Tịch Thiên nêu lên tính cách vô-ngã của mọi hiện tượng bằng cách trước hết dựa vào bốn phép thiền định chú tâm - vào thân xác, giác cảm, tâm thức và các hiện tượng (tức là phép thiền định Satipatthana). Theo những gì nêu lên trong các tiết dưới đây thì trước hết chúng ta phải chú tâm vào bản chất thân xác của chính mình và suy nghiệm về những đặc tính tổng quát cũng như cá biệt của nó, chẳng hạn như quá trình già nua hay những thành phần uế tạp tạo ra thân xác vật chất (Phật Giáo xem các cấu hợp vật chất của thân xác là uế tạp, có nghĩa là "không tinh khiết")Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết trong phần dưới đây về phép thiền định này.
Một cách tổng quát, sự chú tâm vào thân xác hay là sự suy tư về bản chất của chính thân thể mình, là một phép thiền định được nêu lên trong các kinh sách Tiểu Thừa. Tuy nhiên sự suy tư đó cũng có thể được mở rộng hơn hướng vào bản chất của thân xác, giác cảm, tâm thức và mọi hiện tượng liên quan đến tất cả chúng sinh thật đông đảo và bất tận như không gian. Phép luyện tập tâm thức ấy cũng có thể xem như là của Đại Thừa (Tiểu Thừa chủ trương vô-ngã của con người, Đại Thừa mở rộng tính cách vô-ngã đó đối với tất cả mọi hiện tượng). Trong khi thiền định về Tánh Không của các yếu tố trên đây - tức thân xác, giác cảm, tâm thức và các hiện tượng - thì đấy là cách mà chúng ta hướng sự chú tâm của mình vào lãnh vực của sự thật tối hậu.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Tu Tuệ - 8. Bản Chất Và Sự Hiện Hữu Của Cái "Tôi"

8. Bản Chất Và Sự Hiện Hữu Của Cái "Tôi"


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông


Bản chất và sự hiện hữu của cái "tôi"

Lòng từ bi phát sinh từ sự thực hiện Tánh Không
 Long Thụ cho biết rằng Bồ Đề Tâm, (Bodhicitta) hay lòng mong ước đạt được Giác Ngộ vì sự an lành của tất cả chúng sinh, là nền tảng của sự tỉnh thức, thế nhưng sự ước vọng đó vẫn còn phải được bổ khuyết thêm bởi sự hiểu biết (tức là trí tuệ) thì mới có thể thực hiện được Tánh Không. Vì thế nếu muốn đạt được sự Giác Ngộ hoàn hảo thì chúng ta phải khơi động nền tảng đó của sự tỉnh thức trong lòng mình hầu giúp mình thực hiện mục tiêu mình mong cầu. Các ước vọng vị tha trên đây bắt nguồn từ "lòng Từ Bi rộng lớn" và yếu tố bổ sung không thể thiếu sót là sự hiểu biết siêu nhiên giúp thực hiện Tánh Không. Tóm lại cả ba thành phần đó - Bồ Đề Tâm, lòng Từ Bi rộng lớn, và sự hiểu biết siêu nhiên về Tánh Không - là cốt lõi của con đường đưa đến Giác Ngộ hoàn hảo. Tu tập về ba yếu tố đó sẽ giúp chúng ta đạt được thể dạng của sự hiểu biết toàn năng; thật vậy không sao có thể đạt được Phật Tính(thành Phật) nếu không thực hiện được ba yếu tố trên đây. Chúng ta có thể khẳng định rằng cả ba thể dạng đó của con đường là những điều kiện tối cần và đầy đủ nhằm giúp chúng ta đạt được thể dạng của một vị Phật.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Tu tuệ - 7. Tánh Không Theo Học Phái Trung Quán

7. Tánh Không Theo Học Phái Trung Quán



TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông


Tánh Không theo học phái Trung Quán


BÌNH GIẢI
Tâm thức của các vị A-la-hán
Theo Khentchen Kungzang Palden thì trong phần này Tịch Thiên đưa ra các luận cứ nhằm nêu lên tính cách thượng thặng của con đường Trung Quán.
Tiết 44. Đạo Pháp bắt nguồn từ cuộc sống xuất gia chân chính nơi tu viện, tuy nhiên nếu muốn trở thành một nhà sư chân chính thì không phải là chuyện dễ: khi tâm thức còn bám víu vào mọi khái niệm thì quả thật hết sức khó để đạt được niết bàn.
Tiết 45. (quan điểm Đại Tỳ Bà Sa Luận) Sự giải thoát sẽ hiện ra tức khắc sau khi buông xả mọi dục vọng.
(quan điểm Trung Quán) Thế nhưng người ta vẫn nhận thấy hậu quả của nghiệp luôn tiếp tục tác động ngay cả đối với những người không còn dục vọng nữa.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Tu Tuệ - Tính Cách Đích Thật Của Đại Thừa

6. Tính Cách Đích Thật Của Đại Thừa


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông 
(Bản dịch mới từ chương 1 đến chương 7)

6
Tính cách đích thật của Đại Thừa

Tạo ra nguyên nhân mang lại hạnh phúc

Trong tập Nhập Trung Quán Luận (Madhyamakavatara), Nguyệt Xứng (Chandrakirti) khẳng định rằng thế giới, trong đó gồm chúng sinh có giác cảm và môi trường sống của các chúng sinh ấy, là kết quả phát sinh từ một tổng thể kết hợp bởi vô số nguyên nhân và điều kiện. Khi nói lên điều ấy Nguyệt Xứng muốn nhấn mạnh đến sự kiện là nghiệp (karma) của chúng sinh là do rất nhiều nguyên nhân và điều kiện tạo ra. Mỗi cá thể (con người và sinh vật nói chung)sinh ra trong thế giới, tan rã và chấm dứt sự hiện hữu của mình - nếu nhìn vào chuỗi níu kéo liên tục (continuum) của các nguyên nhân và điều kiện (điều kiện ở đây có thể hiểu như là cơ duyên) thì chúng ta sẽ nhận thấy ngay đấy chính là nghiệp (và dòng níu kéo đó chính là sự luân lưu của nghiệp)và nghiệp thì cũng có thể là tiêu cực hay tích cực. Nghiệp tàng ẩn bên trong tâm ý và xu hướng của một cá thể, tức là những gì phản ảnh thể dạng tâm thức của cá thể ấy. Chúng ta đều hiểu rằng một thể dạng tâm thức bình lặng và cảnh giác sẽ mang lại các cảm nhận an bình và tích cực, trái lại một thể dạng tâm thức mang một xung năng tiêu cực tất sẽ đưa đến những cảm nhận đau buồn và khổ sở. Có rất nhiều kinh sách khác nhau ghi chép lại lời của Đức Phật dạy rằng tâm thức chính là kẻ sáng tạo ra tất cả chúng sinh có giác cảm, cõi luân hồi (samsara) và cả niết bàn (nirvana). Thật vậy, dưới một góc nhìn nào đó tâm thức quả đúng là kẻ sáng tạo ra luân hồi và cả niết bàn (khi tâm thức cảm nhận được sự an bình và phúc hạnh thì đấy là niết bàn, khi nó cảm nhận được sự đớn đau và sợ hãi thì đấy là cõi luân hồi).